1 kiloton bằng bao nhiêu tấn thuốc nổ năm 2024

Bom hạt nhân không chỉ có sức hủy diệt trên mặt đất mà còn thổi bụi phóng xạ chết người lên cao hàng chục kilomet vào khí quyển.

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Mỹ có khoảng 5.500 vũ khí hạt nhân, trong khi Nga có khoảng 6.000. "Vũ khí hiện đại mạnh gấp 20 đến 30 lần so với những quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Nếu Mỹ và Nga kích nổ tất cả những gì họ có, đó có thể là một sự kiện kết thúc nền văn minh", Tara Drozdenko, Giám đốc của Liên minh Chương trình an ninh toàn cầu, nói với Insider.

Khi một quả bom hạt nhân phát nổ, nó tạo ra một chớp sáng, một quả cầu lửa màu cam khổng lồ và các sóng xung kích lan rộng. Những người ở tâm vụ nổ (trong vòng nửa dặm đối với quả bom 300 kiloton) có thể bị giết ngay lập tức, trong khi những người ở vùng lân cận có thể bị bỏng độ 3.

Theo một ước tính từ AsapScience, một vụ nổ hạt nhân 1.000 kiloton có thể gây bỏng độ 3 ở cách xa 5 km, bỏng cấp độ 2 cách xa 6 km và bỏng cấp độ 1 cách xa tới 7 km. Những người ở xa 85 km cũng có thể bị mù tạm thời.

1 kiloton bằng bao nhiêu tấn thuốc nổ năm 2024

Mô phỏng bom hạt nhân phát nổ tại một thành phố lớn. Ảnh: Business Insider

Vụ nổ hạt nhân cũng tạo ra mây bụi và các hạt phóng xạ giống như cát phát tán vào khí quyển - được gọi là bụi phóng xạ hạt nhân. Tiếp xúc với bụi này có thể dẫn đến ngộ độc bức xạ, làm hỏng các tế bào của cơ thể và thậm chí là gây tử vong.

Mây bụi có thể cản ánh sáng mặt trời, khiến nhiệt độ giảm đột ngột và rút ngắn mùa sinh trưởng của các loại cây trồng cần thiết. Drozdenko cho biết, sản lượng cây trồng có thể sụt giảm đáng kể trong nhiều thập kỷ, dẫn đến nạn đói ở nhiều nơi.

Nếu một vũ khí hạt nhân 300 kiloton tấn công một thành phố có diện tích bằng thủ đô Washington D.C của Mỹ, rất nhiều cư dân sẽ không thể sống sót. Những người gần đó cũng sẽ phải đối mặt với thương tích nặng nề.

"Một liều lượng phóng xạ gây chết người sẽ bao phủ phần lớn thành phố và một chút ở Virginia. Bức xạ nhiệt, cái nóng, sẽ đi đến các vùng của Maryland, xa hơn một chút là tới Virginia, và tất cả những người trong khu vực đó sẽ bị bỏng độ 3", Drozdenko cho hay.

Các chuyên gia ước tính rằng một quả bom hạt nhân duy nhất có thể giết chết khoảng 300.000 người ở khu vực Washington và làm nhiều người khác bị thương. Tùy thuộc vào số lượng bom rơi và sức công phá của các vụ nổ, số lượng người thiệt mạng có thể lên đến hàng triệu.

"Vũ khí càng lớn thì bán kính thiệt hại càng lớn", Drozdenko nói thêm. Sức công phá của một quả bom hạt nhân cũng phụ thuộc vào cách nó được kích nổ.

Nếu vũ khí tấn công đất liền, vụ nổ sẽ tạo ra nhiều bụi phóng xạ hơn do bụi bẩn và các vật liệu khác bị ném vào bầu khí quyển, nhưng nếu một quốc gia kích nổ quả bom giữa không trung, các sóng xung kích chạm tới mặt đất sẽ bật ra và khuếch đại lẫn nhau, kéo theo sức phá hủy rộng lớn hơn nhiều. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, "vụ nổ trên không" này cũng có thể đưa vật liệu phóng xạ cao tới 80 km vào bầu khí quyển.

Các quốc gia dựa vào mô phỏng và thử nghiệm vũ khí để dự đoán những tác động này, nhưng rất khó để biết một cuộc tấn công hạt nhân thời hiện đại sẽ diễn ra như thế nào trong đời thực.

"Không có tiền lệ lịch sử nào cho việc này", Drozdenko nói thêm: "Lần duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng trong một cuộc xung đột là Thế chiến II".

Theo bài viết, từ năm 1945 đến 1992, Mỹ đã tiến hành 1.032 vụ thử hạt nhân. Phần lớn các vụ thử hạt nhân của Mỹ được thực hiện ở giữa sa mạc tại bãi thử Nevada (NTS). NTS là nơi diễn ra 699 vụ thử hạt nhân cả trên mặt đất và dưới lòng đất. Sức công phá trung bình của các vụ thử này là 8,6 kiloton (1 kiloton tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT). Từ thành phố Las Vegas, cách NTS khoảng 104km về hướng đông nam cũng có thể quan sát thấy các vụ thử này.

Một số lượng lớn các vụ thử hạt nhân còn lại của Mỹ diễn ra trên các đảo: Bikini, Enewetak, Johnston và Christmas ở Thái Bình Dương. Theo Tạp chí National Interest, các vụ thử hạt nhân của Mỹ tại Thái Bình Dương gây chú ý không chỉ vì những hình ảnh thu được khiến dư luận phải kinh ngạc mà còn vì việc di dời toàn bộ cư dân bản địa ở các hòn đảo kể trên. Những ai vô tình ở trong khu vực bị ảnh hưởng của các vụ thử này đều bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức nguy hiểm. Năm 1954, tàu cá Daigo Fukuryu Maru của Nhật Bản đã vô tình đi vào khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ thử hạt nhân thứ hai của Mỹ mang mật danh Castle Bravo có sức công phá lên tới 15 megaton (1 megaton tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT). Hậu quả là một thủy thủ trên tàu tử vong tại chỗ trong khi những người sống sót còn lại bị bệnh tật đeo bám do phơi nhiễm phóng xạ.

Theo Tạp chí National Interest, vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Mỹ diễn ra vào tháng 11-1952 ở đảo Enewetak. Vụ thử mang mật danh Ivy Mike này có sức công phá 10,4 megaton trong khi sức công phá của quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai chỉ xấp xỉ 18.000 tấn TNT. Đây là vụ thử hạt nhân lớn nhất thế giới tính tới thời điểm lúc bấy giờ khi tạo ra quả cầu lửa rộng gần 2,9km và đám mây hình nấm cao hơn 41km.

Tạp chí National Interest cho biết, vào năm 1962, Mỹ đã tiến hành một loạt các vụ thử hạt nhân trên không, trong đó phải kể đến vụ thử mang mật danh Starfish Prime được thực hiện ngoài khơi đảo Johnston với việc một quả rocket Thor thả đầu đạn nhiệt hạch W49 ở độ cao hơn 400km. Vụ thử có sức công phá tương đương 1,4 megaton, tạo ra xung điện từ lan tỏa khắp phía đông Thái Bình Dương, khiến 300 đèn cao áp và một tổng đài điện thoại tại Hawaii cách đó gần 1.300km bị ngắt, đồng thời kích hoạt chuông chống trộm và làm cửa garage của nhiều nhà dân tự động mở.

Mỹ thực hiện các vụ thử hạt nhân không chỉ giới hạn ở Thái Bình Dương và NTS. Theo Tạp chí National Interest, vào tháng 10-1964, vụ thử mang mật danh Salmon có sức công phá 5,3 kiloton đã được tiến hành tại một khu vực chỉ cách thành phố Hattieburg của bang Mississippi khoảng 45km về phía tây nam. Trong khi đó, vào năm 1967, Mỹ đã thực hiện một vụ thử hạt nhân có sức công phá 29 kiloton ở độ sâu hơn 1,2km gần thành phố Farmington của bang New Mexico với mục đích tìm hiểu xem vụ thử có làm phát lộ các mỏ khí đốt hay không. Sau khi vụ thử này thất bại, Mỹ tiếp tục thực hiện hai vụ thử khác gần bang Colorado với mật danh Rulison và Rio Blanco. Mặc dù vụ thử Rulison đã thành công nhưng do tình trạng nhiễm phóng xạ nặng nề, người ta đã không thể khai thác các mỏ khí đốt bị phát lộ.

Theo Tạp chí National Interest, trong những năm đầu khi tiến hành thử hạt nhân, Chính phủ Mỹ nhận định rằng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng trên chiến trường và quân đội Mỹ phải làm quen với việc hoạt động trên một “chiến trường hạt nhân”. Trong vụ thử Big Shot vào năm 1952, 1.700 lính bộ binh Mỹ đã trú ẩn trong các chiến hào cách tâm vụ nổ có sức công phá 33 kiloton chỉ chưa đầy 7km. Sau vụ thử, các binh lính đã tiến hành một cuộc tấn công giả định trong phạm vi 160m của ground zero (địa điểm trên mặt đất nằm gần nhất với vị trí xảy ra vụ nổ hạt nhân). Kết quả sau đó cho thấy sự gia tăng đáng kể các bệnh bạch cầu, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư mũi ở những binh lính này.

Mỹ chấm dứt các vụ thử hạt nhân vào năm 1992. Vào năm 2002, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ ước tính hầu hết người dân xứ cờ hoa sống từ năm 1951 đều bị phơi nhiễm bụi phóng xạ. “Tất cả vụ thử hạt nhân của các quốc gia có thể là nguyên nhân khiến 11.000 người thiệt mạng chỉ riêng ở Mỹ. Mỹ đã học được nhiều điều về việc làm sao có thể chế tạo ra những vũ khí hạt nhân tin cậy và an toàn, cũng như về tác động của chúng tới đời sống con người và môi trường. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Mỹ đã phải trả một cái giá khủng khiếp”, Tạp chí National Interest nhận định.