20 năm â y biê t bao nhiêu ti nh năm 2024

QK2 – Ngày 20-11 năm nay, Viettel Phú Thọ đánh dấu mốc son 17 năm hình thành và phát triển trên địa bàn đất Tổ. Nhìn lại chặng đường đã qua (20/11/2004 – 20/11/2021), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội; sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh Phú Thọ và Đảng ủy- Bộ Tư lệnh Quân khu 2; sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Viettel Phú Thọ đã có nhiều đổi mới, không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh – quốc phòng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

20 năm â y biê t bao nhiêu ti nh năm 2024

Lãnh đạoViettel Phú Thọ tặng quà các đối tượng chính sách tại huyện Hạ Hòa.

Từ khi thành lập, mô hình tổ chức của Viettel Phú Thọ liên tục thay đổi, trải qua nhiều lần sáp nhập với tên gọi, phiên hiệu khác nhau. Từ một Trung tâm điện thoại đường dài- Công ty điện tử Viễn thông Quân đội mở Pop Viettel Phú Thọ, Trung tâm Viễn thông Quân đội tỉnh Phú Thọ và nay là Viettel Phú Thọ. Ngày đầu thành lập chỉ có 15 cán bộ, công nhân viên, cơ sở vật chất còn vô vàn khó khăn thiếu thốn, chỉ có 2 máy tính, với 100 thuê bao di động, 12 thêu bao ADSL và 1.700 thuê bao cố định. Đây có thể coi là giai đoạn khó khăn, gian khổ nhất mà những người lính Viettel đầu tiên đã từng trải qua và sẽ nhớ mãi không bao giờ quên trong bước đường lập nghiệp. Song đây cũng chính là giai đoạn phản ánh rõ nhất phẩm chất, ý chí quyết tâm và cách làm của Viettel để vượt qua những khó khăn, thử thách vươn tới những thành công. Đến nay Viettel Phú Thọ đã có hạ tầng mạng lưới và đặc biệt là 4G phủ rộng khắp 255/255 xã, phường, thị trấn; thực hiện quang hóa đến 100% xã, phường, trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới lớn nhất tỉnh. Từ thành phố, nông thôn đến vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Lập, Tân Sơn, những địa bàn khó khăn nhất của tỉnh đều có sự hiện diện của các công trình Viettel. Những người lính Viettel Phú Thọ đang ngày đêm mang tới người dân đất Tổ những dịch vụ viễn thông tốt nhất, hiện đại nhất, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 .

Từ doanh thu ban đầu chỉ 200 triệu đồng/năm, đến nay Viettel Phú Thọ đã có doanh thu hơn một nghìn tỷ đồng/năm. Viettel Phú Thọ có được những thành công như ngày nay là do sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời, hiệu quả của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và các ngành đoàn thể, sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp. Viettel Phú Thọ luôn trân trọng những công lao cống hiến của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên, người lao động qua các thời kỳ đã phấn đấu không không ngừng nghỉ để xây dựng, tạo lập nên cơ đồ, diện mạo, khẳng định được vị thế, uy tín trên địa bàn đất Tổ linh thiêng.

Không chỉ có năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất kinh doanh, Viettel Phú Thọ còn thường xuyên làm tốt chính sách hậu phương Quân đội, tri ân những người có công với cách mạng. Mỗi năm Viettel Phú Thọ đã dành hàng tỷ đồng để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình chính sách; tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiện nguyện góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho địa phương. Gần 20 năm qua đã tổ chức hằng trăm chương trình, hoạt động thiện nguyện với tất cả tấm lòng, tình cảm mà người lính Viettel dành cho người dân đất Tổ. Với thành tích xuất sắc đó, Viettel Phú Thọ đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Tập đoàn cũng như của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Anh, Giám đốc Viettel Phú Thọ cho biết: Các thế hệ cán bộ, nhân viên Viettel Phú Thọ luôn ghi lòng tạc dạ những đóng góp hy sinh của cán bộ, nhân viên qua các thời kỳ để có được diện mạo, uy tín như ngày nay. Chúng tôi sẽ không ngừng phấn đấu, tích cực đổi mới phương thức cách làm, khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phục vụ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ ngày một giàu mạnh, phồn vinh.

“Nếu bạn biết được những gì mình từng trải qua và thấy mình hay cười toe toét, bạn hãy cầu nguyện cho mình luôn cười với cuộc đời như thế nhé.”

20 năm â y biê t bao nhiêu ti nh năm 2024

Hai mươi năm trước, mình học năm thứ 1 trường Y, hồn nhiên và vô tư. Khi ấy trường chưa xây cao to như bây giờ, chỉ là một dãy dài các giảng đường 1 tầng, giữa sân đầy bóng mát, có chỗ ngồi học bài, đọc sách và các cây ăn trái. Tụi mình hay đùa là trường làng. Giờ giải lao hay lúc nghỉ trưa, bọn mình hay chơi nhảy dây, có những lúc mình thấy đau bụng kinh khủng, ngồi xuống ôm bụng, không chơi tiếp được. Trước đó mình thấy mình có vẻ mập lên, cũng đưa tay ấn ấn chả thấy gì đặc biệt. Mình ốm nhách, đen thui, nên có biệt danh là Somali. Mập lên một chút cũng tốt mà. Vài ngày sau đó, mình đau bụng rất nhiều, anh Hai mình (Hồ Hoàng Phương) đang học Y năm thứ 3, đang thực tập Ngoại ở Gia Định, đưa mình vào bệnh viện. Khám xong (toàn sinh viên thực tập từ các năm khám hihi) bị đuổi về vì không phải ruột thừa, không phải bụng cấp cứu. Vài ngày sau đó mình lại thấy đau, anh đưa mình đến bác sĩ hay khám cho mình từ bé. Chú khám mà mình thấy mặt chú biến sắc, ghi chỉ định, bắt đi siêu âm gấp. Mình nhớ bác sĩ siêu âm nhìn mình với tất cả sự thương cảm trên thế giới này gộp lại, lẩm nhẩm “Sao to quá“. Đúng ngày này, 20 năm trước mình nhận được hung tin mình có một khối u rất to và phải mổ gấp!!!

Ngồi sau xe anh chở về nhà, mình bắt đầu thấy sợ và hoang mang, mình có rơi vài giọt nước mắt, nhưng quẹt lẹ và gần như bình thường khi về đến nhà. Mình vốn không muốn ba mẹ phải lo lắng quá nhiều cho mình

Hôm sau mình vào bệnh viện làm cả tỉ thứ xét nghiệm liên quan để chuẩn bị mổ. Mình nhớ trước khi mổ, chú nói chuyện với mình, cho mình chọn đường mổ:

1/ Đường ngang bụng: thẩm mỹ hơn, nhưng hiện tại chú chưa biết rõ khối u nó như thế nào, chỉ biết là rất to, đi đường này khó khăn nhiều.

2/ Đường mổ dọc giữa bụng: dễ dàng hơn cho mọi chuyện… nhưng không thẩm mỹ, con không mặc bikini được hihi, lúc ấy chú còn đùa như vậy.

Mình đã chọn phương án 2 vì cả đời mình trước đó cũng không biết bikini hay mặc áo hở rốn là gì. Chú bảo chú mời thêm vài bác sĩ chuyên khoa khác có liên quan mổ cùng, nên con cứ yên tâm. Mình cười nói có chú là con yên tâm rồi.

Mình vào phòng mổ với khuôn mặt khá bình tĩnh, nhớ là cả ekip gây mê gọi mình là cô bé dũng cảm. Rồi mình ngủ không biết gì nữa hết. Trong giấc ngủ này, mình vẫn còn nhớ mình được đưa đến một con đường, phía cuối đường rực rỡ ánh sáng đẹp lắm, mình đi theo…Tới gần cuối đường mình ngần ngừ, nhiều khuôn mặt lướt qua trước mắt mình, có cả gia đình mình, những bạn bè thân thương và một khuôn mặt không biết sao lại ở đó, rồi mình quyết định quay lại, không đi tiếp nữa. Và mình mở mắt ra, nghe nói đã là chiều rồi, mình vào phòng mổ lúc sáng. Mình thấy anh mình nhìn mình chăm chú, lo lắng, mắt đỏ hoe. Anh hỏi mình đau không, mình nói đau lắm rồi mình khóc ít ít. Mình vẫn còn nhớ cái đau đó, đau lắm, mình thấy đau như người mình bị băm nát ra vậy. Rồi mình thấy ba mẹ, em trai của mình. Khi mình chuyển ra hồi sức, mình thấy từng đứa bạn thân lấp ló ngoài cửa. Nhiều người đợi mình khi mình đang mổ, nhưng mình không biết hết là ai lúc đó. Sau này thì đúng là những khuôn mặt đó lướt qua khi mình không đi tiếp cuối con đường đó nữa.

Đêm ở phòng hồi sức, một đứa vốn lì và chịu đau giỏi như mình lúc ấy, cảm thấy mình bất lực trước cái đau đang phủ kín mình. Xung quanh toàn tiếng rên la vì đau, mình không khóc la ầm ĩ gì chỉ nói là mình đau quá, mình được cho dùng loại thuốc giảm đau mạnh nhất, mình tiếp tục mơ màng sau liều chích đó… nhưng vẫn đau, lúc này đau như bị xé từng thớ thịt vậy. Vì “cùng ngành” nên có đặc quyền nhiều “người thân” thăm hay sao í, chút lại có khuôn mặt người thân, bạn bè xuất hiện.

Mở mắt ra luôn thấy ai đó đang dòm mình lom lom.

Hôm sau mình được lên phòng bệnh, nằm chung phòng với một linh mục. Cha ban phước lành cho mình rồi bảo con nhận được rất nhiều ơn lành.

Đó là chuỗi ngày nhiều người (nhất là người thân trong gia đình, bạn bè thân) vào phòng thăm mình cười nói rổn rảng, ra khỏi phòng thì khóc. Lần đầu tiên trong đời mình thấy ba mình khóc. Mình có nghe ba nói chỉ cần mình sống, mình muốn gì ba cũng làm cho mình. Khi mình thấy ba khóc, mình hiểu câu chuyện trầm trọng đến mức độ nào!

Chú khám cho mình, chú lại bảo “Chú quên cắt ruột thừa của con, có thể chú phải mổ lại để cắt nó, phải mổ lần nữa con có sợ không?”. Mình bảo mình không sợ. Thật ra là đang chờ kết quả giải phẫu bệnh, vì kết quả đại thể là ung thư, để xem có cần xử lý tận gốc nguyên nhân không. Lúc ấy mọi người giấu mình nhiều chuyện nhưng mình vẫn linh cảm có gì đó không ổn. Nghe kể lại ông ngoại mình ở suốt ngoài đền thờ cầu nguyện cho mình. Cả đại gia đình dòng họ, bạn bè quen biết của người lớn, bạn bè mình đều cầu nguyện cho mình.

Rồi ngày ấy cũng đến, chú bảo mình “Chú không mổ lại nữa, cứ để cái ruột thừa ở đấy“. Nếu mổ lần nữa, cuộc đời mình sang một trang mới, vĩnh viễn lấy đi của mình nhiều “quyền” tự nhiên trong cuộc đời, mình nghĩ khi ấy chú sẽ nói đúng cho mình tại sao lại thế. Mẹ bảo rằng mẹ sẽ không bao giờ quên hình ảnh đó, khi bác sĩ Hải mời ba mẹ vào nói chuyện và cho xem khối u to ơi là to vừa lấy từ bụng mình ra.

Sau đó là những chuỗi ngày rộn ràng, cứ như là họp lớp các cấp, họp mặt bạn bè các thể loại vậy, phòng mình ở bạn bè ra vô nườm nượp, lúc nào cũng rộn ràng. Có những người trước giờ không biết ở đâu, làm gì, tự nhiên lại biết được và lù lù xuất hiện bằng xương bằng thịt trước mắt mình. Mình xúc động khóc hoài mà giả bộ nói tại bị đau!!

Mấy đêm cuối bạn mình toàn ở lại chung, để mẹ mình về nghỉ. Đủ thứ trò buồn cười lúc đó. Mình và một trong những cô bạn thân còn đứng lên giường bệnh lúc đúng 12h khuya để… thề làm bạn mãi mãi nữa.

Hôm sau mình xuất viện…

Đó là những chuỗi ngày không bao giờ quên trong cuộc đời mình. Là khi mình biết mọi người yêu thương mình biết chừng nào, vì những yêu thương đó mà mình không đi đến cuối đường rất nhiều ánh sáng chói loá đó, mình quay lại… mình trân quý mỗi ngày mình được sống, mỗi biến cố đến trong cuộc đời cho mình được lớn lên.

…. Một ngày tháng 6 năm 1998…

Cô bé sinh viên Y khoa cuối năm 1 ngày nào lơ ngơ, lóng ngóng, vẫn chưa kịp hoàn hồn sau một cuộc đại phẫu. Cô được xem là vừa nhận được một phép lạ để về lại với cuộc đời này sau những gì cô trải qua. Một vết sẹo dài đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời.

Lần đầu tiên cô bé vào Bệnh viện Ung bướu. Hai anh em đi gặp thầy Nguyễn Chấn Hùng sau khi làm CT Scan. Anh vào gặp thầy một mình nói chuyện. Khi anh đi ra cùng với thầy, cô bé nghe thầy bảo rằng không cần xạ, hoá hay phẫu thuật thêm gì cả, chỉ theo dõi thôi. Cô bé thấy ánh mắt tràn đầy niềm vui, hy vọng của anh Hai, là vui dù thật sự chưa hiểu hết sự trầm trọng của câu chuyện (vì cơ bản cô không được biết hết sự thật :)).

Rồi đến 1 ngày cô tình cờ xem được tất cả hồ sơ của mình. Cô biết mình may mắn, mình là 0,01% hiếm hoi may mắn. Và từ đó cô càng nâng niu từng ngày mình được sống…

Như một sự sắp đặt của số phận, giờ đây cô bé ngày nào đang làm việc ở ngay tại Bệnh viện ngày xưa mình từng được phẫu thuật. Những điều đang theo đuổi ấp ủ, cũng lại liên quan đến ung bướu. Thầy hướng dẫn luận án của cô lại là thầy Hùng, (vẫn chưa có dịp kể câu chuyện này cho thầy) vì vậy cô rất hay vào Bệnh Viện Ung Bướu:).

Mỗi khi vào, cô hay dành thời gian trước khi gặp thầy để…”lắng nghe” nơi này.

Khi ngồi đợi trong hành lang khám bệnh, những câu chuyện nối tiếp câu chuyện về những khối u.

Mỗi khi vào bệnh viện Ung bướu, chỉ cần đứng ở một chỗ nào đó 30 phút thôi, yên lặng và nhìn, có rất nhiều điều để ngẫm:

– Cha già đẩy con còn trẻ

– Chồng trẻ đẩy vợ còn rất trẻ ngồi xe lăn, đầu cạo trọc, mặt thất thần.

– Người đứng nằm ngồi la liệt khắp nơi, điểm chung là mệt mỏi, lo lắng.

– Mẹ ôm con chưa tới 3 tuổi, vẻ mặt cả hai mẹ con không giấu được sự kiệt sức.

Có nơi nào cần yêu thương, sẻ chia và hy vọng hơn nơi này không?

…. Mình có kể HayHy nghe chuyện này và cho con xem vết mổ thật dài gần hết cái bụng, con sờ và khóc bảo chắc là hồi đó mẹ đau lắm. Mình dạy HayHy tự làm nhiều việc một mình vì cũng đâu biết được bạn ngày xưa lại quay lại tái phát hay di căn và đang là nguy cơ tiềm ẩn của vài ung thư khác nữa! HayHy luôn chúc mẹ nhiều sức khoẻ để sống vui với con. Mình dạy con hãy nói những điều mình muốn và gắng làm được. Con dạy lại mình

“Mẹ hãy nói mẹ muốn sống lâu với HayHy và ông bà ngoại, mẹ sẽ làm được. Mình nói được là được mà mẹ!”

Thật ra thi thoảng mình cũng có những cơn đau không khác gì ngày xưa, mình cũng nằm khóc, cũng có chút hoang mang. Rồi hôm sau lại vào bệnh viện nhờ kiểm tra, và luôn tự nhủ rằng mình muốn sống, mình muốn sống vui sống khoẻ với con và ba mẹ anh em mình, có rất nhiều người yêu quý mình và mong thấy mình cười tươi tắn rạng rỡ mỗi ngày… VÌ MÌNH XỨNG ĐÁNG, mình tin vậy!

Hai mươi năm được sống thêm mình đã có đủ mọi trải nghiệm vui buồn, hạnh phúc, đau khổ nhưng lúc nào mình cũng khao khát được sống và làm được nhiều điều có ích. Mình hay ví von thích giống như một ngọn nến, sống hết mình và có ích trong từng giây phút đó! Mình mong 20 năm nữa, mình lại có thể ngồi và viết những dòng bắt đầu là… tôi đã sống thêm được 40 năm nữa, từ ngày hôm ấy!

Hãy nâng niu mỗi ngày mình được sống. Những gì mình đang có là món quà giá trị nhất. Luôn nhủ thầm mỗi ngày

“Mình sống vui, sống khoẻ, hạnh phúc, bình an, con mình cũng sẽ như thế”

trước khi ngủ và khi vừa thức dậy. Bình an đến từ bên trong mình sẽ đủ mạnh để lan rộng ra bên ngoài…

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

Cám ơn Chúa đã cho con được sống thêm từng ấy năm. Cám ơn ba mẹ anh em, những người thân trong gia đình đã luôn bên con và đôi khi chịu đựng tính khí ngang bướng và bất chấp của con, mỗi khi con muốn làm gì. Cám ơn HayHy đã đến bên mẹ như một phép mầu, cho mẹ học nhiều điều và biết tu sửa chính mình nhiều hơn khi đồng hành cùng con. Cám ơn những bạn bè thân thiết, những người đã từng cùng mình trải qua giai đoạn đó hay những thăng trầm của cuộc sống vừa qua. Cám ơn những con người và những gì đã đến với mình trong 20 năm thật đẹp và đong đầy cảm xúc này.