10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, giữa năm 2014 đến đầu 2015, công an các tỉnh, thành phía Nam liên tục nhận được trình báo của nhiều phụ nữ về việc bị nhóm người nước ngoài cấu kết với các đối tượng trong nước lừa đảo.

Giả vờ kết hôn

Theo trình báo của khoảng 10 phụ nữ, thông qua mạng xã hội, họ tình cờ quen biết với một số đối tượng giới thiệu là người nước ngoài có công việc ổn định và muốn kết bạn với những phụ nữ độc thân. Qua tiếp xúc trên mạng, nhiều phụ nữ đã bị chinh phục bởi những lời nói “có cánh” của nhóm người nước ngoài.

10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Trần Thuyên Lý

10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Chikelu Tobechukwu Samson

Để đưa con mồi vào tròng, bọn chúng còn giả vờ đồng ý kết hôn với một số phụ nữ rồi xin số điện thoại, địa chỉ để gửi quà đính hôn, tiền mua nhà và hồ sơ làm các thủ tục kết hôn. Để nhận quà, người nhận phải gửi số tiền khá lớn qua tài khoản ngân hàng của một người ở Việt Nam để trả cước phí vận chuyển. Tin lời, hàng chục phụ nữ đã gửi tiền cho nhóm lừa đảo. Đến khi không nhận được quà cáp, họ mới biết mình bị lừa.

Qua xác minh, cơ quan công an đã mời Lê Dũng Tuyến (28 tuổi, quê An Giang, chủ tài khoản mà các nạn nhân gửi tiền vào theo yêu cầu của nhóm lừa đảo) đến trụ sở làm việc. Tại đây, Tuyến khai tháng 5-2014, Trần Thuyên Lý (27 tuổi, quê Tiền Giang) nhờ Tuyến đứng tên mở 2 tài khoản ngân hàng có đăng ký dịch vụ internet Banking. Sau khi mở tài khoản, Lý cho Tuyến 2 triệu đồng và nhận lại thẻ ATM.

Đến tháng 7-2014, Tuyến nghe thông tin mình bị công an truy tìm thì mới nghi ngờ bị Lý dụ dỗ đứng tên 2 số tài khoản nói trên để lừa đảo. Sau đó, Lý thừa nhận với Tuyến là đang cùng với nhóm người nước ngoài lừa đảo những phụ nữ nhẹ dạ và hứa sẽ cho Tuyến 5% sau khi nhận được tiền của các đối tượng chuyển đến. Do hám lợi, Tuyến không trình báo công an mà âm thầm cùng Lý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều phụ nữ.

Chiếm đoạt hơn 1,6 tỉ đồng

Giữa năm 2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ, khởi tố Lê Dũng Tuyến và Trần Thuyên Lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại trụ sở công an, Lý khai nhận năm 2010, tình cờ quen biết với một người nước ngoài tự giới thiệu tên Samson và một số người khác quốc tịch Nigeria. Nhóm người này sau đó nhờ Lý mở 2 số tài khoản để chúng giao dịch, rút tiền và hứa mỗi lần thành công sẽ cho Lý 10%. Biết đây là tiền phi pháp, Lý “nhờ” Tuyến đứng tên thẻ ATM và hứa cho 5% số tiền chuyển dịch.

Cơ quan công an xác định có 21 người chuyển tổng cộng hơn 1,6 tỉ đồng vào 2 tài khoản của Tuyến. Trong đó, người cao nhất là hơn 200 triệu đồng. Hiện công an đã xác định được 13 bị hại liên quan đến băng nhóm lừa đảo này.

Mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định nhóm lừa đảo người Nigeria gồm Chikelu Tobechukwu Samson (33 tuổi), Nkwocha Peter Emeka (45 tuổi) và Nmoruka Samuel Obumneme (39 tuổi). Nhóm này đã nhập cảnh Việt Nam, lưu trú ở quận 7 nhưng hiện không biết nơi cư ngụ. Còn phụ nữ giả danh làm nhân viên “giao dịch” với nạn nhân yêu cầu đóng cước vận chuyển trong những vụ lừa đảo là Nguyễn Thị Ngọc Lân, hiện không còn ở nơi cư ngụ.

Bộ Công an và VKSND Tối cao đã chuyển hồ sơ vụ án và bị can cho Công an TP HCM điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Ai biết 3 đối tượng lừa đảo người Nigeria nêu trên ở đâu xin báo về Đội 8, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội  Công an TP HCM hoặc qua số điện thoại 0905399136 gặp điều tra viên Nguyễn Ngọc Đăng.

Cập nhật: 22:02, Thứ 6, 16/04/2021

10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022
10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022
10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022
10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022
10 kẻ lừa đảo hàng đầu ở Nigeria năm 2022

Làm rõ nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi của nhóm người Nigeria

(ANTV) - Liên tiếp trong thời gian qua, Công an tỉnh TT-Huế xác lập nhiều chuyên án đấu tranh, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm tội phạm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng Internet, làm rõ nhiều thủ đoạn tinh vi, từ đó tuyên truyền, cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác.

2 đối tượng Vũ Ái Linh và Tanley Chidiebere nằm trong đường dây tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng internet do các đối tượng nước ngoài, chủ yếu là người Nigeria điều hành. Nhiệm vụ của 2 đối tượng này là dùng thẻ ATM đứng tên nhiều người khác nhau để rút tiền từ các cây ATM, 2 đối tượng được nhận hoa hồng theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

Trong đường dây tội phạm này, đa số là các đối tượng người Nigeria, cấu kết với đối tượng người Việt Nam lập các facebook ảo kết bạn làm quen, rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một cô gái trẻ xuất phát từ việc làm quen với đối tượng người Nigeria trên mạng xã hội, sau đó trở thành bạn gái và thành đồng phạm trong đường dây tội phạm này.

Tại cơ quan công an đối tượng Vũ Ái Linh khai nhận lúc đầu đi rút tiền không biết đây là tiền phạm tội và nghe theo lời bạn trai thôi.

Còn đối tượng Stanley Chidiebere khai nhận hắn sang Việt Nam được 2 năm, khi dịch bệnh bùng phát mất việc làm. Lúc này, nhóm các bạn đối tượng Stanley Chidieberei từ Nigeria sang và rủ y tham gia vào đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng.  Stanley Chidiebere có nhiệm vụ dùng các loại Thẻ ATM của người khác, có mật khẩu và đi rút tiền và được chia tiền theo tỷ lệ, số tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng mỗi vụ. Khi có Linh làm bạn gái, đối tượng Stanley Chidiebere đã rủ Linh cùng tham gia. 

Đối tượng Trương Hoàng Dương thường xuyên mua hàng trên mạng, do đó Dương đã nắm được cách thức trao đổi, mua bán online. Với các mặt hàng có giá trị cao xuất xứ nước ngoài, người mua phải đặt cọc hoặc thanh toán trước. Lợi dụng sự nhẹ dạ của của 1 bộ phận người Dương đã lừa chiếm đoạt toàn bộ số tiền đặt cọc, tiền mua hàng của các nạn nhân.

Để tạo lòng tin, Dương lập facebook bán hàng và đồng thời cũng tạo ra các nick ảo để tự tương tác, đặt mua hàng. Do đó, nhiều nạn nhân khi thấy các cuộc mua bán, đặt hàng như vậy đã tin tưởng và sập bẫy lừa đảo của đối tượng.

Trương Hoàng Dương khai nhận: Vì hay mua hàng nên đã biết cách thức. Khi mọi người đặt nhiều sẽ xóa tài khoản luôn.

Như vậy, có thể nhận thấy, tội phạm hoạt động trên không gian mạng diễn biến phức tạp, khó lường với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi. Việc xác lập chuyên án đấu tranh với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn của ban chuyên án.

Cơ quan công an cũng đưa ra khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác với tất cả các hoạt động trên không gian mạng. Và khi phát hiện dấu hiệu hay hành vi lừa đảo cần nhanh chóng liên hệ với cơ quan công an, tránh tâm lý e ngại vìcàng phát hiện sớm thì việc ngăn chặn, xử lý đạt hiệu quả cao hơn./.

Tin bài khác

  • Bắt nguyên Phó GĐ và Phó trưởng phòng Kế hoạch C.ty dâu tằm tơ Mộc Châu   12/10/2022
  • Bắt quả tang hai đối tượng vận chuyển 30kg ma túy   11/10/2022
  • Xét xử 62 bị cáo liên quan đường dây đánh bạc 2.000 tỷ   11/10/2022
  • Cha dượng bắn chết con riêng của vợ rồi tự sát   11/10/2022
  • Nỗi đau từ tình ái   11/10/2022
  • Đấu tranh với tệ nạn mại dâm trên địa bàn Bình Định   11/10/2022
  • Tạm giữ nhóm thanh niên hung hãn đuổi đánh người   11/10/2022
  • Điều tra vụ án mạng ở spa rồi tự sát   11/10/2022
  • Đại lý xổ số móc nối thành đường dây đánh bạc   11/10/2022
  • Xét xử ông Tất Thành Cang cùng 9 đồng phạm   10/10/2022