Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không

“Ăn vóc học hay” có nghĩa là sức khỏe và trí tuệ đều quan trọng thế nên con người cần phải biết cân bằng cả hai.

Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không

Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.

Sức khỏe rất quý giá

Chúng ta thường nghe những thế hệ đi trước là ông bà, cha mẹ thường nói rằng ngày xưa họ sống rất khổ sở không được sung sướng như bây giờ.  Ngày ấy, thức ăn chỉ cần no, quần áo chỉ cần mặc đủ ấm, họ luôn đề cao chất lượng lên hàng đầu. Cho đến thời hiện đại bây giờ, khi mọi thứ trở nên quá dư dả, khi đồ ăn là sơn hào hải vị, đồ mặc là những bộ đồ sang chảnh thì con người lại tìm đủ mọi cách điên cuồng lao vào công việc mà ít để ý đến sức khỏe.

Sau này cho dù bạn có kiếm được hàng trăm triệu đến tiền tỷ mỗi tháng nhưng đánh mất sức khỏe thì bạn chẳng thể sống vui vẻ. Thế nên dù bận rộn đến mấy bạn cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi dành cho bản thân, đừng để sau này phải hối hận. Xây dựng cho bản thân một thời gian biểu khoa học, vừa làm việc hiệu quả mà vừa có thời gian nghỉ ngơi. Ông cha ta có câu “Ăn vóc học hay” có nghĩa là chúng ta cần phải đề cao sức khỏe và trí tuệ, khi có đầy đủ hai yếu tố này thì chúng ta mới có thể thành công. Muốn thành công, trước hết bạn phải khỏe mạnh mới có thể làm được nhiều việc.

Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không

Thời gian vô cùng quý giá thế nên hãy biết đâu là việc quan trọng bạn cần làm

Bạn rất muốn làm nhiều việc nhưng không có sức khỏe thì rất khó để thực hiện, cuộc sống quá ngắn ngủi để chúng ta lãng phí thời gian. Hãy biết đâu là điều quan trọng bạn cần chú tâm đến nó, đừng vùi chôn thanh xuân vào những việc vô bổ, lãng phí thời gian. Ví như sức khỏe của chúng ta, hãy chăm sóc bản thân thật tốt, nếu có quá nhiều “deadline” thì hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý để hoàn thành, đừng để “nước đến chân” rồi mới bắt đầu làm, như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng.

Một buổi sáng khi nghe chuông báo thức kêu, bạn có rất nhiều sự lựa chọn, một là tắt báo thức và tiếp tục đi ngủ, hai là thức dậy thật sớm để làm được nhiều vậy hơn? Nếu là bạn, liệu bạn có thể kiềm chế lại cơn ham ngủ và thức dậy làm việc không? Thật ra nếu suy nghĩ kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy được lợi ích của việc thức dậy sớm. Muốn dậy sớm bạn cần phải ngủ sớm, khi dậy sớm chúng ta có thể làm mọi việc một cách từ tốn, chậm rãi chứ không cần phải nhịn ăn sáng chạy vội đến công ti. Thế nên hãy tập cho bản thân những thói quen tốt ngay từ bây giờ để bạn có thể thành công và có một cơ thể khỏe mạnh.

Lời kết

“Ăn vóc học hay” dạy chúng ta bài học quý giá đó là cần phải biết cân bằng cuộc sống, sức khỏe và trí tuệ đều quan trọng thế nên chúng ta cần phải cân bằng cả hai. Bên cạnh đó câu thành ngữ này còn phê phán những kẻ “siêng ăn nhác làm” chỉ thích hưởng thụ mà không thích cố gắng.

Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Bài làm

Trong cuộc sống thường ngày, chuyện “ăn”, chuyện “học” là những điều được mọi người quan tâm nhằm phát triển thể chất và năng lực của con người và đặc biệt là sự quan tâm của người lớn đối với con cháu trong gia đình. Để khuyên răn lớp trẻ ông cha ta có câu: “Ăn vóc học hay”.

Trước hết khi nhìn vào câu tục ngữ này nhiều người sẽ còn thắc mắc và chưa nắm được nghĩa của từ “vóc”. Vậy để hiểu câu tục ngữ này đầu tiên ta sẽ tìm hiểu vế sau trước. “Học hay”, hay ở đây nghĩa là giỏi, là tốt. Chúng ta đã bắt gặp từ “hay” này trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ và nó trở thành biểu tượng quen thuộc cho việc giỏi, tốt về một vấn đề nào đó. Trong tục ngữ thường được hình thành bởi hai vế sóng đôi nên khi “hay” là tính từ thì chắc chắn “vóc” cũng là một tính từ. Mặc dù trong dân gian chúng ta gặp từ “vóc” trong vai trò một danh từ rất nhiều như: vóc dáng chỉ hình dáng của con người. Tuy nhiên ở câu tục ngữ này thì từ “vóc” đã được chuyển nghĩa thành chỉ sự khỏe mạnh của con người. “Ăn vóc” mang ý nghĩa là ăn khỏe, còn vế sau nghĩa là học hành giỏi.

Xem thêm:  Lạc Long Quân kể về chuyện tình duyên với nàng Âu Cơ

Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không
Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn vóc học hay”.

“Ăn vóc, học hay” là quan niệm mà mỗi bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình đạt được. Mỗi bậc cha mẹ hằng ngày làm lụng vất vả để kiếm tiền cũng chỉ là để có điều kiện cho con cái có cuộc sống tốt hơn. Tiền cha mẹ kiếm được không ngoài mục đích để cho con cái ăn học, mong muốn con mình khỏe mạnh, lớn khôn và có cơ hội thành đạt trong sự nghiệp. Ông cha ta mong muốn chúng ta “ăn vóc”, ăn khỏe, để có được một cơ thể khỏe mạnh bởi họ quan niệm sức khỏe quý hơn vàng bạc. Để làm bất cứ việc gì chúng ta cũng cần phải có sức khỏe, có sự dẻo dai. Trái lại nếu chúng ta có một thân thể yếu ớt thì sẽ chẳng làm được việc gì lớn. Chính vì quan niệm như vậy nên ông bà, bố mẹ không bao giờ tiếc tiền nong vào việc ăn uống hằng ngày, hay việc chữa bệnh cho con cái. “Một mặt người bằng mười mặt của”, đúng vậy có sức khỏe là có tất cả, chỉ khi nào chúng ta có sức khỏe tốt chúng ta mới có sức để “học hay”. Sức khỏe là yếu tố đầu tiên, tiền đề cho con người có thể hoạt động, tiếp thu tri thức và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

“Học hay” ý muốn nói việc tiếp thu những điều hay lẽ phải. Mỗi chúng ta không chỉ học tập ở gia đình, trường học mà còn học cả ở ngài xã hội. Dân gian có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính vì lẽ đó. Học ở gia đình, nhà trường chúng ta có người dẫn dắt, chúng ta tiếp xúc với nhiều cái tốt, cái đẹp hơn. Nhưng một khi bước ra ngoài xã hội chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều điều mà trong đó cái tốt, cái xấu đan xen, thậm chí là song song tòn tại. Khi ấy mỗi người cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức để có thể phân biệt tốt xấu, để có sự chọn lọc tiếp thu những cái hay, cái tốt và loại trừ lên án những cái xấu xa. Để đi nhiều, để học được nhiều thì phải có sức khỏe tốt, qua đó ta thấy được mối quan hệ gắn bó giữa ăn và học, giữa sự phát triển của thể chất với trí tuệ. Nếu chúng ta chỉ biết ăn mà không bồi dưỡng kiến thức, không học hỏi thì sẽ trở nên vô dụng. Ngược lại nếu chúng ta quá chú tâm vào học tập, làm việc mà bỏ bê không quan tâm đến sức khẻ của bản thân thì sẽ chẳng có cơ hội vận dụng hết những cái ta đã học, đã tìm hiểu vào công việc, vào cuộc sống.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

“Ăn vóc học hay” là bài học sâu sắc để mỗi chúng ta có ý thức cân bằng giữa ăn và học, không được quá coi trọng một bên nào đó mà ảnh hưởng đến bên còn lại. Qua đó cũng phê phán những kẻ phàm phu tục tử, ham ăn uống, hưởng thụ mà lười học, ngại khó khăn, không có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Mai Du

Vấn đề ăn học là vấn đề muôn thuở, chúng ta nói đến nó thì có bàn từ ngày này qua ngày kia cũng không sao hết được. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn đa dạng và phong phú, chúng chứa đựng những bài học hay lời khuyên có giá trị hữu ích thông qua ca dao, thành ngữ và tục ngữ. Qua đó, người xưa muốn gửi gấm đôi điều cho thế hệ trẻ về sau. Tương tự như vậy, câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” cũng mang đến cho chúng ta những bài học thật sự ý nghĩa.

“Ăn vóc học hay”

Trước hết, chúng ta phải phân tích câu tục ngữ này theo nghĩa đen và nghĩa bóng để tìm ra giá trị ở bên trong. Động từ “ăn” và “học” thì tất cả chúng ta đều biết nghĩa, còn lại là phân tích hai tính từ “vóc” và “hay”. Ở đây, từ “hay” thường được hiểu theo nghĩa tích cực, hay là giỏi, là tốt,..Vậy ra, học hay nghĩa là học giorivaf học tốt. Còn lại, chúng ta phân tích đến từ “vóc”, từ này được hiểu theo nghĩa là dáng vóc tức là hình dáng bên ngoài của mỗi người. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, “vóc” đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người. Chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ “sự cao lớn chắc chắn”, vóc dạc chỉ hình tích cao lớn.

Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không

Ăn vóc học hay

Vậy nên, câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” có nghĩa là ăn uống khỏe mạnh và học hành giỏi giang. Suy rộng ra nghĩa bóng, ông bà ta muốn nhắc nhở mọi người chú trọng giữ gìn sức khỏe của mình. Bởi vì khi có sức khỏe, chúng ta mới có thể làm mọi điều mình muốn từ chuyện học hành đến làm việc hay vui chơi giải trí,…Qua đó, ý nghĩa về sự chịu khó rèn luyện  của con người cũng được khích lệ. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.

Sức khỏe là quan trọng

Thuở xa xưa, ông bà chúng ta sinh ra đều biết lao động và yêu lao động. Họ ăn uống kham khổ, thức ăn không cần ngon chỉ cần chất lượng. Họ chú trọng vào việc “Ăn chắc mặc bền”, nghĩa là chất lượng được đặt lên hàng đầu. Bữa ăn chỉ cần no bụng và dinh dưỡng chứ không cần là sơn hào hải vị. Trở lại thời bây giờ, mọi thứ đều trở nên tiên tiến nên mức sống của con người cũng được nâng cao hơn. Họ kén chọn hơn trong việc ăn uống và những vấn đề khác nữa. Đôi lúc, họ xem thường bữa ăn của mình, chỉ ăn qua loa mà cứ lao đầu vào làm việc một cách điên cuồng.

Xem thêm bài viết tham khảo: “Ăn chắc mặc bền”

Chúng ta cũng phần nào hiểu được là cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn là thứ quan trọng nhất đối với mỗi người vì khi nó đã qua đi thì không bao giờ lấy lại được. Cho dù bạn có bận rộn cách mấy, bạn cũng nên dành thời gian cho bữa ăn của mình. Hoặc có một số khác, họ ăn uống một cách kén chọn, nghĩa là chỉ ăn món mình thích và không bao giờ ăn món mình không thích. Tuy nhiên, chúng ta phải đa dạng bữa ăn thì dinh dưỡng mới được đảm bảo.

Như vậy, người xưa mới khuyên nhủ rằng nên “Ăn vóc học hay”. Chúng ta phải kết hợp cả sức khỏe và trí tuệ, hai yếu tố này bổ sung cho nhau cùng phát triển. Muốn trở nên giỏi giang và làm những việc mình mong muốn, bạn phải chăm lo cho sức khỏe trước đã.

Có sức khỏe gần như có tất cả

Bên cạnh đó, câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” cũng phần nào thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn là không lãng phí, vô ích. “Ăn vóc học hay” vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, “Ăn vóc học hay” cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập.

Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không

Ăn vóc học hay

Trong cuộc sống, thể chất và trí tuệ của con người luôn là hai hai thứ đi song hành cùng nhau, trong đó thể chất chính là một trong những điều quan trọng ảnh hưởng lớn đến tâm hồn trí tuệ. Câu tục ngữ đã khuyên răn con người cần biết chăm chút cho sức khỏe, ngoại hình của bản thân để học tập hay làm việc một cách hiệu quả.

Thể chất là một thứ luôn đi kèm với sức khỏe, năng lượng, người có ngoại hình cao lớn, mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ có một sức lực tốt hơn một người gầy gò, nhỏ bé. Bất kỳ một công việc nào cũng đòi hỏi những người có sức khỏe, thể lực tốt, cho dù là những công việc văn phòng mà chỉ ngồi một chỗ và dùng đến trí óc, tuy nhiên thực chất, trí óc hoạt động cũng cần nhờ đến sức khỏe. Vậy nên, tầm vóc của con người cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, làm việc hay tiếp thu. Khi ta có sức khỏe tốt, một thể trạng tốt, khả năng nhận biết , học hỏi, tiếp cận cũng sẽ hiệu quả hơn, ta thu nạp kiến thức và vận dụng nó một cách có ích.

Nên biết chú trọng vào những điều gì

Ngược lại, khi ta không có sức khỏe tốt, thể trạng yếu đuối, hay mệt mỏi, ta sẽ khó mà có thể đủ sức lực mà tiếp thu kiến thức, làm việc một cách hiệu quả . Vậy nên, điều kiện tiên quyết đầu tiên để con người ta có thể đạt được thành công đó chính là cần có sức khỏe.

Câu tục ngữ không chỉ đề cao vai trò của tầm vóc thể lực mà còn đặt ra yêu cầu đối với mỗi người về việc đảm bảo được thể chất một cách khỏe mạnh. Cần có một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, an toàn, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân không chỉ về trí tuệ mà còn về sức khỏe, rèn luyện thể lực, thư giãn tinh thần thoải mái để có thể phát triển một cách toàn diện.

Lời kết

Sức khỏe quả thực rất quan trọng trong việc quyết định đến con đường ta đang đi, việc mà ta làm, do đó đừng coi thường sức khỏe và thể trạng của bản thân mình. Câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” mang những ý nghĩa hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt với thế hệ trẻ hôm nay.Nó cho thấy một trong những yếu tố để đi đến thành công và gặt hái được ước mơ của mỗi người đó chính là sức khoẻ, tầm vóc.

Ăn vóc học hay có phải thành ngữ không
Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ