10 cách đi vệ sinh không có giấy

  1. 1

    Cố gắng đứng thẳng (hoặc nằm xuống) để giữ phân lại. Tư thế không nên thực hiện nhất nếu như bạn đang cố nhịn đi ngoài chính là ngồi xổm. So với việc đứng hay nằm thì ngồi bình thường cũng không phải là một tư thế hiệu quả nếu muốn nhịn đại tiện.

    • Lý do là vì thông qua các nghiên cứu, ngồi xổm được xem như một tư thế lý tưởng để đi ngoài. Khi chúng ta ngồi xổm, áp lực sẽ tác động lên ổ bụng, thúc đẩy quá trình bài phân ra ngoài.
    • Tư thế đứng (hoặc nằm) sẽ loại bỏ một phần áp lực tác động lên ổ bụng.
    • Chỉ cần thay đổi tư thế một chút, bạn sẽ có thể giữ được phân lại bên trong cơ thể cho đến khi có cơ hội đi toilet. Nếu phải ngồi, bạn nên thay đổi tư thế của mình trên ghế. Việc ấn mông lên một bề mặt cứng – như ghế bằng kim loại – cũng sẽ hữu ích.

  2. 2

    Thắt chặt cơ mông hết sức có thể. Về cơ bản, bạn đang đặt áp lực lên chỗ phân nơi trực tràng nhằm giữ chúng lại bên trong cơ thể. Đây thật sự là cách tốt nhất để nén việc đi ngoài!

    • Khi bạn siết mông lại, trực tràng sẽ căng ra, nhờ vậy mà phân được giữ lại bên trong.
    • Sẽ khó mà nén phân lại nếu cơ quanh trực tràng của bạn yếu. Nếu dây thần kinh ở vùng này bị tổn thương, có khi bạn thậm chí còn không biết được phân đã bị thải ra ngoài. Đi khám bác sỹ nếu những trường hợp này xảy ra.[1]

  3. 3

    Cố gắng đại tiện vài giờ trước khi tham dự sự kiện và đừng ăn thêm. Về cơ bản, bạn nên “đi cầu” trước khi đến nơi bất tiện cho việc đại tiện. “Giải quyết” sạch sẽ trước tại nhà là ý hay để tránh tình huống đó. Hãy lường trước vấn đề![2]

    • Chẳng hạn, nhiều vận động viên chạy đường dài có thể đối mặt với điều này. Họ cảm thấy như mình cần đại tiện đi đang thi đấu. Một cách khác để tránh tình huống khó xử này là hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao trước khi cuộc thi hay sự kiện diễn ra vì những thức ăn này thúc đẩy việc đi ngoài.
    • Những thực phẩm sản sinh khí ga như đậu, cám, trái cây và rau sống cũng có thể thôi thúc nhu cầu đi ngoài. Cố gắng hạn chế dùng những loại thức ăn này trong vòng 2 giờ trước khi sự kiện diễn ra, nếu không bạn sẽ buồn đại tiện.

  4. 4

    Hạn chế uống cà phê. Một số nghiên cứu đã chỉ ra liên kết giữa việc uống cà phê và đại tiện. Mặc dù điều này không được chứng minh một cách rõ ràng, nhưng nếu bạn uống cà phê trong lúc đang cố nhịn đại tiện, bạn cũng có thể sẽ buồn tiểu.[3]

    • Sẽ khó nhịn hơn nếu hôm đó bạn chưa đi ngoài lần nào. Một nghiên cứu đã chứng minh có thể kích thích đại tiện nhiều hơn nếu người uống chưa đi ngoài.
    • Nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng sẽ càng rõ rệt hơn vào buổi sáng.

  1. 1

    Đừng nghĩ về điều đó quá nhiều mà hãy trấn tĩnh bản thân. Bạn càng suy nghĩ về việc đi ngoài thì sẽ càng khó nín nhịn hơn. Tỏ ra thư giãn và cố nghĩ về chuyện khác.

    • Giữ sự từ tốn! Mặc dù tư thế đứng có thể hữu ích, nhưng nếu bạn bắt đầu thực hiện những hành động đột ngột hay làm điều gì đó đòi hỏi phải gắng sức (như chạy), bạn sẽ khó kìm nén hơn.
    • Trên hết, hãy giữ phong thái và tỏ ra bình tĩnh. Bạn nhất định không nên bồn chồn hay chắp tay về phía sau. Đó là tất cả những gì mà chúng ta cần thực hiện về mặt tinh thần nhằm đối phó với tình huống.

  2. 2

    Tự phân tán tư tưởng để không tập trung quá nhiều vào việc đi ngoài. Nghĩ về những chuyện khác gây xao nhãng, chẳng hạn như hình ảnh chú mèo con đang âu yếm và cọ vào bạn. Hạn chế tâm trạng quá vui vẻ vì bạn có thể gặp sự cố thật sự bên trong quần.

    • Tìm một câu về điều gì đó không liên quan và lặp đi lặp lại trong tâm trí. Một cách khác để phân tâm bản thân là nói chuyện với người nào đó.
    • Xem ti-vi, đọc sách hoặc nghe nhạc. Làm bất cứ việc gì có thể tập trung tâm trí sang chuyện khác trong giai đoạn này. Một công việc đòi hỏi sự tập trung về trí óc như trò chơi ô chữ hay liệt kê những điều cần làm là phù hợp nhất.[4]

  3. 3

    Vượt qua sự ngại ngùng và chỉ làm việc cần làm. Nếu gần đó có toilet, nhưng bạn lại không sử dụng ở thời điểm đó (vì bạn đang hẹn hò chẳng hạn), đừng ngại, cứ tự nhiên!

    • Đại tiện là một phần của cuộc sống và ai cũng phải làm điều này.
    • Bạn sẽ cảm thấy đỡ lúng túng hơn nếu biết cách xử lý mùi hôi. Chẳng hạn, sau khi đi xong, bạn có thể xịt một ít nước hoa vào không khí trong phòng vệ sinh. Chuẩn bị trước bằng cách luôn mang theo một chai xịt phòng hoặc nước hoa nho nhỏ.[5]

  1. 1

    Nhận ra những nguy cơ của việc nhịn đại tiện. Có rất nhiều nghiên cứu về điều này. Kiềm nén việc đi ngoài là điều không tốt, đặc biệt là nếu lặp đi lặp lại và nhịn trong thời gian quá dài.[6]

    • Có trường hợp một thiếu niên người Anh đã chết sau khi không đi ngoài trong tám tuần. Đi ngoài thật ra chỉ là một hoạt động làm sạch ruột. Đây là yếu tố cơ bản cho một sức khỏe tốt. Nếu không đại tiện, cơ thể sẽ hấp thu trở lại nước trong phân. Điều này chỉ nghĩ thôi cũng khá là kinh khủng.
    • Nếu buồn đại tiện nhưng không đi được, bạn nên đi khám. Bạn cũng có thể uống thuốc làm mềm phân hay thuốc trị táo bón với thành phần chất xơ. Xin nhắc lại, vấn đề này khác với việc đơn giản muốn tạm thời nhịn đi ngoài nhằm tránh sự bối rối nhất thời.[7]
    • Mặc dù các chuyên gia nói rằng việc nén phân lại trong chốc lát cho đến khi bạn có được thời gian chấp nhận được về mặt xã hội để đi ngoài dường như không gây ra vấn đề nghiêm trọng gì, nhưng các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những người thực hiện việc này một cách thường xuyên do đặc thù công việc (ví dụ như giáo viên hay tài xế xe tải) sẽ có khả năng gặp những vấn đề về táo bón.[8]

  2. 2

    Đi khám bác sỹ nếu bạn gặp vấn đề với khả năng điều khiển đại tiện. Điều này được xác định nếu như có chất thải rắn són ra từ trực tràng của bạn một cách không có chủ ý. Nếu không thể đi ngoài đúng giờ và đều đặn, bạn nên đi gặp bác sỹ.

    • Chất thải rắn là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải dưới dạng rắn được bài tiết khi đi ngoài, thường được gọi là phân.[9]
    • Đại tiện không tự chủ là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người. Bệnh lý này thường gặp hơn ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến đại tiện không tự chủ là do sinh khó, sức khoẻ tổng quát yếu, bệnh tật hoặc tổn thương.

  3. 3

    Hiểu về cách con người đại tiện. Chúng ta sử dụng một cơ gọi là cơ mu trực tràng để đi ngoài. Cơ này đại khái như một sợi dây thắt ngang trực tràng.

    • Khi bạn ngồi xuống bồn cầu, cơ giữ trực tràng được thả lỏng một cách cục bộ. Nếu bạn ngồi xổm, cơ này sẽ hoàn toàn được thả lỏng và khiến việc đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.
    • Phân là một tập hợp gồm chất xơ, vi khuẩn, chất nhầy và những tế bào khác. Những chất xơ có thể hòa tan được như đậu và các loại quả hạch sẽ trở thành một phần trong phân. Ngoài ra, còn một số thực phẩm khó tiêu khác, chẳng hạn như ngô hay cám yến mạch. [10]

  • Khi vào toilet, bạn nên thả một lớp giấy vệ sinh vào bồn cầu. Điều này giúp cho tiếng phân rơi xuống nhỏ hơn và nước bồn cầu sẽ không bắn lên phần thân dưới của bạn.
  • Không nhịn đại tiện quá lâu; điều này có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng!
  • Mang theo một tờ báo cũ, khăn giấy hay một cuộn giấy vệ sinh trong ba lô hay túi xách để dùng thay thế giấy vệ sinh trong trường hợp toilet mà bạn đi không có giấy.
  • Nếu bạn nhất thiết phải đi, hãy dội càng sớm càng tốt. Bạn càng để lâu thì nhà vệ sinh càng ám mùi.
  • Cố gắng tìm một nhà vệ sinh thật kín đáo: nếu đang ở nhà, bạn có thể đưa ra một lý do để đi lên tầng trên ("Tôi cần đánh răng" hay "Tôi đi lấy ít đồ trên lầu").
  • Hít thở một cách chậm rãi.
  • Tránh đặt bản thân vào những hoạt động thể chất.
  • Nếu bạn cảm thấy muốn trung tiện, cố kìm lại vì điều đó có thể khiến phân són ra ngoài.
  • Không nên lắc lư hay nhảy nhót quá nhiều. Những động thái này sẽ tăng thêm phần khó chịu trong nỗ lực nín nhịn đại tiện.

  • Việc nhịn đại tiện thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về ruột già, trướng bụng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Tình trạng táo bón có thể khiến bạn khổ sở hàng giờ liền trong nhà vệ sinh. Bạn nên làm gì để có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn khi bị táo bón? Hãy thử áp dụng những cách đi ngoài ngay lập tức dưới đây để nhanh chóng giải quyết “cơn bí bách” nhé!

Chứng táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất ở mọi đối tượng, kể cả mẹ bầu. Táo bón có thể khiến bạn bị đầy bụng, đầy hơi cũng như tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa khác như bệnh trĩ nếu thường xuyên khó đi nặng. Bạn cần biết những cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón và phòng ngừa tình trạng này về lâu về dài.

Hãy đọc thêm: Tổng quan về bệnh táo bón

1. Uống gì để dễ đi đại tiện? Uống nước nóng

10 cách đi vệ sinh không có giấy

Uống nước gì để dễ đi cầu? Khi uống những loại thức uống ấm, bạn sẽ giúp khởi động quá trình co bóp ở ruột. Quá trình này góp phần kích thích ruột nhanh chóng đẩy các chất thải xuống trực tràng nhanh hơn.

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng caffeine có trong cà phê giúp thúc đẩy và kích thích ruột, khiến quá trình co bóp của ruột hiệu quả hơn 60% so với việc uống nước nóng và hơn 23% so với cà phê không chứa caffeine.

Các thành phần trong cà phê có khả năng kích thích cơ thể sản xuất một số loại nội tiết tố giúp bạn dễ tiêu hóa và dễ đi vệ sinh hơn. Vì thế, bạn nên thử uống những loại thức uống ấm như cà phê khoảng 30 phút trước khi vào nhà vệ sinh. Đây là khoảng thời gian trung bình cần thiết để thức uống của bạn có thể kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình này có thể nhanh hơn.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp việc sử dụng thức uống ấm với một bữa sáng chứa nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt hoặc cháo yến mạch kết hợp với quả hạch. Thức uống ấm và chất xơ sẽ giúp kích thích nhu động ruột hơn. Đây sẽ một cách kết hợp tuyệt vời giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Bạn có thể quan tâm: Ăn gì để đi cầu mỗi ngày?

2. Cách đi vệ sinh dễ dàng: Thay đổi tư thế ngồi

10 cách đi vệ sinh không có giấy

Cách để đi vệ sinh khi táo bón là thay đổi tư thế ngồi trên bồn cầu.

Cơ thắt hậu môn là một loại cơ giúp bạn kiểm soát sự đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra một van ở giữa trực tràng và đại tràng, giúp bạn có thể tự chủ việc đi cầu. Khi ngồi ở tư thế thông thường, các cơ này chỉ được thả lỏng một phần. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi xổm, cơ thắt hậu môn sẽ hoàn toàn được thả lỏng, từ đó giúp bạn tống các chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Đây là cách giúp hệ tiêu hóa dễ tống phân khi bị táo bón. Vì thiết kế của hầu hết các loại bồn cầu hiện nay không phù hợp cho tư thế ngồi xổm lên bệ xí nên bạn có thể dùng một chiếc ghế nhỏ cao khoảng 20cm để kê ở dưới chân (như hình minh họa) và nâng cao đầu gối lên vị trí cần thiết.

3. Cách đi ngoài ngay lập tức: Thức dậy sớm hơn bình thường

10 cách đi vệ sinh không có giấy

Cách đi vệ sinh được khi táo bón là gì? Theo các chuyên gia, buổi sáng là thời gian tốt nhất để bạn đi vệ sinh do đại tràng thường dễ bị kích thích vào buổi sáng. Ngay sau khi bạn thức dậy, đại tràng bắt đầu co bóp ngay lập tức và truyền tín hiệu đến não bộ. Bạn sẽ cảm thấy muốn đi cầu và dễ dàng đi vệ sinh hơn vào khoảng thời gian này.

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy được xây dựng với nhiều chương trình nhất định. Nếu bạn hỗ trợ và giúp cơ thể thực hiện những chương trình ấy đúng giờ, các chức năng cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên lờ đi những tín hiệu này, cơ thể lâu dần sẽ “không thèm” phát những tín hiệu này nữa.

Hậu quả là bạn sẽ không còn cảm giác muốn đi vệ sinh, điều đó dẫn đến chứng đầy hơi chướng bụng và cảm giác khó chịu. Trong trường hợp tệ hơn, một số người cố gắng ép bản thân đi vệ sinh (rặn khi đi cầu) mà không biết rằng, điều đó có thể gây ra trĩ.

Vì thế, nếu cần đi vệ sinh trước khi rời khỏi nhà, bạn hãy cố gắng dậy sớm để bản thân có thời gian thư giãn và giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.

4. Tưởng tượng bạn sẽ đi vệ sinh

10 cách đi vệ sinh không có giấy

Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng việc tưởng tượng rằng mình có thể đi vệ sinh sau nhiều ngày đầy bụng sẽ mang lại cho bạn một số lợi ích bất ngờ.

Thực tế, nhiều chuyên gia vẫn thường áp dụng phương pháp hình dung này để điều trị cho các bệnh nhân bị táo bón. Sự kết hợp giữa cơ thể và nhận thức có thể thả lỏng sàn xương chậu và giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Khi đã quen với việc tưởng tượng, bạn thậm chí có thể điều khiển và thả lỏng các múi cơ của mình theo ý muốn, từ đó giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều.

5. Massage vùng đáy chậu để giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn

10 cách đi vệ sinh không có giấy

Cách để đi ngoài ngay lập tức là massgae vùng đáy chậu hoặc massage bụng.

  • Massage vùng đáy chậu: Đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật massage vùng đáy chậu để khiến việc đi vệ sinh không còn khó khăn nữa. Các nhà khoa học tin rằng, việc tạo áp lực lên vùng đáy chậu sẽ thư giãn những bộ phận tại đây, từ đó giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn. Cách “tự xoa bấm huyệt” như trên được ghi nhận là có tác dụng phá vỡ phân cứng, nới lỏng cơ và kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột, từ đó giúp giảm bớt chứng táo bón cho bạn.
  • Massage bụng giúp giảm táo bón: bạn có thể dùng tay thử xoa nhẹ bụng, di chuyển theo chiều kim đồng hồ từ hố chậu phải hướng lên trên sang trái rồi xuống dưới như cấu trúc của đại tràng, giúp kích thích ruột tránh táo bón.

Táo bón có thể gây ra những tác động khác như nứt hậu môn hoặc trĩ. Do đó, bạn nên áp dụng những cách giúp đi vệ sinh dễ dàng nêu trên để tạo cảm giác thoải mái và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tình trạng này. Các biện pháp trên có thể cần thời gian để đạt được hiệu quả. Bạn hãy kiên nhẫn và phối hợp thêm các biện pháp ngừa táo bón khác như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục. Nếu như bạn không thể tự chữa chứng táo bón tại nhà, hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.