1 lớp đại học có bao nhiêu sinh viên

Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 07/08/2021) quy định về khối lượng học tập, trong đó:

Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:

- Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;

- Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;

Đối với học kỳ chính, đăng ký học diễn ra trước khi học kỳ bắt đầu và được phân lịch cho sinh viên từng khóa, được chia thành 4 đợt như sau:

-      Đầu tiên là đăng ký các lớp học phần ghép thành nhóm cơ bản, gọi tắt là “đăng ký theo nhóm”. “Đăng ký theo nhóm” là những sinh viên chưa học hết thời gian thiết kế của chương trình đào tạo đăng ký các lớp học phần mở cho ngành & khóa của mình. Nếu có nhiều sinh viên hơn số lượng tối đa của phòng học thì sẽ có hơn 1 nhóm cơ bản và sinh viên có quyền chọn 1 trong số các nhóm cơ bản. Đợt “đăng ký theo nhóm” dành sự ưu tiên cao nhất cho sinh viên đúng ngành/ khóa theo lịch đăng ký: đảm bảo tuyệt đối sinh viên đúng ngành/khóa “có chỗ” trong các lớp được mở. Có thể xảy ra tình trạng có sinh viên không thể học được tất cả các học phần thuộc nhóm cơ bản, nếu như sinh viên chưa đủ điều kiện học do thiếu học phần ràng buộc nó.

-      Tiếp theo là đăng ký các lớp học phần mở cho các ngành cùng khóa, gọi tắt là “đăng ký theo khóa”. “Đăng ký theo khóa” là sinh viên chưa học hết thời gian thiết kế của chương trình đào tạo đăng ký các lớp học phần mở cho ngành khác nhưng cùng với khóa của mình, nếu lớp đó còn chỗ.

-      Tiếp đến là đăng ký các lớp học phần có ở các ngành/ khóa khác, gọi tắt là “đăng ký toàn trường”. “Đăng ký toàn trường” là sinh viên đăng ký vào bất kỳ lớp nào mà sinh viên cần học, nếu lớp đó còn chỗ. “Hiệu chỉnh đăng ký” thực chất là đợt kéo dài của “Đăng ký toàn trường”.

-      Sau cùng là “hiệu chỉnh đăng ký”: sinh viên đăng ký thêm, đổi sang lớp khác, bỏ bớt lớp đã đăng ký. Đợt này thực hiện trước khi học kỳ mới bắt đầu 1 tuần.

Khi sinh viên đăng ký học, hệ thống sẽ kiểm soát không cho trùng kế hoạch học tập/ thời khóa biểu, không cho vượt quá số tín chỉ quy định, xác định học phần học lần đầu hay học lần thứ 2 trở đi, xác định học phí và điều kiện ràng buộc giữa các học phần.

Ngoài các lớp mở theo kế hoạch, tùy điều kiện cụ thể mà trong học kỳ chính Trường còn có thể mở lớp bổ sung.

Khi nhập học sinh viên cùng ngành được xếp vào một lớp cụ thể theo ngành học gọi là “lớp sinh viên”. Lớp sinh viên duy trì trong cả khoá học, có ký hiệu lớp, có hệ thống cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Hội sinh viên và Giảng viên chủ nhiệm/ cố vấn học tập. Sinh viên đã học hết thời gian thiết kế của khóa học thì sinh hoạt với sinh viên ở lớp sinh viên cùng ngành ở khóa sau.

Thầy cô cho em hỏi: Chương trình học ở đại học có gì khác so với chương trình Trung học phổ thông không ạ?

Câu hỏi này có hữu ích không?

Vui lòng đăng nhập để đánh giá câu hỏi này!

1 trong số 1 đánh giá câu hỏi này hữu ích!

1 lớp đại học có bao nhiêu sinh viên

Gửi 3 năm trước

Đào tạo đại học

1 câu trả lời

Đăng nhập hoặc Đăng ký để tham gia bình luận

Chào em,

Chương trình học Đại học tất nhiên KHÁC so với Trung học phổ thông.

Những điểm khác đó là:

1. Thời gian LINH ĐỘNG hơn

Nếu như ở thời THPT, lịch học của em kín hết từ Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần, đến Chủ nhật còn phải đi học thêm, chỗ nào hở thì phải tìm cách lấp kín nó lại thì ở đại học, thời gian khá là thoải mái cho sinh viên. Thời gian biểu ở đại học vô cùng linh động, em có thể lựa chọn thời gian học cho từng môn dựa theo việc đăng kí tín chỉ sao cho phù hợp với mình nhất để tham gia và các hoạt động ngoại khóa cũng như việc làm bên ngoài. 

2. Hầu như không có bố mẹ QUẢN THÚC. Tất cả là sự TỰ GIÁC

Cảnh tượng bị bố mẹ và thầy cô giám sát từ đầu đến đuôi sẽ biến mất khi trở thành sinh viên. Em sẽ được thỏa sức làm những việc mình thích, tự chi tiền cho những thứ mình cần. Tuy nhiên, em sẽ tự học cách quản lí thời gian và chi tiêu của mình. Đây là điều sẽ giúp em trưởng thành hoặc ngược lại là những buổi đi la cà với lũ bạn tới khuya hay ngủ cả ngày mà không bị ai quản thúc... Môi trường học ở đại học sẽ rất phù hợp với những bạn có tính tự lập cao.

3. TỰ HỌC là chính. Không có chuyện thầy cô đọc cho chép

Giáo viên đứng trên bục giảng chép bài lên bảng, học trò dưới cặm cụi chép theo là một hình thức khá phổ biến ở các trường THPT. Điều này tạo ra sự thụ động và cứng nhắc, biến các học sinh trở thành những người máy chỉ biết làm theo chứ không biết suy nghĩ. Khi bước vào môi trường đại học, em sẽ phải học cách vừa nghe giảng, vừa chép bài và vừa suy nghĩ đặt vấn đề. Ngoài ra, lượng kiến thức ở đại học là vô cùng lớn và cũng không có lớp học thêm bên ngoài như THPT, do đó em sẽ phải tự thân tìm tòi khám phá rất nhiều, không phải chỉ kiến thức chuyên môn mà còn là các kĩ năng mềm và kinh nghiệm làm việc nữa.

4. Học bù, học vượt, học cải thiện, học lại

Đây là điều vô cùng thú vị ở đại học. Sinh viên có thể tự đăng kí và sắp xếp thời gian biểu các môn học nằm trong phạm vi chương trình cho mình. Thậm chí, nếu bị điểm thấp bị rớt môn, thì người học hoàn toàn có thể đăng kí học cải thiện hay học lại, vấn đề ở chỗ chi phí không hè rẻ chút nào. Ngược lại, theo quy chế ở chương trình THPT, lịch học thì do trường quy định và điểm là điểm, bất di bất dịch, không thể thay đổi. Bị điểm kém là bị điểm kém, không có chuyện "quay ngược thời gian", "giá như cho em làm lại"...!

5. Thầy cô là BẠN, không phải Cha mẹ

Ở thời THPT, giáo viên rất quyền lực, lời nói thét ra lửa và có 2 món bảo bối rất lợi hại đó là sổ đầu bài và số điện thoại người thân. Nhưng may mắn thay, những thứ trên sẽ hoàn toàn biến mất khi bước vào giảng đường đại học. Các giảng viên sẽ là những người bạn đồng hành cùng sinh viên xuyên suốt môn học, sẽ không còn khoảng cách nào nữa. Sinh viên có thể tự do tranh luận, trao đổi vấn đề và nêu chính kiến cá nhân với giảng viên của mình. Thầy cô không chỉ truyền tải kiến thức mà còn có thể tiếp nhận thêm kiến thức mới ngay từ chính sinh viên của mình. Một môi trường vô cùng tuyệt vời để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau.

6. Rất nhiều Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ theo sở thích

Đại học là môi trường giúp cho sinh viên cải thiện được những kĩ năng mềm cần thiết. Em sẽ được tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm, các chiến dịch tình nguyện. Đây là những hoạt động giúp cho em cải thiện được những kĩ năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm. Em sẽ được trãi nghiệm với những chuyến đi đến những miền quê trong chiến dịch Mùa Hè Xanh hay những ngày chạy dự án vất vả. Tất cả sẽ giúp em trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan trọng hơn hết, em sẽ có được những kỉ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên của mình.

7. Tạm biệt đồng phục, được ĂN MẶC tùy ý

Em sẽ chia tay với đồng phục thân thương và đầy kỉ niệm ở thời học sinh. Thay vào đó, em sẽ được diện những bộ quần mà mình thích khi lên đại học. Mỗi người mỗi phong cách ăn mặc khác nhau. Nhưng không cần những trang phục lộng lẫy hay quá cầu kì, em chỉ cần ăn mặc làm sao cho dễ nhìn, có thiện cảm một chút là được.

Vẫn còn nhiều sự khác biệt nữa giữa thời sinh viên và học sinh. Đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, hãy sống - học tập - làm việc làm sao cho thật xứng đáng nhé!