100 công ty hàng đầu ở kenya năm 2022

Show

KENYA AIRWAYS

Kenya Airways là hãng hàng không quốc gia Kenya. hãng được thành lập năm 1977 sau khi giải thể hãng East African Airways. Hãng có trụ sở tại Embakasi, thủ đô Nairobi với trung tâm hoạt động hàng không tại sân bay quốc tế Jomo Kenyatta.

Lịch sử hình thành 

Kenya Airways được thành lập bởi Chính phủ Kenya ngày 22 tháng 1, năm 1977, sau sự tan vỡ của Cộng đồng Đông Phi và hậu quả của sự sụp đổ của East African Airways (EAA). Hãng bắt đầu hoạt động vào ngày 04 tháng 2 năm 1977, với 2 máy bay Boeing 707–321 thuê từ British Midland AirwaysBritish Midland Airways.[14][15]. Aer Lingus hỗ công ty với hỗ trợ kỹ thuật và quản lý trong những năm đầu. Hãng cũng được thừa hưởng hai Douglas DC-9-32 và hai Fokker F27-200 từ EAA. Năm sau, công ty đã thành lập một công ty con điều lệ là Kenya Flamingo Airlines, cho thuê máy bay từ hãng hàng không mẹ để hoạt động hành khách quốc tế và dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Hãng đã thuộc 100% sở hữu của chính phủ Kenya cho đến Tháng 4, 1995, khi hãng được tư nhân hóa vào năm 1996, trở thành hãng hàng không quốc gia châu Phi đầu tiên tư nhân hóa thành công. Kenya Airways hiện là hãng hợp doanh công-tư. Cổ đông lớn nhất là KLM (26%), tiếp theo chính phủ Kenya, nắm giữ 23% cổ phần công ty. Phần cổ phần còn lại thuộc các cổ đông tư nhân; cổ phần được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi, Sở giao dịch chứng khoán Dar-es-Salaam, và Sở giao dịch chứng khoán Uganda. Công ty vận chuyển hàng hóa African Cargo Handling Limited thuộc sở hữu hoàn toàn của Kenya Airways; các công ty thuộc sở hữu một phần gồm có Kenya Airfreight Handling Limited, chuyên vận chuyển hàng dễ hỏng và có 51% cổ phần của hãng, và hãng hàng không Tanzania Precision Air (sở hữu 49%).

Kenya Airways được nhiều người xem là hãng hàng không hàng đầu cận Sahara.Hãng đã trở thành thành viên đầy đủ của SkyTeam vào Tháng 6, 2010, và cũng là một thành viênn của Hiệp hội các hãng hàng không châu Phi từ năm 1977.

Quy định hành lý của Kenya Airways

Đối với hành lý, hạng thương gia được phép mang tối đa là 32kg, còn hạng phổ thông chỉ được phép mang tối đa 23kg trên một kiện hành lý. Và khách hàng sẽ được phép mang theo 1 hoặc 2 kiện hành lý tùy theo khu vực mà khách hàng muốn đến.

Các hạng vé của Kenya Airways

Hãng Kenya Airways có 2 hạng vé, đó là:

  • Hạng thương gia

100 công ty hàng đầu ở kenya năm 2022

  • Hạng phổ thông

100 công ty hàng đầu ở kenya năm 2022

 Tại sao nên đặt vé Kenya Airways của NguyenphongTravel

Với đội ngủ nhân viên kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tận tâm, nhiệt tình, vui vẻ, sẽ bạn kết nối các đường bay đẹp với giá cả phải chăng từ trong nước đến quốc tế. Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin về chuyến bay, mua vé qua website, đảm bảo chỗ ngồi cũng được nhân viên NguyenphongTravel tư vấn nhiệt tình giúp đỡ. Để trải nghiệm chuyến bay không chuyên nghiệp nhất cùng với vé máy bay giá cạnh tranh nhất, bạn hãy nhanh tay tìm đến NguyenphongTravel càng sớm càng tốt.

Công Ty TNHH Lữ Hành Nguyên Phong ( NguyenphongTravel)

46 Hoàng Ngân Phường 16 Quận 8 TP. HCM

Hotline: 0819002448 - 0946830038 - 0902830038

Email:

Bài viết liên quan

Robert B. Zoellick

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới

Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, Washington D.C

Ngày 10/10/2007

Sau 100 ngày làm Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, tôi muốn chia sẻ một số ấn tượng và ý tưởng ban đầu của tôi về đường lối chiến lược trong tương lai.

Tôi đánh giá rất cao sự khuyến khích và ủng hộ mà tôi đã nhận được ở nhiều nơi. Tôi cảm nhận được rằng mọi người trên thế giới - ở các nước phát triển và đang phát triển – đều công nhận cả nhu cầu cần có và tiềm năng có thể của tổ chức đặc biệt này. Nhóm Ngân hàng Thế giới là một trong những thể chế đa phương lớn được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Sáu mươi năm sau, tổ chức này chắc chắn phải thay đổi để phù hợp với những điều kiện khác trong một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa.

Nhân viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã giúp tôi học hỏi nhiều, chỉ cho tôi thấy những công việc quan trọng mà Ngân hàng Thế giới đang thực hiện tại nhiều nơi, và đưa ra những ý tưởng mới để lập kế hoạch cho tương lai. Ban Giám đốc Điều hành cũng đưa ra những định hướng đầy kinh nghiệm cho chúng tôi khi đang cố gắng biến những phân tích và ý tưởng tốt thành những hành động có hiệu quả.

Bộ mặt của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Tuy vậy, bộ mặt của Nhóm Ngân hàng Thế giới lại không phải là những gì thường thấy ở Washington hoặc trong các phòng khánh tiết tại thủ đô các nước cổ đông chính của chúng ta.

Khi tôi thăm tỉnh Yên Bái tại vùng núi phía bắc Việt Nam tháng 8 năm nay, tôi đã gặp một phụ nữ mà giờ đây đã có điện để xay gạo, bơm nước, chạy quạt điện và thắp sáng căn nhà chỉ có một phòng của chị, nhờ đó bọn trẻ có thể học bài vào buổi tối - nhờ một dự án điện khí hóa của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Điện đã giúp giảm bớt các công việc vặt cho hơn 90% hộ gia đình ở vùng nông thôn Việt Nam. Và cũng như ở các nơi khác, điện khí hóa nông thôn đã giải phóng phụ nữ khỏi nhiều công việc nông nghiệp thường nhật.

Ở Honduras, Ngân hàng Thế giới đang giúp bảo tồn Công viên Quốc gia Pico Bonito thông qua Quỹ Bio Carbon. Quỹ này hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ việc chặt cây Redondo bản địa sang việc bán các hạt của cây này và trồng lại cây con. Một nông dân đã nói: “Chúng tôi vẫn có cây của chúng tôi và tôi vẫn có thể kiếm tiền, thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn trước. Chúng tôi còn chăm sóc được các cây con mọc tự nhiên.”

Tại Nigiêria, Công ty Tài chính Quốc tế, cơ quan của Nhóm Ngân hàng Thế giới chuyên về khu vực tư nhân, đã giúp một bà mẹ đơn thân tại ngôi làng Ovoko được tiếp cận với các khoản vay tài chính vi mô để trở thành điện thoại viên của làng. Trước đây, dân làng phải đi một ngày đường mới gọi được điện thoại. Giờ đây, công việc kinh doanh này đã giúp hàng xóm của chị kết nối được với thế giới bên ngoài và chị vẫn có thể kiếm tiền để trả tiền học cho con và tiền thuốc chữa bệnh HIV/AIDS cho mình.

Nếu có cơ hội, mọi người ở khắp nơi đều muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho con cái của họ. Động cơ đó có thể góp phần xây dựng một xã hội toàn cầu lành mạnh và thịnh vượng.

Một quá trình Toàn cầu hóa Bền vững Cho mọi người: Nhu cầu

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Tuy nhiên, diễn biến của quá trình toàn cầu hóa thì rất khó lường. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, số lượng người tham gia vào nền kinh tế thế giới đã tăng từ khoảng 1 tỷ lên đến 4 – 5 tỷ người – số lượng này đã làm tăng mạnh lực lượng sản xuất, thiết lập nên các trung tâm sản xuất và dịch vụ mới ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh nhu cầu về năng lượng và hàng hóa, tạo ra các cơ hội to lớn để thúc đẩy tiêu dùng. Nhiều quỹ tiết kiệm mới đang cùng các luồng vốn toàn cầu đổ vào các cơ hội đầu tư tại cả các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển đang chuyển đổi. Việc chuyển giao kỹ năng, công nghệ, thông tin và các kinh nghiệm thực tiễn đang được xúc tiến mạnh mẽ.

Luồng thương mại quốc tế cũng đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990. Có nhiều nền kinh tế mở hơn đã hạ thấp chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Ngày càng có nhiều nước phụ thuộc vào tăng trưởng nhờ xuất khẩu. Trong khi sức mua từ các nền kinh tế phát triển vẫn có vai trò quan trọng, các mô hình thương mại mới đang phản ánh các chuỗi cung cấp có quy mô toàn cầu và khu vực, và mối quan hệ thương mại “nam – nam” ngày càng tăng. Gần 300 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo cùng cực.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đang trên bờ vực đói nghèo và một số thậm chí còn tồi hơn trước. Đó có thể là các nước, các khu vực hoặc nhóm người ở một số nước hoặc một số cá nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp của họ - bao gồm các cuộc xung đột, quản trị kém và tham nhũng, phân biệt đối xử, thiếu những nhu cầu cơ bản của con người, bệnh tật, thiếu cơ sở hạ tầng, quản lý kinh tế yếu kém và không có động lực, thiếu quyền sở hữu và quy định luật pháp, và thậm chí là vì địa lý và khí hậu.

Chúng ta cũng có thể thấy các thách thức môi trường vì quá trình tăng trưởng mạnh này, với các dòng sông trở nên đen hơn, bầu trời không còn ánh mặt trời và các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và khí hậu.

Toàn cầu hóa đã mang lại những cơ hội hiếm có, tuy nhiên tình trạng bị loại trừ, đói nghèo dai dẳng và phá hoại môi trường cũng tạo ra những nguy cơ. Những người phải chịu nhiều nguy cơ nhất là những người sở hữu ít nhất khi bắt đầu tham gia quá trình này – những người bản xứ, phụ nữ ở các nước đang phát triển, người nghèo ở khu vực nông thôn, châu Phi, và con cái của họ.

Tầm nhìn của Nhóm Ngân hàng Thế giới là đóng góp vào một quá trình Toàn cầu hóa Bền vững Cho mọi người – để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng có chú trọng đến môi trường, tạo ra cơ hội và hy vọng cho mỗi cá nhân.

Năm 2000, các nước thuộc Liên Hợp quốc đã đưa ra tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ - với các mục tiêu đầy tham vọng là giảm tỉ lệ nghèo xuống còn một nửa, chiến đấu chống lại nạn đói và bệnh tật và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người nghèo vào năm 2015. Những mục tiêu này, cũng là mục tiêu của chúng tôi, được đặt tại cửa chính của tòa nhà Nhóm Ngân hàng Thế giới để nhắc nhở chúng tôi hàng ngày về những gì mà chúng tôi phải thực hiện khi đến đây làm việc.

Những mục tiêu phát triển xã hội đúng đắn này cần được kết hợp với các yêu cầu về tăng trưởng bền vững, do khu vực tư nhân là động lực, trong khuôn khổ của các chính sách công ưu đãi.

Hãy xem xét một số nhu cầu.

Hàng năm, bệnh sốt rét đã tấn công khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đã gần khắc phục được nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em châu Phi này. Để làm được điều này cần đầu tư khoảng 3 tỉ đô la Mỹ trong vòng vài năm tới để cung cấp màn đã được xử lý, thuốc và lượng thuốc diệt côn trùng trong nhà tối thiểu cho tất cả các hộ gia đình có nguy cơ bị sốt rét cao.

  Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng các nước đang phát triển sẽ cần khoảng 170 tỉ đô la Mỹ đầu tư vào ngành năng lượng mỗi năm trong thập kỷ tới chỉ để đáp ứng đủ các nhu cầu về điện và thêm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ nữa mỗi năm để chuyển thành nước có lượng khí thải carbon thấp.

Cũng cần có thêm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ nữa mỗi năm để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về cung cấp nước sạch cho khoảng 1,5 tỉ người và vệ sinh cho 2 tỉ người đang thiếu các điều kiện cơ bản này. Khoản tiền này cũng sẽ nâng cao bình đẳng giới ở những nước nghèo.

Cần 130 tỉ đô la Mỹ cũng cần để đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở giao thông vận tải ngày càng tăng của các nước đang phát triển, bao gồm khoảng 10 tỉ đô la Mỹ/năm cho các cảng côngtenơ lớn để đón các cơ hội thương mại.

Và để cung cấp giáo dục tiểu học cho khoảng 80 triệu trẻ em thất học ở các nước có thu nhập thấp, cũng là một Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, thì cần khoảng 7 tỉ đô la Mỹ hàng năm.

Nhóm Ngân hàng Thế giới có thể giúp như thế nào

Tất nhiên, đáp ứng những nhu cầu này không chỉ là vấn đề tiền nong. Và vai trò của Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng không phải chỉ là tự bỏ tiền cho các khoản đầu tư này.

Mục đích của Nhóm Ngân hàng Thế giới là giúp các nước để họ tự giúp mình bằng việc tác động vào vốn và chính sách thông qua các ý tưởng và kinh nghiệm, tạo ra các cơ hội cho khu vực tư nhân và hỗ trợ để đạt được một nền quản trị và chống tham nhũng tốt – những việc này được khuyến khích bởi nguồn lực tài chính của Tập đoàn Ngân hàng Thế giới.

Mục đích của Nhóm Ngân hàng Thế giới là đưa ra các ý tưởng về các dự án và hiệp định quốc tế về thương mại, tài chính, y tế, đói nghèo, giáo dục và thay đổi khí hậu để có thể đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo đang tìm kiếm các cơ hội mới.  

Chúng ta phải mở rộng phạm vi ý tưởng về chính sách và thị trường, tìm hiểu và thử các khả năng mới chứ không phải là dùng lại những cái cũ cộng thêm một chút thế mạnh tài chính.

Tôi đã nhấn mạnh ý về Nhóm Ngân hàng Thế giới để nêu rõ vấn đề. Chúng tôi là một tổ chức chung, hoạt động thông qua các cơ quan trực thuộc đặc biệt, giống như nhiều công ty tài chính lớn khác. Chúng tôi phải tăng cường ảnh hưởng và hiệu quả của chúng tôi như là một Nhóm.

Nhóm Ngân hàng Thế giới có 4 tổ chức chính. Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển (IBRD) là cơ quan tài chính công, cung cấp các khoản vay dựa trên giá thị trường, quản lý rủi ro và các dịch vụ tài chính khác, phối hợp với kinh nghiệm sâu rộng về phát triển. Hiệp hội Cơ quan Phát triển Quốc tế (IDA) là một cơ quan viện trợ cung cấp các khoản vay không lãi hoặc ưu đãi cho 81 nước nghèo nhất, cùng với việc giải quyết các khoản nợ lớn. Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cơ quan chuyên về khu vực tư nhân, thực hiện đầu tư cổ phần, cung cấp các khoản nợ và bảo lãnh, đồng thời cũng cung cấp dịch vụ tư vấn ở các nước đang phát triển. Cuối cùng là Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị. Khi cả 4 cơ quan này hoạt động cùng với nhau, chúng ta có thể dùng các công cụ này để đảm bảo rằng tổng thể hoạt động của cả Nhóm sẽ hiệu quả hơn nhiều chứ không chỉ đơn thuần là phép cộng số học hoạt động của 4 cơ quan này.

Tất cả các cơ quan này cùng chung một bộ phận chuyên về đào tạo và kinh nghiệm chuyên môn, với nội dung hoạt động bao trùm nhiều lĩnh vực phát triển. Chuyển giao, mở rộng và thử nghiệm những kiến thức này – cho dù cùng với việc hỗ trợ tài chính hoặc riêng rẽ - là phần quan trọng nhất trong công việc của chúng tôi.

Các bước đầu tiên

Trong vòng hai tháng qua, cùng với Ban Giám đốc Điều hành, nhóm điều hành Nhóm Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu có biến chuyển. Chúng tôi cũng đang củng cố sự hợp tác giữa các cơ quan của Ngân hàng Thế giới.

Trong năm nay, chúng tôi đang bổ sung thêm vốn cho IDA, công cụ tài chính chủ yếu của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho các nước nghèo nhất, đặc biệt là cho châu Phi. Đây là lần bổ sung IDA lần thứ 15; mỗi lần bổ sung mới là cho cả giai đoạn 3 năm tới.

Chúng tôi đã thảo luận với khoảng 40 nước tài trợ và với cả các quốc gia vay về việc làm thế nào để thiết lập ưu tiên, củng cố chính sách và tằng cường hiệu quả viện trợ cho các nước vay IDA. Sự hào phóng của các nhà tài trợ là nhân tố chính tạo nên thành công của lần bổ sung vốn này và chúng tôi cảm thấy được khích lệ bởi sự hỗ trợ của họ cho một kết quả đầy tham vọng.

Tôi muốn tất cả các nhà tài trợ biết rằng – nói một cách dễ hiểu - là Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ ‘rót tiền vào đúng chỗ’ khi chúng ta cần thêm vốn cho IDA.

Vì vậy, tôi rất vui mừng được thông báo rằng Ban Giám đốc Điều hành đã đồng ý để Nhóm Ngân hàng Thế giới đi đầu bằng việc đóng góp 3,5 tỉ đô la Mỹ vào IDA 15. Khoản tiền này lớn hơn hai lần số tiền 1,5 tỉ đô la Mỹ mà chúng tôi đã cam kết cho IDA 14 vào năm 2005. Với số tiền cam kết lớn hơn này, chúng tôi sẽ đề nghị các nước tài trợ cam kết một mức tăng đầy tham vọng để giúp các nước nghèo nhất, đặc biệt là châu Phi và Đông Nam Á. Nam Phi đã tạo ra một chuẩn mực tốt với việc cam kết tăng 30% số tiền tài trợ IDA của họ. Hiện nay, chúng ta đang cần các nước G-8 và các nước phát triển khác biến lời nói của họ trong các Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh thành những con số thực tế.

Tất nhiên, số tiền đóng góp vào IDA của chúng tôi sẽ phụ thuộc vào thu nhập hàng năm của IBRD và IFC, được Ban Giám đốc Điều hành phân phối hàng năm. Nhưng chúng tôi tin rằng mục tiêu đầy tham vọng này có thể thực hiện được. Chúng tôi cũng đề nghị các nước khác tăng cường viện trợ.

Thứ hai, chúng tôi cam kết sẽ có một chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn cho IFC. IFC đã đầu tư rất tốt và đang đẩy mạnh đầu tư vào khu vực tư nhân tại các nước IDA, nước có thu nhập trung bình thấp, và các khu vực và ngành có nhu cầu tại các nước có thu nhập trung bình.

Thứ ba, chúng tôi sẽ tăng cường sự hợp tác giữa IDA và IFC để thúc đẩy khu vực tư nhân trong các nền kinh tế này. Năm ngoái, 37% tổng đầu tư của IFC là vào các nước IDA và chúng tôi sẽ tăng số này lên. IFC cũng đang đưa ra chương trình quỹ cơ sở hạ tầng và cổ phần vi mô mới cho các nước IDA. Ngoài ra, IDA và IFC có thể cùng đầu tư để hỗ trợ quan hệ đối tác khu vực công – tư trong các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, nước, nông nghiệp và tài chính vi mô. Các dự án này có thể hỗ trợ hội nhập thị trường khu vực, có tầm quan trọng đặc biệt cho các nước nhỏ và không có biển ở châu Phi.

Thứ tư, mặc dù IBRD cũng đang có vốn tốt nhưng hoạt động cho vay của chúng tôi đang thu hẹp lại. Hiện nay, khoảng 70% số người nghèo sống ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước có thu nhập trung bình đang vay từ IBRD. Các nước này đã yêu cầu chúng tôi tiếp tục hỗ trợ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của họ. Như vậy, IBRD phải tiếp tục mở rộng chứ không phải thu hẹp lại. Tất nhiên, như tôi sẽ nói, dịch vụ của chúng tôi cho các nước thu nhập trung bình phải tiếp tục được mở rộng ngoài việc cho vay đơn thuần. Tuy nhiên, mức lãi suất điều chỉnh của chúng tôi , là kết quả của các điều chỉnh vào năm 1998, đã làm khách hàng của chúng tôi bị lúng túng. Các khoản vay của IBRD – cùng với chuyên môn về chính sách đã được hoàn thiện và phù hợp với khách hàng – vẫn là rất quý giá. Sự kết hợp giữa các khoản vay và dịch vụ kiến thức là đặc biệt quan trọng để giúp các nước phát triển xã hội, mở rộng ngành năng lượng và cơ sở hạ tầng theo cách thân thiện với môi trường.  

Do đó, để có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng tăng của các nước có thị trường mới phát triển, tôi đã đề nghị Ban Giám đốc Điều hành đơn giản hóa và giảm lãi suất để chúng tôi có thể mở rộng các khoản vay hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Tôi rất vui mừng khi Ban Giám đốc Điều hành đồng ý, làm rõ các mức phí của chúng tôi và giảm lãi suất trở về mức như trước khủng hoảng châu Á. Như vậy có thể giúp chúng tôi tạo điều kiện mở rộng dịch vụ. Nhưng chúng tôi còn nhiều việc cần phải làm. Chúng tôi cũng phải giải quyết vấn đề chi phí phi tài chính khi thực hiện công việc kinh doanh. Mục đích của chúng tôi là nhanh hơn, tốt hơn với chi phí hợp lý hơn.

Đây mới chỉ là những bước khởi đầu. Nhưng chúng vạch ra con đường, thông qua các mốc thời gian cụ thể, hướng tới một chân trời rộng mở.

Một quá trình Toàn cầu hóa Bền vững Cho mọi người: Cách tiếp cận đa phương  

Toàn cầu hóa không thể để hàng tỉ người sống dưới đáy xã hội bị tụt hậu. Nói như vậy không phải chỉ là tôn trọng giá trị của họ, và không chỉ để nói rằng chúng ta cũng có thể sinh ra trong hoàn cảnh như vậy. Toàn cầu hóa cho mọi người là lợi ích của mỗi người. Đói nghèo sẽ dẫn đến sự mất ổn định, bệnh tật và phá hoại môi trường và các nguồn lực chung. Đói nghèo cũng có thể dẫn đến xã hội bị tan vỡ, mà điều này có thể dẫn tới nguồn gốc của sự phá hoạt, hay tới sự di cư có thể tổn hại sinh mạng con người.

Toàn cầu hóa cũng không mang lại lợi ích bình đẳng cho hàng tỷ người ở những nước có thu nhập trung bình bắt đầu phát triển kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ở rất nhiều quốc gia, vấn đề căng thẳng xã hội đang làm suy yếu tính thống nhất về mặt chính trị. Các nước có thu nhập trung bình chiếm đến 60% diện tích rừng trên thế giới và 40% lượng khí thải CO2 từ nguyên liệu hóa thạch trên toàn cầu. Cùng với các nước phát triển thải ra phần lớn khí thải trên thế giới, các nước có thu nhập trung bình sẽ là nhân tố chủ chốt trong việc thiết lập một cách tiếp cận toàn cầu đối với sự thay đổi khí hậu. Các nước có thu nhập trung bình này cần phải tiếp tục tăng trưởng, phát triển toàn diện và áp dụng các chính sách về môi trường để tăng trưởng bền vững.

Ảnh hưởng ngày càng lớn của các nước đang phát triển lại là một vấn đề khác: Đâu sẽ là chỗ đứng của họ trong hệ thống toàn cầu đang tiến triển này? Đây không chỉ là vấn đề các nước đang phát triển lớn sẽ tương tác với các nước phát triển như thế nào, mà còn với các nước nhỏ hơn và nghèo nhất thế giới. Thật là mỉa mai nếu Ngân hàng Thế giới rút khỏi các nước có thu nhập trung bình tại thời điểm mà chính phủ các nước này đang công nhận nhu cầu hội nhập một cách hiệu quả hơn vào các thể chế ngoại giao và chính trị - an ninh thế giới: Tại sao lại không hội nhập các nước này như là đối tác trong các thể chế kinh tế đa phương?

Hai năm trước đây, tôi đã khuyến nghị rằng Trung Quốc nên trở thành “một đối tác đầy trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế tiếp theo sau những thành công của họ. Đây cũng thực sự là một thách thức cho các nước khác nếu chúng ta muốn đạt được một quá trình Toàn cầu hóa Bền vững Cho mọi người. Và có trách nhiệm thì sẽ có tiếng nói và sự thể hiện lớn hơn. Chúng ta cần phải đẩy nhanh lịch trình để tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển thông qua các công việc và cán bộ của Ngân hàng Thế giới.

Các nước phát triển cũng đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Nhiều người lo lắng về tốc độ thay đổi, kể cả khi có rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ có thể thích ứng nhanh một cách đáng ngạc nhiên.

Công chúng ở các nước phát triển thường nghĩ rằng là không thể quay lại thời đóng cửa. Sự tốt đẹp chung – cũng như lợi ích riêng – là động lực cho họ công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau, cho dù họ còn tranh cãi làm thế nào để tiến hành việc này một cách tốt nhất.

Với quy mô của những thách thức toàn cầu này, Nhóm Ngân hàng Thế giới chỉ là một cơ quan nhỏ bé. Nhưng cùng với những đối tác đa phương của mình – Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên ngành của LHQ, IMF, WTO và các ngân hàng phát triển khu vực – Nhóm Ngân hàng Thế giới cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một quá trình toàn cầu hóa bền vững cho mọi người. Các thể chế đa phương đã bị chỉ trích nhiều. Họ cần phải kết hợp giữa các cuộc thảo luận tranh cãi với thực hiện kết quả một cách hiệu quả. Họ phải vượt qua các  yếu kém nội bộ và tăng cường những điểm mạnh của họ. Cùng với nhau, chúng ta có thể chứng minh rằng cơ chế đa phương có thể có hiệu quả hơn rất nhiều – không chỉ trong các hội trường và trong các thông cáo – mà cả tại các ngôi làng và thành phố đông đúc, cho những người đang cần nhất.

Quá trình Toàn cầu hóa Bền vững Cho mọi người cần phải được đẩy mạnh bởi các thể chế toàn cầu. Nhóm Ngân hàng Thế giới có các nguồn lực tài chính quan trọng; cán bộ làm việc nhiệt tình và có kinh nghiệm; có khả năng tập hợp; có con người tại hơn 100 quốc gia; và 185 nước thành viên. Khi cần, Nhóm Ngân hàng Thế giới có thể huy động các nguồn lực khác – khu vực công và khu vực tư nhân, tài chính và con người – để tạo ra hiệu quả mẫu và hiệu quả có thể nhân rộng. Khi thành công, Ngân hàng Thế giới sẽ là chất xúc tác cho sự năng động của thị trường để nắm bắt các cơ hội của toàn cầu hóa một cách toàn diện và bền vững.

Sáu lĩnh vực chiến lược

Vậy thì Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ đi theo đường lối chiến lược nào?

Hôm nay, tôi sẽ tóm tắt sáu lĩnh vực chiến lược chủ yếu tiến tới một quá trình Toàn cầu hóa Bền vững Cho mọi người. Trong tuần tới, chúng tôi sẽ có Cuộc họp Thường niên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và IMF. Nhân dịp này, tôi hy vọng sẽ có thể thảo luận sáu lĩnh vực này một cách chi tiết hơn với các Thống đốc của Ngân hàng cũng như với cộng đồng rộng lớn của các bên có liên quan, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự, kinh doanh và các tổ chức khác.

Đầu tiên, Nhóm Ngân hàng Thế giới phải đối mặt với những thách thức trong việc giúp xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở những nước nghèo nhất, đặc biệt là ở châu Phi. IDA là công cụ tài chính chủ chốt của chúng ta cho 81 nước nghèo nhất này.

Ở những nước này, cùng với các đối tác, chúng ta cần phải tăng cương tập trung vào việc đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Các nhu cầu cơ bản này sẽ tạo nền tảng cho tương lai.

Tuy nhiên, thông điệp mà tôi nhận được khi công du châu Phi vào tháng 6 và châu Á vào tháng 8 là các mục tiêu phát triển xã hội là cần thiết nhưng chưa đủ. Tin tốt lành là 17 nước châu Phi,  chiếm đến 36% tổng dân số, đã đạt được mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,5% từ năm 1995 đến năm 2005. Các nước này muốn được trợ giúp để xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể tăng trưởng hơn nữa – đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và điều kiện vật chất để có thể hỗ trợ hội  nhập vào vùng. Họ cũng muốn chúng ta giúp xây dựng các thị trường tài chính địa phương, bao gồm cả tài chính vi mô để có thể huy động các khoản tiết kiệm của người dân châu Phi cho sự tăng trưởng của châu Phi.

Các lãnh đạo châu Phi nhận thấy có tiềm năng lớn trong việc mở rộng nông nghiệp, đặc biệt thông qua việc tăng sản lượng. Báo cáo Phát triển Thế giới sắp tới của Ngân hàng Thế giới sẽ nhấn mạnh rằng tăng trưởng GDP trong nông nghiệp sẽ có lợi cho các nước nghèo nhất gấp 4 lần tăng trưởng trong các lĩnh vực khác. Chúng ta cần một cuộc Cách mạng Xanh của Thế kỷ 21 để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt và đa dạng của châu Phi, được khuyến khích bởi sự đầu tư lớn hơn về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, quản lý đất đai bền vững, các mắt xích cung cấp trong nông nghiệp, thủy lợi, tín dụng vi mô nông thôn và các chính sách mà có thể tăng cường các cơ hội thị trường trong khi vẫn hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp. Các nước khác cũng cần phải mở cửa thị trường xuất khẩu nông nghiệp hơn nữa.

8 nước châu Phi khác, chiếm 29% dân số, có mức tăng trưởng trung bình là 7,4% từ năm 1995 đến 2005 nhờ có dầu hỏa. Với các nước này và một số nước IDA ở các khu vực khác, thách thức phát triển đầu tiên chính là khuyến khích các chính sách quản trị tốt và chống tham nhũng, cùng với việc tăng cường năng lực cho khu vực công ở địa phương để đảm bảo rằng doanh thu từ các nguồn lực sẽ được dùng để xây dựng một tương lai bền vững cho tất cả công dân của họ.

Thứ hai, chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề đặc biệt của các quốc gia vừa thoát khỏi xung đột và tìm cách hạn chế việc chia cắt đất nước.

Khi thai nghén ý tưởng về một IBRD tại Bretton Woods hơn 60 năm trước, chữ “R” là viết tắt của việc tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Ngày nay, chữ “R” chỉ cho chúng ta tới thách thức trong việc tái thiết các quốc gia bị tàn phá bởi các xung đột hiện đại.

Paul Collier viết trong cuốn sách “Hàng tỷ người dưới đáy xã hội” (Bottom Billion) rằng 73% trong số đó sống tại các nước đã trải qua nội chiến kéo dài. Đáng buồn thay, các cuộc xung đột này không chỉ làm cho những người trực tiếp tham gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề mà cả hàng xóm của họ cũng phải chịu tác động liên đới.

Thực ra, chúng ta biết rất ít về việc làm thế nào để đối phó với những trường hợp bị tàn phá như thế này. Tôi cho rằng chúng ta sẽ cần có một cách tiếp cận tổng hợp hơn bao gồm  cả vấn đề an ninh, khuôn khổ chính trị, xây dựng lại năng lực của địa phương với hỗ trợ nhanh, tái hòa nhập cho những người tị nạn và hỗ trợ phát triển linh hoạt hơn. Công việc tái thiết của Ngân hàng Thế giới tại Bosnia, Ru-oan-da và Mô-dăm-bich cho thấy những gì có thể làm được những gì. Khả năng thích ứng và giải ngân nhanh của các khoản vay IDA đã chứng tỏ vai trò quan trọng của IDA trong các môi trường hậu xung đột và chúng tôi đang làm việc với các nhà tài trợ để tăng cường hiệu quả viện trợ của chúng tôi.

Hiện nay, Ngân hàng Thế giới đang có mặt tại miền Nam Su-đăng, Liberia, Sierra Leone, Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi, Bờ Biển Ngà, Angola, Timor Leste, Papua Niu Ghi-nê, các nước trong quần đảo Thái Bình dương, Afghanistan và Haiti, thường là thông qua các quỹ ủy thác do các nhà tài trợ thiết lập và phối hợp với Liên Hợp quốc. Nhóm Ngân hàng Thế giới rất muốn được giúp đỡ nếu có một hiệp định hòa bình có hiệu quả ở Darfur và được ủng hộ bởi lực lượng gìn giữ hòa bình của UN – AU.

Thứ ba, Nhóm Ngân hàng Thế giới cần có một mô hình kinh doanh khác cho các nước có thu nhập trung bình. Các quốc gia này đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức phát triển lớn. Vẫn còn thiếu nguồn tài chính cho các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng trọng yếu. Trong rất nhiều trường hợp, tăng trưởng kinh tế nhanh thường không mang lại cơ hội cho người nghèo. Có nhiều vấn đề cấp bách về môi trường. Và dòng vốn chảy vào các nước này vẫn có khả năng không ổn định –như những gì chúng ta đã chứng kiến trong thập kỷ 80 và 90.

Nhận thấy những thách thức này, các quốc gia thành viên có thu nhập trung bình mong muốn Ngân hàng Thế giới vẫn tiếp tục cam kết với họ thông qua một “thực đơn” về “các giải pháp phát triển” có tính cạnh tranh. Nhưng sự tham gia này cần phải phản ánh những bước tiến lớn trong tình hình tài chính và năng lực thể chế của họ trong thập kỷ vừa qua. Ví dụ như, họ muốn IBRD cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng linh hoạt hơn với giá rẻ hơn, ít thủ tục giấy tờ hơn và thời gian giải ngân ngắn hơn. Họ đang hướng tới IFC để tìm sự giúp đỡ xây dựng các giải pháp phát triển khu vực tư nhân cho các thị trường chưa phát triển và thậm chí là cả để đáp ứng các nhu cầu xã hội. Họ cũng đang yêu cầu chúng tôi duy trì chuẩn mực cao hơn về chất lượng, tính đồng nhất và hiệu quả chi phí của các dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Tóm lại, họ muốn có kết quả hoạt động rõ ràng và đó cũng là cái mà chúng tôi định trao cho họ.

Đối với một số nước có thu nhập trung bình, chúng tôi ngày càng có nhiều hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro và ứng dụng kiến thức toàn cầu cho nhu cầu riêng của từng nước. Chúng tôi có thể hỗ trợ cải thiện tín dụng, loại trừ rủi ro (hedging) và tư vấn chuyên môn độc lập để giúp xây dựng năng lực trong quản lý tài sản. Chúng tôi có thể khuyến khích các thị trường tài chính trong nước bằng cách giúp xây dựng các quỹ trái phiếu và các chỉ số đồng nội tệ. Chúng tôi có thể tài trợ bằng đồng nội tệ để giúp kết hợp các khoản vay của chúng tôi với việc quản lý rủi ro tiền tệ. Để khuyến khích tăng trưởng toàn diện của các nước, chúng tôi có thể làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương. Chúng tôi hiện đang xây dựng các công cụ tài chính dự phòng để hỗ trợ nhu cầu khẩn cấp về thanh khoản nếu có khủng hoảng tài chính, cũng như các công cụ của thị trường bảo hiểm để có nhiều công cụ và giảm chi phí cho bảo hiểm khi có thiên tai như lũ lụt và động đất. Một số hoạt động này có thể giúp chúng tôi tìm ra cách tốt nhất để cung cấp dịch vụ và kiến thức với một mức phí nhất định, và các quốc gia khách hàng của chúng ta có thể lựa chọn việc cung cấp dịch vụ có hoặc không có hỗ trợ tài chính.

Thứ tư, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ cần phải tích cực hơn trong việc tạo thuận lợi cho các hàng hóa công trong khu vực và trên toàn cầu vượt khỏi biên giới quốc gia và đem lại lợi ích cho nhiều nước và công dân của họ. Chúng tôi hy vọng chương trình này phải được liên kết với các mục đích phát triển.

Nhóm Ngân hàng Thế giới cho thấy tiềm năng của nhóm trong hỗ trợ phòng chống các bệnh truyền nhiễm thông qua cuộc chiến chống HIV/AIDS, sốt rét, cúm gia cầm và phát triển các loại vắc-xin. Chúng tôi đang trong giai đoạn tái kiểm tra những phương cách để củng cố mối quan hệ giữa viện trợ và thương mại, bao gồm việc thông qua dự án tài chính thương mại có tính sáng tạo của IFC, chủ yếu tập trung vào khu vực Châu Phi, nơi chỉ trong vòng 2 năm đã hỗ trợ thương mại có giá trị tới gần 2 tỷ đô-la

Cùng với Ban giám đốc, chúng tôi đang tham gia mạnh mẽ vào những nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Tại cuộc họp thường niên của chúng tôi sắp tới, và tại Hội nghị LHQ về Thay đổi khí hậu vào tháng mười hai tại Bali, tôi hy vọng sẽ đưa ra được những đường hướng để Nhóm Ngân hàng Thế giới có thể giúp giải quyết những nhu cầu của phát triển mà vẫn giữ lượng carbon tăng ở mức độ thấp. Chúng tôi cần tập trung cụ thể vào nhu cầu của các nước đang phát triển để có thể đối phó với những thách thức của sự thay đổi khí hậu mà không làm chậm sự tăng trưởng - yếu tố giúp xóa bỏ đói nghèo.

Hoạt động của chúng tôi liên quan tới hàng hóa công khu vực và toàn cầu đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ với các cơ quan khác như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức UNEP, UNODC và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chúng tôi cũng phải xác định lợi thế so sánh của Nhóm Ngân hàng Thế giới để tập trung những nguồn lực của chúng tôi thông qua những cách tiếp cận khu biệt có chọn lọc. Do chúng tôi tập trung vào việc hỗ trợ quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, thách thức quan trọng nhất trong hoạt động của chúng tôi sẽ là hỗ trợ các quốc gia để những quốc gia này quyết định được cách thức tốt nhất để đưa những chính sách về hàng hóa công – và các cơ hội khu vực và thế giới – vào các chương trình quốc gia. Những cơ hội này cũng cần có sự tham gia của các doanh nghiệp và sức mạnh của khối kinh tế tư nhân.

Thứ năm, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để hỗ trợ những người đang cố thúc đẩy sự phát triển và cơ hội ở Thế giới A-rập. Trong quá khứ, miền đất A-rập đã từng là trung tâm thương mại và học thuật, cho thấy những quốc gia thuộc thế giới A-rập có tiềm năng để tăng trưởng và phát triển xã hội nếu vượt qua được những xung đột và rào cản. Thiếu tăng trưởng toàn diện, những quốc gia này sẽ phải đối phó với căng thẳng xã hội và thất nghiệp đối với giới trẻ. Các báo cáo Phát triển con người của Liên hiệp quốc về A-rập đưa ra nhiều đánh giá mang tính nội tại đầy sức mạnh.

Khi còn nắm cương vị Đại diện Thương mại của Hoa Kỳ, tôi đã làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo từ Bắc Phi cho đến các nước vùng Vịnh, và họ là những người đang mở cửa nền kinh tế và xã hội cho quốc gia mình. Một số quốc gia có nguồn năng lượng và nguồn vốn nhiều nhưng khả năng đa dạng hóa nền kinh tế và tạo công ăn việc làm còn thấp. Các quốc gia khác đã đang tìm cách cải thiện trường học, tăng cường tiếp nhận các công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm thông qua việc bỏ bớt các quy định thành lập doanh nghiệp và thương mại. Một số lại củng cố quan hệ sản xuất với Châu Á thông qua đầu tư chéo, thương mại và gia tăng các trung tâm dịch vụ.

Báo cáo “Môi trường Kinh doanh năm 2008” gần đây của chúng tôi có chỉ ra rằng có những tiến triển. Ai Cập là nền kinh tế đi đầu trong cải tổ các quy định nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Saudi Arabia xóa bỏ nhiều tầng lớp của bộ máy quan liêu đã từng làm cho quốc gia trở này một trong những nơi khó thành lập doanh nghiệp nhất, đồng thời Saudi Arabia cũng xóa bỏ các yêu cầu về vốn tối thiểu.

Đây là những bước phát triển đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải làm. Toàn cầu hóa cho mọi người cần đem lại lợi ích cho người dân tại mọi quốc gia. Do chính phủ các nước A-rập mong muốn cung cấp các dịch vụ xã hội một cách hiệu quả cho mọi người dân của mình, chúng tôi có thể giúp họ bằng những kinh nghiệm đáng kể của chúng tôi. Chúng tôi có thể hỗ trợ thông qua việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp – bất kể là doanh nghiệp trong hay ngoài nước. Chúng tôi có thể hỗ trợ tài chính các dự án phát triển, điều hành các quỹ ủy thác của các nhà tài trợ, hoặc khuyến khích việc mở rộng dịch vụ cho khu vực kinh tế tư nhân thông qua Công ty Tài chính Quốc tế (IFC). Hiện tại chúng tôi đang giúp cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và hỗ trợ quản lý điều hành, tăng trưởng khu vực tư nhân tại lãnh thổ Palestine, mà có thể hy vọng sẽ là nền móng phát triển kinh tế nếu như các bên chọn con đường hòa bình.

Cuối cùng, mặc dù mang một số đặc tính của một cơ quan tài chính và phát triển, lĩnh vực hoạt động thực tế của Nhóm Ngân hàng Thế giới lại rộng hơn thế nhiều. Chúng tôi là một thể chế có kiến thức và học thuật mang tính duy nhất và đặc biệt. Chúng tôi sưu tầm và cung cấp các dữ liệu có giá trị. Tuy vậy, chúng tôi lại không phải là một trường đại học, mà chúng tôi là một “bộ óc tin cậy” với những kinh nghiệm đã được ứng dụng, điều này sẽ giúp chúng tôi giải quyết năm chủ đề chiến lược kia.

Một khả năng như vậy đòi hỏi sự thừa nhận và duy trì đặc biệt. Do vậy chúng tôi cũng liên tục tự hỏi mình xem liệu sẽ cần những gì để đạt được sự phát triển và tăng trưởng bền vững cho mọi người?

Thách thức này đòi hỏi sự khiêm tốn – và chân thực về mặt trí tuệ. Nhiều kế hoạch và giấc mơ phát triển đã thất bại. Nhưng đó không phải là lý do để ngừng cố gắng. Đó là nguyên nhân để tiếp tục tập trung một cách nghiêm túc vào các kết quả và đánh giá tính hiệu quả. Đây là cách thức tốt nhất để có được sự tin tưởng và ủng hộ của các bên liên quan, các nhà tài trọ, những quốc gia-khách hàng và đối tác phát triển.

Sáu chủ đề chiến lược này đưa ra một đường hướng – sẽ còn được thảo luận, sàng lọc và cải thiện. Để những ý tưởng này đơm hoa kết trái, chúng tôi cần hiểu được nhu cầu của các khách hàng. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham vấn và chỉ dẫn của các bên liên quan. Đây sẽ là một nhu cầu to lớn - và là một cơ hội đầy hấp dẫn – đối với Nhóm Ngân hàng Thế giới tại thời khắc này của lịch sử.

Những thách thức nội bộ: Quản lý điều hành tốt & Chống tham nhũng

Để thành công, Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng cần đối diện trực tiếp với những thách thức nội tại của mình. Chúng tôi cần sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả hơn và tập trung hơn vào dịch vụ khách hàng. Chúng tôi cũng cần củng cố mối quan hệ với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ để có thể học tập từ những tổ chức này. Phản ánh tinh thần về “cơ cấu viện trợ” mới, chúng tôi cần hợp tác hữu hiệu hơn với các chương trình viện trợ quốc gia, và các quỹ tập trung vào các dự án cụ thể như các bệnh dịch, các quỹ hỗ trợ, các tổ chức phi chính phủ tại thực địa, cũng như các doanh nghiệp tư nhân có quan tâm đến những thách thức của quá trình phát triển.

Chúng tôi cần hỗ trợ nhân viên của mình bằng việc tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nghề nghiệp và tăng cường luân chuyển trong nội bộ tổ chức. Chúng tôi cần có những chính sách nhân sự mạnh hơn để hỗ trợ các nhân viên địa phương, qua đó khuyến khích sự phân quyền lớn hơn. Và chúng tôi cần Ban giám đốc có tiếng nói lớn hơn và tính đại diện cao hơn, cũng như có sự đa dạng trong lực lượng lao động.

Theo một báo cáo gần đây của một nhóm tác giả đầy kinh nghiệm dẫn đầu là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker đã nhấn mạnh, chúng tôi cũng cần nỗ lực để củng cố cách tiếp cận của chúng tôi trong vấn đề quản lý điều hành và chống tham nhũng. Nhóm tác giả trên đã đưa ra một loạt các khuyến nghị để chúng tôi xem xét hỗ trợ các điều tra viên nội bộ và để đảm bảo những kết luận của họ được sử dụng một cách tốt nhất. Chúng ta đang theo dõi vấn đề sát sao, hoan nghênh quan điểm của các bên khác, thảo luận ý kiến với Ban giám đốc và tiến đến việc cải thiện hoạt động.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy là các nhân viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới nhận thức được tính cấp thiết của chương trinh nghị sự về Quản lý điều hành và Chống tham nhũng. Họ tự hào về sự mệnh phát triển mà họ phục vụ, muốn tăng cường sự liêm chính của thể chế và họ hiểu rằng tham nhũng lấy đi nhiều nhất từ những người dân nghèo và không có quyền lực. Chúng ta sẽ làm tốt hơn khi cùng sát cánh bên nhau.

Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng có thể đi đầu trong việc kết hợp quản lý điều hành tốt và các chính sách pháp quyền vào chương trình nghị sự về phát triển. Mới chỉ tháng trước, chúng tôi cùng Liên hiệp quốc đã phát động Sáng kiến Phục hồi Tài sản Bị đánh cắp – gọi tắt là sáng kiến StAR – để giúp các nước đã phát triển và các nước đang phát triển cùng phối hợp tìm lại các khoản thất thoát tài chính do tham nhũng. Báo cáo “Môi trường Kinh doanh” thành công của chúng tôi chỉ rõ ra rằng các quy định và chính sách cấp phép tồi không chỉ làm khó các doanh nghiệp mà còn tạo cơ hội cho hối lộ phát triển.

Kết luận: Hai Tiếng Nói

Hôm nay tôi muốn gửi tới các bạn một chút cảm nhận về đường hướng phát triển của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Để thực sự hiểu được chúng ta đang hoạt động vì điều gì, xin cho phép tôi kết thúc với tiếng nói của hai người khác.

Deramma là một phụ nữ thuộc nhóm tự lực tại một làng quê ở bang Andhra Pradesh của Ấn Độ. Chị là một trong số 8 triệu phụ nữ nhận được sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới để thiết lập các nhóm tự lực giúp nhau để tập hợp các nguồn lực. Dịch vụ môi giới và các dịch vụ hỗ trợ cơ bản nhất này đã giúp tăng thu nhập cho gần 90% cho các hộ gia đình ở nông thôn – xấp xỉ 40 triệu người dân. Deramma cho chúng tôi biết: “Chúng tôi đã từng sống cuộc sống giật gấu vá vai. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã tự lực được và có thể giáo dục con cái mình. Chúng tôi tin rằng mình có thể vượt được đói nghèo.”

Dinalva Moura là mẹ của ba đứa trẻ, chị tham gia vào chương trình Bolsa Familia của Brazil với mục đích là cung cấp một khoản tiền nhỏ cho 11 triệu hộ gia đình để họ cho con cái đến trường và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhóm Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho sáng kiến đầy ấn tượng này của chính phủ Brazil. Dinalva nói với chúng tôi rằng: “Chương trình giúp tôi có tiền mua thức ăn cho lũ trẻ, đôi khi là hoa quả nữa. Và mấy đứa con tôi không bỏ học vì chúng nó hiểu rằng phải đi học thì mới tiếp tục được nhận tiền.”

Những tiếng nói này đang kể cho các bạn nghe về những nỗ lực hàng ngày của chúng tôi nhằm tạo cơ hội mới cho người nghèo. Và những tiếng nói này phản ánh nhu cầu cần xây dựng một Nhóm Ngân hàng Thế giới năng động, có thể gắn kết họ với những người khác, với những ý tưởng và cơ hội. Đây chính là ý tưởng về quá trình toàn cầu hóa bền vững cho mọi người.

(Bản dịch không chính thức)