Ăn cam có công thức tổng quát là

Nhiều người lựa chọn uống nước cam tăng sức đề kháng và cải thiện các vấn đề sức khỏe hiện có. Vậy uống nước cam có tăng sức đề kháng không hay chỉ là những lời đồn đoán? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Từ xưa đến nay, cam là một loại trái cây được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể uống nước cam tăng sức đề kháng và cải thiện các chức năng hoạt động của cơ thể. Sở dĩ, trong nước cam có chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin, folate và một loạt các chất chống oxy hoá mạnh. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, hàm lượng vi khoáng và chất khoáng trong 100g cam thường bao gồm:

  • 34mg canxi.
  • 23mg phốt pho.
  • 0,4mg sắt.
  • 40mg vitamin C.
  • 0,22mg kẽm.
  • 30μg folat.
  • 0.18μg vitamin E.
  • 8μg vitamin A.
  • 29μg β-carotene.

Nhờ bảng thành phần giàu chất dinh dưỡng mà việc uống nước cam điều độ có thể giúp bạn tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh, đồng thời đạt được một số lợi ích sức khoẻ khác tiêu biểu sau đây:

  • Giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ của lượng vitamin C có trong nước cam.
  • Thúc đẩy sản xuất collagen nhờ bổ sung vitamin C từ nước cam, giúp duy trì và cải thiện làn da khỏe mạnh. Từ đó chống được các chất có hại xâm nhập vào cơ thể qua da. Hơn nữa, vitamin C trong nước cam cũng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
  • Không những uống nước cam tăng sức đề kháng mà nó còn giúp cải thiện chức năng hoạt động của các tế bào miễn dịch và thực bào để chống lại các phần tử cũng như vi khuẩn gây hại.
  • Uống nước cam tươi với lượng vừa phải giúp hỗ trợ sự phát triển và lưu thông của các tế bào lympho – tế bào miễn dịch trong cơ thể. Nhờ đó tấn công các chất có hại hoặc chất lạ gây phản ứng trong máu.

Một số nghiên cứu đã phát hiện lượng vitamin C trong nước cam có thể tác động đến vi rút gây cảm lạnh thông thường. Mặc dù uống nước cam không giúp chữa cảm lạnh, tuy nhiên nó có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua bệnh tật và giảm bớt mức độ nguy hiểm của các triệu chứng hơn.

Ngoài ra, cũng có một số bằng chứng cho thấy, những người sử dụng vitamin C liều cao hoặc tiêm qua tĩnh mạch có thể làm giảm triệu chứng viêm phổi – một trong các bệnh hô hấp nghiêm trọng xảy ra do vi rút cúm H1N1 hoặc một số loại vi rút khác. Tuy vậy, những liều lượng trên đều cao hơn nhiều so với lượng bổ sung vitamin C được khuyến nghị hàng ngày. Hơn nữa các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên tiêu thụ loại vitamin C này ở liều cao, bao gồm cả đường uống. Việc dùng quá liều vitamin C có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm như tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau dạ dày,...

Mặc dù nước cam có thể mang lại hàng loạt các lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với sức đề kháng, tuy nhiên bạn có nên uống nước cam mỗi ngày không? Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên uống nước cam với lượng vừa phải và tránh sử dụng quá thường xuyên mỗi ngày.

Sở dĩ, trong nước cam có chứa các acid, khi bạn tiêu thụ chúng quá mức có thể khiến men răng liên tục bị bào mòn. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến ê buốt răng và làm giảm chất lượng của men răng.

Uống nước cam tăng sức đề kháng và tốt cho người thể trạng yếu, tuy nhiên những bệnh nhân mắc đái tháo đường cần lưu ý tránh tiêu thụ quá thường xuyên thức uống này, bởi trong nước cam vẫn chứa một lượng đường nhất định. Khi lạm dụng nước cam, bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải các triệu chứng như tăng chỉ số đường huyết nhanh chóng và kéo theo một số hệ lụy sức khoẻ khác.

Không những vậy, nhiều người còn có thói quen cho thêm đường vào nước cam khi uống nhằm làm dịu vị chua. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng nguy cơ gây đau khớp hoặc viêm khớp hơn, nhất là đối với bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.

Nhằm giúp đạt được lợi ích uống nước cam tăng sức đề kháng và cải thiện các dấu hiệu của nhiều bệnh lý, bạn nên chú ý về liều lượng cũng như thời gian tốt nhất để thưởng thức loại đồ uống bổ dưỡng này. Cụ thể:

  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để uống nước tăng cường sức khoẻ là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng / trưa. Nước cam tươi sau khi vắt nên được uống ngay, bởi nếu để lâu bên ngoài không khí sẽ dễ làm mất hết các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C.
  • Bạn chỉ nên uống khoảng 200ml nước cam / ngày, tương đương với 1 cốc / ngày. Theo kết quả nghiên cứu cho biết, hàm lượng vitamin C trong 200ml nước cam tươi là khoảng 60mg, đáp ứng đủ 100% nhu cầu vitamin C mà cơ thể người trưởng thành cần nạp cho một ngày. Do đó, bạn không nên uống quá mức 200ml nước cam trong ngày, vì nó dễ dẫn đến dư thừa lượng vitamin C và dễ gây các tác dụng phụ không đáng có.
  • Đối với mẹ bầu, hàm lượng vitamin C cần thiết trong ngày là 80mg, do đó chị em có thể tăng lượng nước cam uống trong một ngày. Tuy nhiên nên chia ra thành khẩu phần nhỏ thay vì uống quá nhiều cùng một lúc.
  • Đối với trẻ em chỉ nên uống khoảng nửa quả cam / ngày là đủ nhu cầu vitamin C cần cho cơ thể.
  • Đối với những bệnh nhân đang sốt có thể uống nước cam tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều hoà chức năng cơ thể giúp chống lại những tác nhân gây sốt, đồng thời đào thải các loại độc tố làm kích hoạt cơn sốt ra bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, những đối tượng này cũng có thể bổ sung nước cam để điều hoà nhiệt độ, giúp cắt cơn sốt nhanh hơn, thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa thiếu máu, giúp cung cấp chất điện giải và nước bị mất đi khi sốt.

Theo nhận định của chuyên gia, nước cam tươi rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu sử dụng vào các thời điểm dưới đây có thể “lợi bất cập hại” và dẫn đến những nguy cơ xấu đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Uống nước cam khi đói bụng: Nếu bạn tiêu thụ nước cam trong lúc bụng trống rỗng, lượng acid có trong thức uống sẽ phối hợp với acid ở dạ dày và gây nên cơn đau dạ dày. Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày.
  • Uống nước cam ngay sau khi vừa ăn no: Rất nhiều người mắc phải sai lầm uống nước cam ngay sau khi no bụng. Cách uống này là phản khoa học, chẳng những không có lợi cho hệ tiêu hoá mà còn dễ dẫn đến các tình trạng như khó tiêu hoặc chướng bụng. Ngoài ra, lượng đường trong nước cam cũng có thể tác động và làm ức chế đến quá trình tiêu hoá những thức ăn bạn nạp vào cơ thể trước đó.
  • Uống nước cam vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước cam có khả năng sinh tân dịch, lợi tiểu và dễ làm tăng tần suất tiểu đêm, dẫn đến gián đoạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, khi uống nước cam vào tối muộn, lượng acid có thể bám vào răng, sau đó tấn công và làm hư men răng.
  • Uống nước cam cùng với sữa: Lượng protein trong sữa có thể phản ứng với vitamin C và acid tartaric trong nước cam khi bạn uống kết hợp cả 2 loại với nhau. Điều này có thể làm ảnh hưởng lớn đến chức năng hệ tiêu hoá, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng,...

Nước cam không phải là một lựa chọn phù hợp cho tất cả các đối tượng, bởi đôi khi nó có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho một số người mắc các bệnh lý nhất định. Cụ thể:

  • Những người bị viêm loét dạ dày, viêm tuyến tụy hoặc viêm loét tá tràng cần hạn chế tiêu thụ nước cam. Việc uống nước cam thường xuyên có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày ở những bệnh nhân này, dễ gây ra chứng ợ nóng và khiến hiện tượng viêm loét thêm trầm trọng.
  • Người mắc bệnh thận cần cẩn trọng khi uống nước cam bởi lượng vitamin C dồi dào trong thức uống này có thể làm tăng sự chuyển hoá acid oxalic trong cơ thể. Nếu uống nước cam quá mức có thể khiến cơ thể người bệnh dễ phát triển và hình thành nên sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu.
  • Những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh cũng được khuyến cáo cần tránh uống nước cam cùng với thuốc. Sự kết hợp này có thể làm hỏng cấu trúc hoá học và giảm công hiệu của thuốc điều trị, dễ dần đến hiện tượng dùng thuốc lâu ngày nhưng bệnh lâu khỏi.

Như vậy, uống nước cam có làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng mà chỉ sử dụng với liều lượng hợp lý để các dưỡng chất trong nước cam phát huy tác dụng tốt nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Lâu nay, cam đã được biết đến là một loại quả rất tốt cho sức khỏe. Cam chứa nhiều vitamin C, chất xơ, folate và chất chống oxy hóa. Cụ thể, theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100g cam (thực phẩm ăn được) bao gồm: Canxi 34mg, phốt pho 23mg, sắt 0.4mg, kẽm 0.22mg, vitamin C 40mg, folat 30µg, vitamin A 8µg, vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg.

Ăn cam có công thức tổng quát là

Ảnh minh họa

Chính vì là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất nên nhiều người lựa chọn uống nước cam để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gia tăng.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên uống nước cam đúng cách, đúng thời điểm để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Uống nước cam đúng cách

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.

Nước cam chỉ nên uống 1 cốc/ngày, tương ứng khoảng 200ml. Bởi theo nghiên cứu, một cốc nước cam 200ml chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể người lớn cần trong 1 ngày. Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước cam vì sẽ gây dư thừa lượng vitamin C, không cần thiết cho cơ thể.

Riêng đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra chứ không nên uống quá nhiều liền một lúc. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.

Với những người bị sốt cũng nên bổ sung nước cam vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu.

Sai lầm khi uống nước cam

Các chuyên gia nhận định, nước cam rất tốt, tuy nhiên, nếu uống vào những thời điểm dưới đây sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ người dùng.

Uống khi đói: Khi bụng rỗng, axit trong nước cam sẽ kết hợp với lượng aixt trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày. Nếu duy trì uống nước cam thường xuyên khi bụng đói dễ gây viêm loét dạ dày.

Uống ngay sau khi ăn no: Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, cách uống này có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do trong cam có rất nhiều đường, sẽ ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn ăn trước đó.

Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu uống nước cam, lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng.

Uống nước cam với sữa: Sự kết hợp này sẽ khiến protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, làm chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Ai không nên uống nước cam?

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận cũng cân nhắc khi dùng nước cam bởi trong cam rất giàu vitamin C, do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Ngoài ra, người đang dùng thuốc cũng được khuyến cáo không uống nước cam vì khi uống nước cam cùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm làm bệnh lâu khỏi hơn.

Ăn cam có công thức tổng quát là
Cách uống nước cam tốt cho sức khỏe?

Xem thêm video đang được quan tâm

13 triệu chứng COVID-19 ở người nhiễm biến thể Omicron.