1 lượt tải trên ch play được bao nhiêu tiền năm 2024

Tình hình mình thấy có rất nhiều anh em viết ứng dụng đưa lên chợ mà không có lượt tải hoặc rất ít lượt tải(ngày mấy chục) . Trung bình một ngày trên chợ có khoảng 15000 ứng dụng mới(con số tiếp tục tăng) , nhưng chỉ có 38% trong số đó có trên 500 lượt tải , còn lại 62% ứng dụng gần như không có lượt tải.

Với hai năm trong thị trương mobile và đã đưa được hơn 10 ứng dụng có trên 100.000 lượt tải(và cũng 3 lần bị google play ban tài khoản), Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với anh em một số kinh nghiệm để đưa ứng dụng đến với khách hàng, biết đâu với chút may mắn bạn có thể là Hà Đông thứ 2.hihi

Đây là những cách cơ bản mà tôi đã học được và áp dụng cho những ứng dụng của mình, nếu bạn có thêm những cách hay hơn thì hãy chia sẽ cho anh em nhé

1. Icon trong chợ

- Sự tương tác với người dùng khi lần đầu tiên họ thấy ứng dụng của bạn là icon, vì vậy hãy thiết kế icon thật đơn giản, dễ hiểu, gây ấn tượng, gây liên tưởng….vv

- Vì trên adroid có rất nhiều độ phân giải màn hình, nên nếu bạn để icon ở dạng jpg thì sẽ có nhiều phone icon bạn sẽ bị vỡ, trông rất xấu. Hãy dùng phần mềm AI thiết kế icon, thì icon sẽ ở dạng vector và sẽ ko bị vỡ hình

2.Tên ứng dụng

- Người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm trên chợ là rất nhiều, vì vậy việc đặt tên theo xu hướng tìm kiếm của người dùng sẽ được tiếp xúc với họ nhiều hơn ví dụ: Đột kích, sách nói, đọc báo, từ điển, ……..vvv

- Tiêu đề là nơi google đánh giá mạnh nhất về yếu tố seo của ứng dụng , nên hãy dành thời gian cho việc đặt tên(bạn có thể sử dụng công cụ google hotrends và google adword để đo lường từ khoá)

- Nếu bạn có đủ tiền để quảng cáo, hoặc đưa sản phẩm lên nhiều lượt down, thì tên sản phẩm tuỳ bạn đặt nhưng nên dễ phát âm, dễ hiểu đến vấn đề, khoảng từ 5 âm trở xuống,..vv

3.Mô tả

- Màn hình trên mobile nhỏ hơn so với máy tính nên mô tả ngắn sẽ thu hút người đọc hơn(khoảng 100 từ đổ lại)

- Trong mô tả nên đưa từ khoá tìm kiếm vào. Ví dụ: đây là game dành cho bé rất tuyệt vời. bạn được từ khoá game dành cho bé.

- Bạn nên tuân thủ các quy tắc viết mô tả của google play (tôi đã 2 lần bị ban account vì vi phạm quy tắc)

- Nếu bạn hướng tới thị trường nước ngoài hãy dùng google dịch, dịch sang tiếng các nước khác, hoặc có thể thuê dịch vụ trên mạng khoảng 10usd cho một ngôn ngữ (http://www.oneskyapp.com/)

4.Lượt đánh giá

- Google và app đánh giá rất cao lượt rate để xếp hạng game của bạn vào các top, bạn nên để trong game một nút đánh giá

5.Google +

G+ cũng là một yếu tố mà google đánh giá quan trọng

6.Quảng cáo facebook

- Hiện tại facebook cung cấp dịch vụ facebook mobile install, dịch vụ có những ưu điểm sau:

+ Quảng cáo hiển thị trên mục newfeeds của người dùng di động rất tiện cho việc khách hàng click sang app store hoặc google play

+ Chọn được hệ điều hành(ios hoặc adroid)

+ Lựa chọn được khách hàng : theo tuổi , theo giới tính, theo trình độ, theo địa điểm, theo sở thích,….vv

+ Sử dụng dịch vụ rất tiện lợi và có khách hàng ngay lập tức

- Nếu bạn không thành thạo hoặc chưa biết nhóm khách hàng của mình thì có thể những công ty chạy hộ bạn. Jingle là công ty mình thấy có giá trên 1 lượt down load khá rẻ .(jingle.vn)

7. Chiến lược đưa app vào top

- Đây là một trong những chiến lược đòi hỏi bạn có 1 số tiền, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài

- Trong những ngày đầu tiên bạn đưa số lượt tải lên cao bạn sẽ có khả năng vào top new free của tất cả, new free của mục game mà bạn chọn

- Việc vào top new free sẽ giúp bạn tăng lượt tải vì người dùng có xu hướng thích dùng app mới,

- Trong một tháng đầu từ khi up sản phẩm là rất quan trọng, vì google rất ưu tiên ứng dụng mới, nếu có lượt tải bạn sẽ được giới thiệu nhiều hơn đến người dùng

- Đến một mức down load bạn sẽ vào top ở tất cả, việc vào top này sẽ mang lại cho bạn hàng nghìn lượt down mỗi ngày.

8. Adroid Review

- Quảng cáo , viết bài nên báo chí

- Viết bài Pr tại các diễn đàn mà khách hàng mục tiêu của mình hay vào

- Kết hợp với tất cả 7 cách trên , đảm bảo bạn sẽ có hàng nghìn lượt tải (nhưng mình không đảm bảo bạn sẽ lãi đâu nhé, vì còn tuỳ thuộc vào khả năng thu tiền ứng dụng của bạn)

Trọng tâm trong sứ mệnh của chúng tôi là giúp nhà phát triển đổi mới và phát triển. Chúng tôi sẽ không ngừng đầu tư vào nền tảng, công cụ và dịch vụ của mình để hỗ trợ họ. Chúng tôi giúp nhà phát triển dễ dàng phân phối ứng dụng của họ cho hàng tỷ người dùng Android cũng như nhận thanh toán từ người dùng trên khắp thế giới qua phương thức thanh toán họ mong muốn và theo địa phương.

Ngoài ra, Google Play còn cung cấp các giúp nhà phát triển quản lý bản phát hành ứng dụng cũng như khai thác cơ hội quảng bá và khuyến khích người dùng quay trở lại trong Cửa hàng Play. Chúng tôi cũng cung cấp các công cụ giúp chạy thử nghiệm và tối ưu hoá hiệu suất, tính năng phân tích dữ liệu, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, nội dung đào tạo miễn phí thông qua Học viện Play, v.v.

Phát triển ứng dụng

Các công cụ cho Android

Chúng tôi cung cấp các công cụ và tài nguyên giúp nhà phát triển xây dựng trải nghiệm được mọi người yêu thích, nhanh hơn, dễ dàng hơn và dùng được trên mọi thiết bị Android. Ví dụ: Android Studio là Môi trường phát triển tích hợp chính thức cho hoạt động phát triển ứng dụng Android. Tại đây có mọi thứ bạn cần để tạo ứng dụng Android, bao gồm cả chỉ mục SDK cho các phần phụ thuộc phổ biến, thông tin chi tiết của Firebase Crashlytics về chất lượng ứng dụng cũng như trình mô phỏng thiết bị ảo.

Học viện Google Play

Chúng tôi cung cấp nội dung đào tạo miễn phí thông qua Học viện Google Play cho nhà phát triển, doanh nhân, cũng như nhà tiếp thị ứng dụng và trò chơi trên Google Play. Học viện Play mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất ứng dụng mới và đầy tham vọng, chia sẻ kiến thức và các phương pháp hay nhất để xây dựng mô hình kinh doanh thành công cho ứng dụng hoặc trò chơi, đồng thời liên tục cập nhật cho nhà phát triển về những thay đổi mới nhất liên quan đến các công cụ của chúng tôi. Nhà phát triển cũng có thể tìm hiểu về cách thiết kế ứng dụng, chuẩn bị phát hành và tăng khả năng người dùng nhìn thấy ứng dụng. Học viện Google Play cũng đưa ra các khoá đào tạo dành cho những nhà phát triển muốn mở rộng sang các thị trường mới, thông qua các khoá học mang chủ đề Vươn ra toàn cầu: Nhật Bản, Mỹ La-tinh, Đông Nam Á và Tây Âu.

Thử nghiệm ứng dụng

Chúng tôi hỗ trợ nhà phát triển thử nghiệm beta ứng dụng của họ với một nhóm nhỏ người dùng. Nhà phát triển có thể thu thập ý kiến phản hồi riêng tư hoặc trực tiếp trả lời người thử nghiệm ứng dụng thông qua Play Console. Trong đó có cả hoạt động thử nghiệm các phiên bản ứng dụng mới trước khi phát hành. Ngoài ra, nhà phát triển có thể cung cấp phiên bản thử nghiệm của ứng dụng cho người dùng trên Google Play để thu thập ý kiến phản hồi ban đầu hoặc theo dõi các chỉ số trong ứng dụng trước khi phát hành.

Báo cáo trước khi ra mắt

Khi chạy quy trình thử nghiệm ứng dụng với một nhóm người thử nghiệm bất kể quy mô, nhà phát triển có thể thiết lập và chạy báo cáo trước khi ra mắt để xác định mọi vấn đề mà ứng dụng gặp phải trước khi phát hành. Báo cáo trước khi ra mắt giúp phát hiện những vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như độ ổn định, hiệu suất và khả năng bảo mật của ứng dụng.

Tối ưu hoá hiệu suất của ứng dụng

Chúng tôi cung cấp công cụ thông tin chi tiết về hiệu suất để hỗ trợ nhà phát triển đo lường cũng như tối ưu hoá hiệu suất của ứng dụng và trò chơi. Nhờ đó, họ có thể tăng chất lượng video và giảm độ trễ. Dịch vụ này cho phép các nhà phát triển phân tích dữ liệu trên nhiều thiết bị Android.

Sự an toàn

Quyền riêng tư và khả năng bảo mật cho người dùng

Chúng tôi mang đến một môi trường an toàn và bảo mật để tải ứng dụng xuống, nhờ vậy mà người dùng ứng dụng ngày càng tin tưởng. Mọi ứng dụng được phân phối thông qua Google Play (bao gồm cả ứng dụng của Google) đều phải tuân thủ Chính sách của Play. Chính sách của Google Play bao gồm cả những chính sách liên quan đến hoạt động sử dụng và xử lý dữ liệu người dùng. Chúng tôi công bố thông tin để giúp người dùng nắm được loại thông tin được thu thập, lý do thu thập cũng như cách người dùng có thể cập nhật, quản lý, xuất hoặc xoá thông tin của họ.

Quét ứng dụng để ngăn cài đặt phần mềm độc hại

Google Play Protect quét thiết bị Android để cảnh báo người dùng nếu ứng dụng nào đó chứa phần mềm độc hại đã biết, bất kể ứng dụng đó được tải xuống qua Play, cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba hay không qua cửa hàng.

Chúng tôi cũng cung cấp cho nhà phát triển một API để giúp họ đảm bảo rằng máy chủ của họ tương tác với phiên bản ứng dụng chính thức của nhà phát triển trên thiết bị Android chính hãng. Việc này giúp bảo vệ nhà phát triển khỏi các mối đe doạ về bảo mật và lừa đảo thông qua SafetyNet.

Phân phối ứng dụng

Phân phối trên toàn cầu

Thông qua Google Play, nhà phát triển có thể phân phối ứng dụng và bản cập nhật ứng dụng cho hơn 3 tỷ người dùng trên hàng nghìn thiết bị của hàng trăm nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ở hơn 190 quốc gia, cũng như có thể phân phối ứng dụng đến một số quốc gia cụ thể. Ví dụ: nhà phát triển có thể tạo tối đa 50 trang thông tin tuỳ chỉnh trên Cửa hàng Play để điều chỉnh trang thông tin ứng dụng của họ cho phù hợp với quốc gia cụ thể. Nhà phát triển cũng có thể cá nhân hoá ứng dụng bằng cách tuỳ chỉnh trang thông tin trên Cửa hàng Play và nhắm đến một số đối tượng cụ thể bằng cách thay đổi giao diện của ứng dụng.

Nhà phát triển cũng có thể phân phối hiệu quả và an toàn các bản cập nhật cho ứng dụng của họ khi có tính năng và chức năng mới. Bản cập nhật ứng dụng giúp nhà phát triển duy trì tương tác với người dùng, đồng thời hỗ trợ bảo mật hệ sinh thái khi các mối đe doạ mới xuất hiện.

Tải ứng dụng xuống theo quốc gia

Nhà phát triển có thể nắm được thông tin chi tiết về những quốc gia có nhiều lượt cài đặt ứng dụng nhất cũng như thông tin chi tiết về số lượt tải xuống theo ngôn ngữ cụ thể. Thông qua Play Console, nhà phát triển có thể xem xét báo cáo về số lượt cài đặt, gỡ cài đặt, điểm xếp hạng, doanh thu và sự cố để giúp theo dõi hiệu suất của ứng dụng.

Nhà phát triển có thể sử dụng công cụ nghiên cứu giàu tính tương tác của Google (“Think with Google”) để có được:

  • hướng dẫn về cách tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng;
  • mẹo tiếp thị;
  • công cụ dành cho nhà phát triển để thu hút người dùng nhờ việc nắm được thông tin nhân khẩu học của người dùng ứng dụng; và
  • số liệu thống kê cho nhà phát triển về mối quan tâm của người dùng ở một khu vực hoặc quốc gia cụ thể, cùng những yếu tố khác.

Dịch vụ dịch giúp bản địa hoá ứng dụng quốc tế

Thông qua dịch vụ dịch của Google, ứng dụng có thể được dịch sang lên đến 48 ngôn ngữ. Chúng tôi cũng đưa ra đề xuất cho nhà phát triển về những nơi mà họ nên ưu tiên cung cấp bản dịch bản địa hoá cho ứng dụng. Chúng tôi đã tạo ra một trang cung cấp các mẹo để thành công tại một số khu vực cụ thể (Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA), Mỹ La-tinh và Bắc Mỹ). Những bài viết này giải thích cách bản địa hoá ứng dụng thông qua việc phát hành bằng một trong các ngôn ngữ bản địa và triển khai chương trình quảng bá trong các dịp lễ.

Điểm xếp hạng và bài đánh giá ứng dụng

Chúng tôi cung cấp nhiều công cụ để nhà phát triển tối ưu hoá ứng dụng dựa trên ý kiến phản hồi của người dùng thông qua điểm xếp hạng và bài đánh giá. Ví dụ: chúng tôi cung cấp cho nhà phát triển thông tin tổng quan về điểm xếp hạng ứng dụng, bài đánh giá của từng người dùng và dữ liệu tổng hợp về bài đánh giá ứng dụng. Chúng tôi cũng đưa ra hướng dẫn cho nhà phát triển thiết lập lời nhắc tự động cho người dùng về việc đưa ra điểm xếp hạng và bài đánh giá trong ứng dụng nhằm cung cấp ý kiến phản hồi. Chúng tôi cũng cung cấp các công cụ giúp nhà phát triển thử nghiệm tính năng này.

Phân tích mức độ tương tác của người dùng

Tháng 3 năm 2021, Google Play Console ra mắt một số chỉ số mới để đánh giá ứng dụng và trò chơi. Với những chỉ số này, nhà phát triển có thể đánh giá xu hướng tương tác và kiếm tiền của ứng dụng hoặc trò chơi của họ so với điểm chuẩn. Trong đó có cả số liệu thống kê về số người dùng mở một ứng dụng mỗi tháng và số liệu thống kê về số người dùng tăng thêm mỗi tháng. Các chỉ số này bổ sung cho dữ liệu và báo cáo khác mà nhà phát triển truy cập được trong Google Play Console.

Khám phá ứng dụng

Chúng tôi đưa ra các mẹo giúp ứng dụng của bạn dễ được người dùng tìm thấy trên Google Play, trong đó có cả cách xây dựng trang thông tin trên Cửa hàng Play, cách làm nổi bật ứng dụng nhờ đồ hoạ và cách đa dạng hoá đối tượng. Chúng tôi cũng cung cấp thông tin về cách giúp ứng dụng dễ được phát hiện hơn cũng như cách xếp hạng ứng dụng trong kết quả tìm kiếm.

Không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi còn hỗ trợ hoạt động khám phá ứng dụng qua việc nhắm mục tiêu cho chương trình quảng bá ứng dụng cũng như giúp người dùng khám phá ứng dụng và trò chơi mà có thể họ sẽ thích trong số hàng triệu ứng dụng có mặt trên Google Play. Chúng tôi cân nhắc một số yếu tố khi sắp xếp và xếp hạng ứng dụng và trò chơi, trong đó có mức độ liên quan đối với người dùng, trải nghiệm người dùng và giá trị biên tập.

Chúng tôi cũng giúp người dùng bằng cách đề xuất các ứng dụng phù hợp khi họ truy cập Google Play. Nhờ vậy, nhà phát triển có thể tiếp cận người dùng mới.

Hoạt động thương mại trên Play

Công cụ kiếm tiền

Hệ thống thanh toán của Google Play giúp nhà phát triển bán sản phẩm và nội dung kỹ thuật số một cách liền mạch trong ứng dụng của họ, bao gồm cả nội dung trong ứng dụng như tiền trong trò chơi hoặc gói thuê bao.

Thông tin rõ ràng và tin cậy về giá

Chúng tôi cung cấp các công cụ giúp nhà phát triển thiết lập giá cho ứng dụng, tạo điều kiện để nhà phát triển dễ dàng đặt giá cho ứng dụng trên toàn cầu hoặc theo quốc gia, cũng như sử dụng mẫu đặt giá để đơn giản hoá quy trình đặt giá cho ứng dụng trên Play Console.

Ví dụ: nhà phát triển có thể đặt giá cho ứng dụng, thay đổi giá của ứng dụng và tạo chương trình giảm giá hoặc chương trình quảng bá bất kỳ cho ứng dụng. Nhà phát triển cũng có thể thiết lập gói thuê bao và thay đổi giá của mặt hàng trong ứng dụng. Nhờ đó, họ có thể linh hoạt điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ của mình cho phù hợp.

Quản lý gói thuê bao trên Play

Chúng tôi hỗ trợ người dùng huỷ, tạm dừng hoặc thay đổi gói thuê bao trên Google Play sao cho thuận tiện. Đây là một trong những dịch vụ được tích hợp vào hệ thống thanh toán của Google Play.

Hỗ trợ của Google về việc hoàn tiền

Nhà phát triển có thể dễ dàng quản lý đơn đặt hàng của ứng dụng và nhanh chóng hoàn tiền cho người dùng. Trên trang web hoặc ứng dụng Play Console, nhà phát triển có thể xem các đơn đặt hàng của ứng dụng, hoàn tiền và quản lý hoạt động huỷ gói thuê bao đối với mặt hàng mà người dùng đã mua.

Quản trị

Tổng quan về bản cập nhật ứng dụng

Thông qua Google Play Console, nhà phát triển có thể xem dữ liệu dựa trên phiên bản ứng dụng theo kênh phân phối. Nhà phát triển cũng có thể xem thông tin tổng quan về nhật ký cập nhật ứng dụng. Nhà phát triển có thể dùng thông tin này để không ngừng cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mà ứng dụng của họ cung cấp.

Trang tổng quan Play Console tuỳ chỉnh được

Dựa trên ý kiến phản hồi của nhà phát triển, chúng tôi tạo ra một cách để nhà phát triển tuỳ chỉnh chế độ xem các chỉ số hiện có trong Play Console nhằm đo lường hiệu suất của ứng dụng. Nhà phát triển có thể ghim các chỉ số tuỳ ý. Việc này giúp nhà phát triển nhanh chóng và thuận tiện theo dõi cũng như hành động đối với những chỉ số mà họ quan tâm.

Giao diện nhất quán cho nhà phát triển trên toàn cầu

Google Play Console cung cấp giao diện nhất quán trên toàn cầu để nhà phát triển tải ứng dụng lên và quản lý ứng dụng. Nhà phát triển được hưởng lợi qua các tính năng giúp cải thiện chất lượng ứng dụng, thu hút người dùng ứng dụng, kiếm doanh thu, v.v.

Công cụ so sánh với nhóm ứng dụng ngang hàng

Nhà phát triển có thể dễ dàng so sánh ứng dụng của họ với các ứng dụng khác mà họ chọn. Họ có thể thực hiện việc này nhờ thiết lập nhóm ứng dụng ngang hàng tuỳ chỉnh, bằng cách chọn một nhóm ứng dụng cụ thể rồi so sánh ứng dụng của họ với các ứng dụng trong nhóm cụ thể đó. Nhà phát triển có thể chỉnh sửa nhóm ứng dụng ngang hàng tuỳ chỉnh để so sánh Android vitals tối đa 3 lần mỗi tháng. Đây là một công cụ hữu ích giúp nhà phát triển hành động dựa trên tương quan với các ứng dụng ngang hàng.

Chúng tôi cũng đưa ra các đề xuất về cách sử dụng số liệu thống kê so sánh ứng dụng để phân tích hiệu suất của ứng dụng.

Tải ứng dụng lên CH Play tốn bao nhiêu tiền?

Phí thành viên khi đăng tải ứng dụng lên Google Play dành cho nhà phát triển app là 25 USD/lần. Trong khi đó, chi phí với ứng dụng được đăng tải lên App Store là 99 USD cho mỗi năm.

Ai là người tạo ra cửa hàng Play?

Play Store (hay còn được biết với tên gọi Cửa hàng Play/CH Play tại Việt Nam) là kho ứng dụng của Google tạo dựng dành cho người dùng các thiết bị như smartphone, tablet, Smart TV...

Có bao nhiêu ứng dụng trên Google Play?

Thực tế, đang có tới 3.5 triệu ứng dụng miễn phí và chỉ có 220,000 ứng dụng trả phí trên Google Play Store. Dựa trên số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAUs), Facebook là ứng dụng đang dẫn đầu với 2.2 tỉ người dùng.

App Store CH Play gọi là gì?

Google Play Store hay còn có tên gọi trước kia là Android Market, là một chợ ứng dụng của hệ điều hành Android cho phép người dùng tìm kiếm và tải các ứng dụng, trò chơi về thiết bị di động của mình, dưới sự quản lý của Google.