Anh chị hay phân tích các quy luật và nguyên tắc dạy học ở đại học

Anh chị hay phân tích các quy luật và nguyên tắc dạy học ở đại học

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

I. QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1. Khái niệm:

                Quy luật là hiện tượng có tính bản chất, là mối quan hệ bản chất, bên trong xuyên suốt đối tượng và quá trình (quan hệ khách quan, tất yếu, lặp lại, phổ biến, bền vững trong những điều kiện xác định).

                Quy luật dạy học phản ánh những quan hệ chủ yếu, bên trong của những hiện tượng dạy học quy định sự thể hiện tất yếu và sự phát triển của chúng.

2. Quy luật cơ bản của quá trình dạy học

Dạy học là một quá trình luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Sự vận động và phát triển đó theo những qui luật riêng. Đó là các qui luật sau đây:

                Quy luật về tính qui định của xã hội đối với các thành tố của quá trình dạy học.

                Quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

                Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh.

                Quy luật thống nhất dạy học và giáo dục nhân cách.

                Quy luật thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học.

Trong các quy luật nêu trên, quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh là quy luật cơ bản, xuyên suốt QTDH. Nó phản ánh mối liên hệ tất yếu chủ yếu và bền vững giữa hai nhân tố trung tâm, đặc trưng cho tính chất hai mặt của QTDH

II. HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC

1. Khái niệm

                Nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo, yêu cầu cơ bản đối với hoạt động và hành vi rút ra từ  tính quy luật được khoa học thiết lập.

                Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của lí luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

Nguyên tắc dạy học chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, nhiệm vụ dạy học và những tính quy luật của quá trình dạy học. Nguyên tắc dạy học mang tính lịch sử – xã hội. Trong lịch sử phát triển của LLDH, có những nguyên tắc mới xuất hiện, bảo toàn và hoàn thiện những nguyên tắc đã được hình thành trước đây mà chưa mất ý nghĩa trong hoàn cảnh mới của hoạt động nhà trường, nhưng cũng có nguyên tắc không còn phù hợp trong xu thế phát triển của xã hội như nguyên tắc

2. Hệ thống nguyên tắc

Trong công tác dạy học, cần phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:

2.1 Thống nhất tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học

a) Nội dung nguyên tắc.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chân chính, chính xác, phản ánh những thành tựu hiện đại khoa học, kĩ thuật, văn hóa; dần dần cho học sinh tiếp xúc với một số phương pháp nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học; qua đó hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, niềm tin, sự say mê, hứng thú trong học tập cũng như những phẩm chất đạo đức cần thiết.

b) Biện pháp thực hiện

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức, điều khiển người học chiếm lĩnh hệ thống những tri thức cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học. Mặt khác cần tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức nhân văn và lòng khoan dung cho thế hệ trẻ

2.2 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học

a) Nội dung nguyên tắc

Trong quá trình dạy học, phải làm cho học sinh nắm vững những tri thức lý thuyết, tác dụng của nó đối với cuộc sống, đối với thực tiễn, có kĩ năng vận dụng chúng vào thực tiễn, góp phần cải tạo hiện thực khách quan.

b) Biện pháp thực hiện

   Khi xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học, cần lựa chọn những môn học và những tri thức phổ thông cơ bản, phù hợp với những điều kiện tư nhiên, tình hình thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chuẩn bị cho các em tham gia vào cuộc sống.

   Về nội dung dạy học: Cần làm cho học sinh thấy được nguồn gốc thực tiễn của các khoa học, nghĩa là khoa học nảy sinh là do nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn ; phản ánh tình hình thực tiễn vào trong nội dung dạy học ..., khai thác vốn sống của các em...

   Về phương pháp dạy học: Cần vận dụng các phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu thực tế, luyện tập ... nhằm hướng dẫn học sinh tập vận dụng tri thức đã học vào nhiều tình huống khác nhau như : giải thích hiện tượng thực tế, giải các loại bài tập thực tế, tổng kết kinh nghiệm thực tế, tiến hành tăng hiệu suất lao động.

·  Về hình thức tổ chức dạy học: Tận dụng các hình thức dạy học ở vườn trường, xưởng trường, ở các cơ sở sản xuất. Những hình thức dạy học này giúp các em kết hợp một cách sinh động việc nghe giảng lí thuyết với việc xem tận mắt tình hình thực tế, đồng thời lại vận dụng được những điều đã học.

2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học

a) Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, phải làm cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với những sự vật hiện tượng, hay các hình ảnh của chúng từ đó họ có thể nắm khái niệm, qui luật, lý thuyết trừu tượng, khái quát. Và ngược lại, có thể cho học sinh nắm cái trừu tượng, khái quát rồi xem xét các sự vật, hiện tượng cụ thể, đảm bảo được mối liên hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.

b) Biện pháp thực hiện

Sử dụng phối hợp nhiều loại phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là các phương tiện nhận thức và các nguồn tri thức trong khi giảng bài, khi tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, ôn tập, củng cố tri thức.

Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói, nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu với nhau.

Rèn luyện cho học sinh óc quan sát và năng lực rút ra những kết luận có tính khái quát.

Sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có nhằm hình thành những biểu tượng mới.

Tổ chức, điều khiển học sinh, trong những trường hợp nhất định, nắm những cái khái quát, trừu tượng (khái niệm, qui tắc ...) rồi từ đó đi đến những cái cụ thể, riêng biệt (lấy ví dụ cụ thể minh họa, vận dụng qui tắc để giải các bài tập cụ thể ...)

Cho học sinh làm các bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa cụ thể hóa và trừu tượng hóa, giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng ...

2.4 Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm dẻo của quá trình tư duy trong dạy học.

a) Nội dung nguyên tắc

Trong quá trình dạy học, đòi hỏi học sinh phải nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để khi cần, có thể nhớ, vận dụng được một các linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau. Bên cạnh đó rèn luyện ở học sinh phẩm chất tư duy nói chung, phẩm chất mềm dẽo để vận dụng điều đã học vào tình huống quen thuộc và tình huống mới.

b) Biện pháp thực hiện

Trong dạy học, cần làm nổi bật cái cơ bản của từng đề mục, từng chương để học sinh tập trung sức lực và trí tuệ vào đó, không bị phân tán vào tình huống không cơ bản.

Trong dạy học, học sinh phải biết sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ, ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. Trong khi học bài, có những cái phải học thuộc lòng, có cái nhớ đại ý.

Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập khác.

Hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập

2.5 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy học

a) Nội dung nguyên tắc

Đảm bảo nguyên tắc này trong dạy học là phải vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của mọi thành viên trong lớp đồng thời phải quan tâm đến từng cá nhân người học, đảm bảo cho mọi người đều có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình.

b) Biện pháp thực hiện

Khi dạy học, cần nắm vững đặc điểm chung của cả lớp, đặc điểm riêng từng em về các mặt, nhất là về năng lực nhận thức và động cơ, thái độ học tập.

Khi lên lớp, giáo viên phải thường xuyên nắm tình hình lĩnh hội của học sinh để có thể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình cũng như của học sinh, nhất là học sinh yếu kém.

Cần cá biệt hóa việc dạy học

Đây là biện pháp cơ bản để giúp đỡ riêng từng loại đối tượng học sinh, thậm chí từng học sinh.

2.6 Thống nhất vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò tích cực, tự giác, độc lập của học sinh trong dạy học

a) Nội dung nguyên tắc

Trong dạy học, phải đảm bảo mối quan hệ thuận lợi nhất giữa sự chỉ đạo sư phạm của thầy giáo và lao động tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.

b) Biện pháp thực hiện

Hoạt động dạy học phải hướng vào người học sinh ; phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh ; tạo điều kiện cho họ có thể học tập bằng chính hoạt động của mình.

Giáo dục cho học sinh ý thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, nhiệm vụ học tập, từ đó có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.

Phát huy tư duy ngôn ngữ cho học sinh, khéo léo dẫn dắt học sinh vào các tình huống có vấn đề, giải các bài tập có tính độc lập.

Bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, tự nghiên cứu, óc hoài nghi khoa học…

Trong giảng dạy, giáo viên phải thu được thông tin ngược chiều từ phiùa học sinh để điều chỉnh và hoàn thiện hơn công tác dạy và học.