An ninh ở đường đặng thuỳ trâm như thế nào

Ai đã đọc “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đều không quên những dòng chị viết về một thương binh được chị chăm sóc. Người đó chính là ông Lưu Công Hào, nguyên chiến sĩ “Đoàn tàu không số” hiện đang sống tại Cát Bi, Hải Phòng. Trong một chuyến chở vũ khí vào Đức Phổ-Quảng Ngãi, bị địch phát hiện, các ông đã chiến đấu dũng cảm, hủy tàu, vượt qua vòng vây của kẻ thù và tới điều trị tại bệnh xá của chị Đặng Thùy Trâm. Khi trở về miền Bắc, ông đã mang theo bao kỷ niệm của những người thầy thuốc nơi đây; những dòng lưu bút trong cuốn sổ nhỏ, tấm ảnh chị Thùy dịu dàng, nhân hậu cùng lời hẹn ước gặp nhau trong ngày chiến thắng…

Từ chuyến đi bất thành...

Đầu năm 1968, Đoàn vận tải 125 Hải quân, tức “Đoàn tàu không số”, được lệnh xuất phát chở hàng vào 4 bến khác nhau ở miền Nam. Tàu 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và chính trị viên Trần Ngọc Tuấn chỉ huy, được lệnh chở vũ khí vào huyện Đức Phổ-Quảng Ngãi.

Trên đường đi, máy bay và tàu chiến địch đã phát hiện và theo dõi các hoạt động của tàu 43. Anh em giả vờ đánh bắt cá, lòng vòng mãi trên biển, đêm thứ ba tàu đến vùng biển Quảng Ngãi. Khi cách bến khoảng 15 hải lý thì hai tàu chiến địch xuất hiện. Chúng đánh tín hiệu hỏi: “Anh là ai?”. “Tôi là tàu đánh cá”-các anh trả lời rồi nhằm hướng Ba Làng An thẳng tiến. Bỗng một ánh sáng chớp lòe trước mặt. Địch bắn pháo sáng rồi nã pháo tới tấp sang tàu 43, khép dần vòng vây quyết bắt sống con tàu. Thuyền trưởng Thắng hạ lệnh chiến đấu. Ngay loạt đạn đầu tiên, một tàu địch bị cháy. Máy bay địch xuất hiện. Mặt biển sôi sục. Tiếng súng DKZ, đại liên của ta đanh thép đáp lại. Một máy bay HU-1A trúng đạn, bốc cháy đâm sầm xuống biển. Cuộc chiến đấu không cân sức với tàu chiến vẫn diễn ra quyết liệt. 3 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương, tàu bị mắc cạn. Trong cơn nguy kịch thuyền trưởng hạ lệnh đập khói mù, khiêng tử sĩ, thương binh lên bờ và ra lệnh hủy tàu. Ông Hào nhớ lại: “Khi tiếng nổ ầm ầm vang dậy cả một vùng biển cũng là lúc chúng tôi đã nằm trong vòng tay che chở của đồng bào thôn Qui Thiện, xã Phổ Hiệp (Quảng Ngãi). Quân Mỹ đã tiến vào làng. Tiếng la hét inh ỏi khắp nơi. Tiếng giày đinh nện rầm rầm trên nắp hầm bí mật… Mười ngày đêm nằm hầm trong tình trạng thương vong, nếu không có sự đùm bọc, che chở của người dân nơi đây chắc chúng tôi khó mà qua được. Rồi chúng tôi được du kích cáng lên bệnh xá của chị Trâm. Hai lần đi đều gặp địch, phải quay lại, đến đêm thứ ba mới trót lọt.

Những ngày ấm áp tại bệnh xá chị Trâm

Đó là một bệnh xá dân y mới được xây dựng, nằm nép bên một sườn núi cao ở phía tây huyện Đức Phổ… Hai ngày sau khi chúng tôi đến, chị Thùy Trâm đi công tác về. Chị có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, giọng Hà Nội nhỏ nhẹ dễ thương. Nhìn chúng tôi mang trên mình đầy vết thương, đôi mắt chị đẫm lệ: “Các anh đã về đến đây, cứ yên tâm mà điều trị để còn tiếp tục chiến đấu”. Chị ân cần hỏi thăm sức khỏe từng người, nhẹ nhàng khám, điều trị vết thương cho chúng tôi bằng tinh thần trách nhiệm, bằng tất cả nhiệt huyết, lòng yêu thương, sự cảm thông trước nỗi đau của người bệnh.

Chiến trường khu Năm sau Mậu Thân vô cùng khốc liệt. Đời sống của người dân nơi đây rất khổ cực. Là những thương bệnh binh, nên mỗi bữa chúng tôi ăn cơm với rau má chấm mắm cá chượp chứ chị Thùy Trâm và cán bộ nhân viên phải ăn cơm độn với khoai lang… Đói là vậy nhưng còn phải chi viện cho đồng bào trên núi. Hằng tuần trạm xá cử người về đồng bằng để nhận lương thực, thuốc men. Những chuyến đi này hết sức nguy hiểm bởi kẻ thù luôn rình rập. Trong một chuyến đi như thế, chị Huỳnh Thu Lý, nhân viên bệnh xá, đã hy sinh…

Khi sức khỏe dần bình phục, anh em bắt đầu, tham gia các hoạt động xây dựng bệnh xá. Chúng tôi vào rừng, chặt những cây gỗ thẳng, bện thành những chiếc ghế nhỏ tặng các chị. (Những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp này đã được chị Trâm ghi lại trong cuốn nhật ký của chị), lấy gỗ làm lan can cho thương binh vịn tay tập đi lại và làm cả một khu cho thương binh nghỉ ngơi mỗi

Ông Hào mở cuốn sổ nhỏ đã ố vàng, nhưng nét chữ còn đậm màu mực, từng trang lưu niệm của chị Thúy Phượng, chị Liên, chị Hường, chị Xuyễn, chị Ngọc, anh Kỳ… và cả những dòng chữ nghiêng nghiêng rất đẹp bác sĩ Thùy Trâm:

Hào, em thương quý!

Gặp em, chị như thấy cả quê hương trong đôi mắt nhìn thắm thiết, trong giọng nói thân quen, trong tiếng cười ấm áp của em.

Muốn nói cho em nghe tất cả, từ nỗi nhớ niềm thương yêu của một người con xa quê, đến sự sung sướng tự hào vì được gặp em trong cuộc chiến đấu vĩ đại này và những suy nghĩ về riêng tư của chị nữa Nhưng… có lẽ có dịp nào đó chị viết thư nói cho em nghe, nếu như ra đi em vẫn còn nhớ thương người chị MB này. Bây giờ thời gian ngắn ngủi chị chẳng biết nói gì cho đủ, gửi vào trang sổ nhỏ này tình thương đậm đà như màu đất quê hương của chị. Hãy giữ gìn lấy nó nghe em. Mong ước một ngày không xa nữa chị sẽ đến Đồ Sơn nghỉ mát và một buổi chiều nào đó trên bãi biển Đồ Sơn chị lại được gặp em, được nắm tay em (cánh tay đau đã làm em mất ngủ mấy đêm ở trạm này lúc ấy đã lành từ lâu rồi em nhỉ).

Nhớ gửi thư nhiều cho chị nghe em!.

khi chiều về. Những lúc chị Thùy Trâm mang dụng cụ y tế, bông băng ra phơi, sợ máy bay phát hiện, tôi trèo lên cây kéo kín tán lá ngụy trang. Tiếng chị nhẹ nhàng:

- Cẩn thận, kẻo ngã đấy em nhé!

Một tháng nơi đây, tình cảm mọi người như ruột thịt. Tôi làm cuốn sổ nhỏ, chuyền tay nhau, ghi lại những dòng lưu bút chứa chan tình cảm, tình đồng đội, kỷ niệm những ngày sống bên nhau…

Ông Hào mở cuốn sổ nhỏ đã ố vàng, nhưng nét chữ còn đậm màu mực, từng trang lưu niệm của chị Thúy Phượng, chị Liên, chị Hường, chị Xuyễn, chị Ngọc, anh Kỳ… và cả những dòng chữ nghiêng nghiêng rất đẹp bác sĩ Thùy Trâm:

Hào, em thương quý!

Gặp em, chị như thấy cả quê hương trong đôi mắt nhìn thắm thiết, trong giọng nói thân quen, trong tiếng cười ấm áp của em.

Muốn nói cho em nghe tất cả, từ nỗi nhớ niềm thương yêu của một người con xa quê, đến sự sung sướng tự hào vì được gặp em trong cuộc chiến đấu vĩ đại này và những suy nghĩ về riêng tư của chị nữa Nhưng… có lẽ có dịp nào đó chị viết thư nói cho em nghe, nếu như ra đi em vẫn còn nhớ thương người chị MB này. Bây giờ thời gian ngắn ngủi chị chẳng biết nói gì cho đủ, gửi vào trang sổ nhỏ này tình thương đậm đà như màu đất quê hương của chị. Hãy giữ gìn lấy nó nghe em. Mong ước một ngày không xa nữa chị sẽ đến Đồ Sơn nghỉ mát và một buổi chiều nào đó trên bãi biển Đồ Sơn chị lại được gặp em, được nắm tay em (cánh tay đau đã làm em mất ngủ mấy đêm ở trạm này lúc ấy đã lành từ lâu rồi em nhỉ).

Nhớ gửi thư nhiều cho chị nghe em!.

Nâng niu trên tay quyền sổ nhỏ bé, giọng ông Hào nghẹn ngào:

- Chị Thùy Trâm đã gửi vào đây nỗi niềm da diết của người con lâu ngày không được về với mẹ, với Hà Nội thân yêu. Chị dặn tôi hãy tới thăm ba mẹ, giới thiệu tôi làm quen với Phương Trâm-cô em gái của chị, hẹn ngày chiến thắng gặp nhau trên bãi biển Đồ Sơn quê tôi… Chị tặng tôi bức ảnh chụp ở Hà Nội…

Giờ phút chia tay đã đến, chẳng biết chuẩn bị từ bao giờ mà mỗi anh em chúng tôi đều được chị Thùy Trâm trang bị cho tăng, võng, quần áo, ba lô làm từ bao bì, ruột tượng đựng gạo và nhiều thứ khác để chuẩn bị cho cuộc hành quân đường dài vượt Trường Sơn ra Bắc.

Ngày 10-4-1968, chúng tôi lên đường. Tiễn chúng tôi đến bìa rừng, chị dừng lại chia tay mọi người. Phải xa chị và mảnh đất đã che chở, cưu mang, trong lòng chúng tôi mỗi người đều trào dâng một nỗi niềm khó tả. Một lần nữa những người thương binh lại chia tay chị trở về miền Bắc thân yêu, nơi đó có căn nhà nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười của đàn em nhỏ, nơi ba má chị đang ngày đêm ngóng đợi người con yêu dấu trở về… Chúng tôi nghẹn ngào chúc chị ở lại mạnh khỏe, công tác tốt, hẹn gặp lại trong ngày chiến thắng. Thùy Trâm cứ đứng mãi đó, bịn rịn, chia tay trong hàng nước mắt: “Thôi các anh đi đi, hẹn ngày gặp lại trên miền Bắc thân yêu!”.

Tôi trở về và bắt tay vào nhiệm vụ mới. Miền Nam vẫn đang chờ đợi những chuyến hàng đặc biệt. Chiến tranh, công việc vất vả và cả bí mật của công việc nữa không cho phép tôi đến thăm gia đình chị như đã hứa. Còn Phương Trâm-cô ấy là sinh viên đại học, tôi chỉ là người lính…

Sau giải phóng tôi có nhờ một số người tìm địa chỉ gia đình chị ở Hà Nội nhưng đều không có hồi âm. Tôi đã giữ mãi kỷ niệm đẹp, những kỷ vật của chị cùng đồng đội nơi đây trong trái tim mình…

Và cuộc hội ngộ xúc động

Câu chuyện của người lính tàu không số năm xưa đã gây xúc động mạnh cho tôi, người viết bài này. Tôi hứa với ông sẽ tìm địa chỉ và sẽ đưa ông đi Hà Nội thăm gia đình chị. Có lẽ chị Thùy Trâm linh thiêng mách bảo nên vào một buổi tối tháng sáu, năm 2006 chỉ sau ngày giỗ chị Thùy Trâm một ngày (sau này tôi mới biết), tôi đã gọi điện cho chị Kim Trâm-em gái chị Thùy Trâm. Chị Kim Trâm rất bất ngờ và xúc động khi biết có một người lính mấy chục năm qua vẫn gìn giữ những kỷ vật của chị gái mình.

Ngày hôm sau gia đình chị Đặng Thùy Trâm đã có mặt tại thành phố Hải Phòng để gặp người thương binh năm xưa được chị Thùy Trâm cứu chữa và thăm những kỷ vật của chị. Một cuộc gặp mặt hết sức cảm động. Mọi người chuyền tay nhau tấm ảnh chị Thùy Trâm tặng ông Hào năm xưa; chăm chú đọc cuốn sổ lưu niệm với những dòng thấm đẫm yêu thương của những con người trong trạm xá bé nhỏ. Người thương binh năm nào xúc động:

- Thưa mẹ, con thật có lỗi, đáng lẽ con phải lên Hà Nội gặp mẹ trước…

Mẹ Trâm nhỏ nhẹ:

- Con đã giữ những kỷ vật của chị Thùy Trâm gần 40 năm qua, điều đó thật đáng trân trọng.

Ai cũng có cảm xúc riêng trước những kỷ vật của chị, chuyện người lính tàu không số năm xưa nghe như mới xảy ra ngày hôm qua, ngày ông còn ở bệnh xá được chị Thùy Trâm điều trị như thế nào, những câu chuyện chị kể về gia đình, tình yêu, nỗi nhớ nhung…

Cầm cuốn sổ lưu niệm trên tay, Chị Kim Trâm xúc động:

- Ngoài những bút tích của chị Thùy Trâm để lại, cuốn sổ này còn có những dòng bút lưu lại tình cảm của chị Liên, chị Hường, chị Thúy Phượng… Đối với gia đình các chị, đây cũng là những kỷ niệm rất thiêng liêng và quý giá…

Tôi biết chị Liên, chị Hường đã anh dũng hy sinh, còn chị Thúy Phượng giờ đây không biết ở nơi nào?

Chúng tôi cùng nhau đi biển Đồ Sơn theo ước nguyện năm xưa của chị Thùy Trâm. Trưa hè tháng sáu, từng đợt gió nồm nam từ biển thổi vào làm dịu bớt đi cái nắng đầu hạ. Chùm phượng vĩ đương thì khoe sắc màu đỏ thắm. Chiếc xe lao vút trên con đường thẳng tắp, bóng đẹp. Đồ Sơn năm nay thay đổi nhiều quá, những khu nghỉ mát mới mọc lên, thiên cảnh hữu tình. Hòa vào dòng du khách khắp nơi nườm nượp về nghỉ mát, xe đưa chúng tôi len theo con đường vòng uốn lượn, ngoằn nghèo sát biển, giữa rừng thông vi vu xanh ngắt và dừng lại trước đài tưởng niệm “Đường Hồ Chí Minh trên biển” sừng sững trước biển khơi. Đây chỉ là một trong những bến xuất phát của những con tàu không số và một trong những chuyến tàu ấy đã vào bến Đức Phổ-Quảng Ngãi, đã diễn ra câu chuyện tuyệt đẹp về tình đồng đội của người nữ bác sĩ anh hùng với những người lính biển Hải quân…