4 chức năng của nhà quản trị cấp cao

Quản trị trong doanh có vai trò hết sức quan trọng. Nhưng không phải ai cũng biết hết các chức năng của quản trị trong doanh nghiệp là gì? Chính vì vậy hãy cùng MISA AMIS đi tìm hiểu các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp là gì qua bài viết dưới đây nhé!

I. Vai trò của quản trị trong doanh nghiệp

Quản trị nói chung, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, cũng là một phần không thể thiếu của đời sống và đặc biệt cần thiết khi chúng ta cần thực hiện một loạt những hành động nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Những thành phần cơ bản của quản trị luôn hiện diện, dù là khi chúng ta quản trị cuộc đời hay quản lý doanh nghiệp.

Quản trị là rất cần thiết cả trong quản lý đời sống thường ngày lẫn trong việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị cuộc đời có nghĩa là nỗ lực để đạt được mục tiêu cá nhân của bạn. Còn quản trị một tổ chức là phối hợp cùng với một đội ngũ và thông qua họ, hoàn thành một loạt các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu chung của tập thể.

Quản trị doanh nghiệp là một bộ các quy tắc liên quan đến các chức năng hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát… và ứng dụng các quy tắc đó để khai thác hiệu quả các nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính, con người và thông tin nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp là một công việc phức tạp đòi hỏi các CEO luôn phải được cung cấp báo cáo, số liệu phân tích đúng nhất theo thời gian thực. Mà điều này, nếu làm thủ công thì tốn rất nhiều thời gian mà không đem lại hiệu quả mong muốn.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! 

4 chức năng của nhà quản trị cấp cao

II. Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp là gì

Quản trị nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng gồm có 5 chức năng cơ bản là:

1. Hoạch định

Hoạch định nghĩa là định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý thực sự là phần khó nhất trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả công ty.

Chức năng hoạch định của quản trị doanh nghiệp

Liên quan đến 2 yếu tố quan trọng là thời gian và cách thức thực hiện, hoạt động hoạch định và lên kế hoạch phải thể hiện được sự liên kết và điều phối hợp lý giữa các phòng ban và các cấp quản lý khác nhau.

Kế hoạch đề ra cũng phải tận dụng tối ưu nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thuận lợi.

>> Tìm hiểu ngay: Tầm hạn quản trị là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị

2. Tổ chức

Một doanh nghiệp chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ lượng vốn, nhân sự và nguyên vật liệu sản xuất cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức tốt cùng với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đúng với tầm nhìn là điều tối quan trọng đối với doanh nghiệp.

Chức năng tổ chức của quản trị doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô, số lượng các phòng ban và nhân sự tăng lên, doanh nghiệp sẽ mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong phương thức lãnh đạo. Chức năng tổ chức do đó cũng là một chức năng rất quan trọng của quản trị doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu ngay: Các kỹ năng của nhà quản trị để vận hành doanh nghiệp thành công

3. Chỉ đạo

Khi nhận được những chỉ thị và hướng dẫn công việc rõ ràng, nhân viên sẽ biết chính xác họ cần phải làm gì. Kết quả công việc nhận được từ mỗi nhân viên sẽ được tối ưu nếu quản lý có những đinh hướng chỉ đạo hợp lý và rõ ràng, liên quan đến những nhiệm vụ mà nhân viên cần thực hiện.

Chức năng chỉ đạo của quản trị doanh nghiệp

Một nhà quản lý sáng suốt là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực và rõ ràng và thường xuyên xem xét và thảo luận kỹ các quyết định chỉ đạo của mình cùng các cố vấn. Nhà quản lý giỏi cũng phải có khả năng tạo động lực và khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là lập kế hoạch và chiến lược hoạt động dài hạn cho doanh nghiệp. Thấu hiểu vai trò trên, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp

4 chức năng của nhà quản trị cấp cao

4. Điều phối

Đây là chức năng được xem là khó nhất trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Khi tất cả các hoạt động được phối thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyền, doanh nghiệp cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn.

chức năng điều phối của quản trị doanh nghiệp

Ảnh hưởng tích cực từ thái độ và cách ứng xử của nhân viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp giữa các phòng ban. Vì vậy mục tiêu của chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp là khuyến khích, tạo động lực, vừa duy trì kỷ luật công ty, vừa tạo không khí thoải mái trong các phòng ban.

Để thực hiện tốt chức năng điều phối đòi hỏi khả năng lãnh đạo cũng như sự trung thực, cởi mở trong giao tiếp, liên lạc nội bộ. Thông qua quản trị cách ứng xử và phối hợp hoạt động của nhân sự, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu đặt ra.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

5. Kiểm soát

Bằng cách thường xuyên theo dõi và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị mới có thể biết được liệu công ty có đang vận hành đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra hay không.

chức năng kiểm soát của quản trị doanh nghiệp

Chức năng kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp là một quy trình gồm 4 bước: 1. Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, KPI dựa trên mục tiêu của công ty 2. Đo lường và lập báo cáo về hoạt động thực tế 3. So sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch

4. Thực hiện thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Nhà quản trị cấp cao (tiếng Anh: Top managers) là các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. Kĩ năng tư duy là kĩ năng quan trọng nhất đối với nhà quản trị cấp cao.

4 chức năng của nhà quản trị cấp cao

Định nghĩa

Nhà quản trị cấp cao trong tiếng Anh là Top managers. Nhà quản trị cấp cao là những nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành, phối hợp các hoạt động chung của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về đường lối, chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của doanh nghiệp.

Hay có thể hiểu theo cách đơn giản:

Nhà quản trị cấp cao là các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.

Các thuật ngữ liên quan

Nhà quản trị (Administrator) là người tổ chức, phối hợp thực hiện các công việc trong doanh nghiệp có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Nhà quản trị cấp trung gian (Middle managers) là người đứng đầu một bộ phận, một đơn vị trong doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm duy nhất trước nhà quản trị cấp cao.

Nhà quản trị cấp cơ sở (First line managers) là nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong doanh nghiệp, thực thi và quản trị thực thi những công việc cụ thể.

Bản chất

- Công việc của nhà quản trị cấp cao là xây dựng chiến lược hành động và phát triển tổ chức, đề ra các mục tiêu dài hạn và các giải pháp lớn để thực hiện… 

- Các chức danh của nhà quản trị cấp cao thường là chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, hiệu trưởng…

- Trong hầu hết các tổ chức, nhà quản trị cấp cao là nhóm nhỏ so với các cấp quản trị khác.

Nội dung công việc của nhà quản trị cấp cao

- Xác định mục tiêu doanh nghiệp trong từng thời kì, phương hướng, biên pháp lớn.

- Tạo dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp: phê duyệt về cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như: tuyển dụng, lựa chọn quản trị viên cấp dưới, giao trách nhiệm, ủy quyền, thăng cấp, quyết định mức lương...

- Phối hợp hoạt động của các bên có liên quan

- Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra, định giá, khắc phục hậu quả

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tốt, xấu đến doanh nghiệp

- Báo cáo trước hội đồng quản trị và đại hội công nhân viên chức

Kĩ năng của nhà quản trị cấp cao

- Nhà quản trị cấp cao cần có kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng nhân sự và kĩ năng tư duy. Cụ thể:

+ Kĩ năng kĩ thuật là những hiểu biết về thực hành theo qui trình ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Chẳng hạn, đó là kĩ năng hoạch định chiến lược/kế hoạch kinh doanh, kĩ năng tổ chức hoạt động marketing, kĩ năng tổ chức lao động khoa học,...

+ Kĩ năng nhân sự (còn gọi là kĩ năng quan hệ với con người) chính là khả năng làm việc cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tốt giữa người với người trong quá trình thực hiện công việc.

+ Kĩ năng tư duy là kĩ năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa.

- Nhà quản trị cấp cao nhấn mạnh vào kĩ năng tư duy, bởi họ phải đưa ra những quyết định rất phức tạp, mang tính chiến lược, có ảnh hưởng lâu dài đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính)

Minh Lan