Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu



b) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng

  • Tiến trình dạy học :

+ GV nêu mục đích TN

+ Nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Dự đoán các tính chất hóa học

+ Lựa chọn và đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán

+ Làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng , giải thích các hiện tượng TN

+ Kết luận vấn đề

Ví dụ sẽ được nêu trong bài Nhôm –HH 9 trình bày ở dưới


  1. Sử dụng thí nghiệm theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề

  • Tiến trình dạy học:

+Nêu vấn đề

+Tạo mâu thuẫn nhận thức bằng cách nhắc lại kiến thức đã học, làm xuất hiện mâu thuẫn

+ Đề xuất hướng giải quyết, thực hiện kế hoạch giải quyết

+Phân tích để rút ra kết luận

+Vận dụng

Theo phương pháp này, HS giống như tự mình tìm ra kiến thức mới cho bản thân, đồng thời dần hình thành kĩ năng phát hiện vấn đề và phương pháp suy nghĩ, thực hiện giải quyết vấn đề, đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, cần thiết không chỉ trong học tập mà trong cả cuộc sống và các hoạt động nghề nghiệp sau này. Quá trình tạo ra mâu thuẫn nhận thức cũng giúp cho HS thấy được rằng, phép suy diễn hoặc loại suy không phải luôn luôn đúng, khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể cần nghiên cứu chúng trong mối liên hệ qua lại với các thành phần khác.

Ví dụ : Dạy phần tính chất hóa học của nhôm. Bài “ NHÔM” hóa học 9

B1. Mục tiêu :

Kiến thức: HS nêu được nhôm có các tính chất hóa học của kim loại ngoài ra nhôm còn có tính chất hóa học khác đó là phản ứng được với dung dịch kiềm.

+ Kĩ năng: Có kĩ năng suy diễn tính chất hóa học của nhôm từ tính chất hóa học chung của KL, kĩ năng làm TN, quan sát mô tả hiện tượng TN, nhận xét, rút ra kết luận.

Kĩ năng phát hiện vấn đề.



B2. Những kiến thức có liên quan: Từ TCHH chung của KL đã được học, HS sẽ dự đoán được TCHH của Al đó là: Al tác dụng với phi kim.; Al tác dụng với dd axit; Al tác dụng với dd muối của KL hoạt động yếu hơn.

B3. Khi tìm hiểu về TCHH đặc biệt của Al (Al tác dụng với dd kiềm) sẽ xuất hiện vấn đề về TCHH của KL nói chung và TCHH riêng của Al, xuất hiện mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết và kiến thức mới.

Lựa chọn PP sử dụng TN: Các TN chứng minh nhôm có đầy đủ tính chất chung của kim loại, sử dụng TN theo PP kiểm chứng. TN nhôm phản ứng với kiềm , sử dụng TN theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

Tiến trình dạy học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Đặt vấn đề: Nhôm là một kim loại vậy nhôm có những tính chất hóa học chung của kim loại hay không?
GV yêu cầu HS nêu lại các tính chất hóa học chung của kim loại.
GV yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của nhôm và cho các ví dụ minh họa các tính chất đó.
GV yêu cầu HS đề xuất TN để kiểm chứng dự đoán trên (hoặc GV đề xuất TN, căn cứ vào điều kiện dụng cụ và hóa chất đã chuẩn bị), các TN có thể tiến hành:

TN nhôm phản ứng với oxi

TN nhôm phản ứng với dung dịch axit

TN nhôm phản ứng với dung dịch muối

Sau đó GV thống nhất và hướng dẫn cách tiến hành TN.

GV hoặc HS tiến hành TN theo nhóm

và mô tả hiện tượng các TN, kết luận .

( Nếu HS làm TN theo nhóm GV có thể phát phiếu học tập cho HS)

GV yêu cầu HS viết PTHH của Al tác dụng với AgNO3

GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

GV nhận xét bổ sung.
GV tiếp tục đặt vấn đề.

Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl và dd NaOH, nếu cho mảnh nhôm vào cả 2 ống nghiệm trên, hãy dự đoán hiện tượng xảy ra? Viết PTHH?


GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS nhận xét, ống nghiệm 1 đúng như dự đoán. Ống nghiệm 2 có hiện tượng sủi bọt khí, nhôm tan dần.

( Ở đây xuất hiện mâu thuẫn trái với dự đoán – xuất hiện tính huống có vấn đề)



GV: Giải thích cho HS (giải quyết mâu thuẫn) Al pư được với dd NaOH là do Al có tính chất khác với các KL nói chung (chúng ta sẽ tìm hiểu ở lớp trên)

GV đặt câu hỏi : Tại sao nhôm phản ứng được với oxi nhưng thực tế vẫn sử dụng xoong , nồi nhôm ...?

GV nhận xét bổ sung.


HS: Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

HS: Nêu tính chất hóa học chung của kim loại: Tác dụng với phi kim; Với dung dịch axit; Với dung dịch muối.
HS dự đoán nhôm có các tính chất sau :

+ Tác dụng với phi kim ( oxi, clo...)

Ví dụ:

+ Tác dụng với dung dịch axit



Ví dụ :

+ Tác dụng với dung dich muối

Ví dụ

(Tùy HS cho ví dụ GV nhận xét )



TN 1: Nhôm phản ứng với oxi

Hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng .

PTHH: 4Al(r) + 3O2(k)  2Al2O3(r)

TN 2. Nhôm phản ứng với dung dịch axit

Hiện tượng: Có bọt khí bay ra, khí đó là H­2

2Al(r) + 6HCl(dd)  AlCl3(dd) + 3H2(k)

TN 3. Nhôm phản ứng với dung dịch muối

Hiện tượng:Có chất rắn màu đỏ bám ra ngoài dây nhôm

2Al(r) + 3CuSO4 (dd)  2AlCl3(dd) + 3Cu(r)

KL: Nhôm có đầy đủ tính chất hóa học chung của một KL

HS dự đoán ở ống nghiệm đựng dd HCl có bọt khí bay lên , mảnh nhôm tan dần.

2Al(r) + 6HCl(dd)  AlCl3(dd) + 3H2(k)

Ở ống nghiệm đựng NaOH sẽ không có hiện tượng gì xảy ra vì kim loại không phản ứng được với kiềm.

HS trả lời.




1.1.2. Sử dụng TN trong giờ thực hành

Để phát huy tính tích cực của HS, cần có thêm loại bài tập thực nghiệm trong bài thực hành. Đặc điểm của bài tập thực nghiệm là HS phải nghiên cứu giải lí thuyết trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm. Do đó HS phải tích cực suy nghĩ vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Bài tập : Có 3 ống nghiệm đựng hoá chất không có nhãn : Rượu etylic, axit axetic, nước. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi ống nghiệm đựng chất nào ? Dụng cụ hoá chất coi như có đủ.

Hoạt động của học sinh có thể như sau :



Phương hướng chung

Thực hiện cụ thể

Bước 1 : Giải lí thuyết

Xác định thuốc thử dùng để nhận biết.

Căn cứ vào tính chất của axit axetic, rượu etylic, nước.


Bước 2 : Làm thí nghiệm

+Chuẩn bị dụng cụ hoá chất

+ Thực hiện các thí nghiệm
Bước 3 : Rút ra kết luận


HS nêu các cách khác nhau để phân biệt axit axetic với rượu etylic và nước:

- Dùng kim loại mạnh ( Mg, Zn), O2(kk).

- Quỳ tím, kim loại Na.

-Muối cacbonat ( Na2CO3), kim loại Na.

- Oxit bazơ ( CuO), O2(kk).
Cho mỗi nhóm HS thực hiện theo các cách khác nhau dựa vào hoá chất và dụng cụ đã có.

Thí dụ :


- Cho muối cacbonat vào 3 mẫu thử. Nếu có sủi bọt, mẫu dó là axit axetic.

- Cho natri vào 2 mẫu thử rượu etylic và nước cất, mẫu nào có phản ứng mãnh liệt, hạt tròn chạy trên mặt thoáng, mẫu đó là nước. Nếu có phản ứng nhưng natri chìm xuống rồi từ từ nổi lên và nằm dưới mặt chất lỏng, đó là rượu etylic.

Chỉ rõ ống nghiệm đựng axit, rượu và nước.

So sánh kết quả giữa các nhóm và rút ra kết luận chung.





1.2 Sử dụng các phương tiện trực quan khác (mô hình, hình vẽ , sơ đồ ….) và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học hoá học

1.2.1.Sử dụng mô hình, hình vẽ , sơ đồ , ….

Hoạt động của GV và HS khi dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, vật thật, hình ảnh trên đĩa hình v.v... để khai thác các thông tin (kiến thức cần biết) có thể như sau:






Hoạt động GV

Hoạt động HS

Sử dụng ít tích cực

- Thông báo nội dung

-Cho HS xem mô hình, mẫu vật, thí nghiệm, hình ảnh mô phỏng, sơ đồ,... để minh hoạ



- Nghe thông báo

- Quan sát để minh hoạ cho lời nói của GV.




Sử dụng
tích cực

- Nêu mục đích

- Trình bày hoặc cho HS quan sát.

-Giao nhiệm vụ cho HS.

- Hướng dẫn hoạt động của HS.



- Nắm mục đích

-Tiến hành các hoạt động thu thập và xử lí thông tin : Quan sát, tiến hành thí nghiệm,...

-Nhận xét, rút ra kết luận.

Nếu chỉ đưa mô hình, hình vẽ, sơ đồ, v.v trong chốc lát để chứng minh cho một vấn đề hoá học thì sẽ giảm tích tích cực đi rất nhiều. Việc sử dụng mô hình, hình vẽ nên thực hiện đa dạng như sau :



  • Mô hình, hình vẽ, sơ đồ, v.v có đầy đủ chú thích là nguồn để HS khai thác thông tin hình thành kiến thức mới.

  • Mô hình, hình vẽ, sơ đồ, v.v không có đầy đủ chú thích giúp HS kiểm tra những thông tin (kiến thức Hoá học) còn thiếu.

  • Mô hình, hình vẽ, sơ đồ, v.v câm (không có chú thích) nhằm yêu cầu HS phát hiện kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức của mình.

1.2.2. Sử dụng bản trong và máy chiếu qua đầu, giấy A0, bảng phụ

Thực tế dạy học đã chứng tỏ sử dụng bản trong và máy chiếu qua đầu trợ giúp tích cực cho quá trình dạy học hoá học ở tất cả các cấp học, bậc học. Có thể sử dụng bản trong và máy chiếu qua đầu trong những trường hợp cụ thể như sau :





Sử dụng bản trong và máy chiếu qua đầu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Đặt câu hỏi kiểm tra .

- Thiết kế câu hỏi.

- Làm bản trong.

- Chiếu lên màn hình và hướng dẫn : kiểm tra bài cũ, kiểm tra củng cố,...


- Đọc câu hỏi.

- Trả lời câu hỏi.

- Viết câu trả lời lên bản trong hoặc trực tiếp.


Giao nhiệm vụ cho HS hoạt động.

- Thiết kế nhiệm vụ.

- Làm bản trong.

- Chiếu lên màn hình và hướng dẫn.


- Đọc để nhận nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ.

- Trình bày kết quả bằng cách nói hoặc ghi trên bản trong để chiếu.


Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất của chất.

- Nêu tên và mục đích thí nghiệm.

- Thiết kế các bước tiến hành thí nghiệm.

- Làm bản trong.

- Chiếu lên màn hình và hướng dẫn.



- Đọc trên màn hình.

- Thực hiện các thao tác.

- Thực hiện các hướng dẫn để rút ra kết luận

- Báo cáo kết quả.



Giới thiệu mô hình, thí nghiệm, hình vẽ.

- Chụp mô hình vào bản trong.

- Chiếu lên màn hình.

- Giới thiệu hoặc giao nhiệm vụ cho HS.


- Nhìn lên màn hình.

- Quan sát.

- Nhận xét rút ra kết luận.

- Ghi ra bản trong và chiếu lên màn hình.



Tóm tắt nội dung, ghi kết luận hoặc tổng kết một vấn đề ...

- Lựa chọn nội dung : sơ đồ liên hệ hoặc lời văn

- Đánh máy và in lên bản trong.

- Chiếu lên màn hình khi sử dụng.


- Quan sát trên màn hình.

- Ghi chép nếu cần thiết.



Chữa bài tập

- Có thể in trên bản trong toàn bộ bài giải rồi chiếu lên màn hình từng đoạn 1 và kết hợp với lời nói.

- Trực tiếp dùng bút giải từng bước trên bản trong kết hợp phát huy tích tích cực của HS.



- HS quan sát màn hình và lắng nghe GV.

- Ghi chép.

-HS vừa theo dõi trên màn hình, vừa trả lời câu hỏi của GV.

- Ghi bài giải.


Chú ý khi làm bản trong :

- Nội dung cô đọng, chính xác, rõ ràng

- Cỡ chữ có thể chiếu rõ ràng : 22-24

- In đậm để chiếu cho rõ

Lợi ích khi sử dụng : Giúp cụ thể hoá, rõ ràng, tiết kiệm thời gian cho các hoạt động của GV và HS. Bản trong sau khi dùng sẽ dùng lại được nhiều lần.



1.2.3. Sử dụng dụng cụ, hoá chất để thực thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm thực hành

- Các thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học của chất vô cơ và hữu cơ.

- Các thí nghiệm thực hành do nhóm HS thực hiện ở 15 bài thực hành Hoá học 8, 9.

Các hoạt động của GV và HS là:

- GV nêu nhiệm vụ hoặc vấn đề cần tìm hiểu.

- HS thực hiện nhiệm vụ : Lấy dụng cụ, hoá chất, lắp đặt, tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng,...

- HS rútt ra kết luận.

GV nhận xét và hoàn thiện.

Yêu cầu việc sử dụng các dụng cụ, hoá chất cần bảo đảm an toàn thành công cho các thí nghiệm và cần thực hiện theo hướng như là mẫu vật thật, hiện tượng thực, là nguồn để HS thu thập và xử lí các thông tin về trạng thái, màu sắc, tính chất hóa học của chất,...

1.2.4. Sử dụng đĩa hình, phần mềm dạy học và máy tính, máy chiếu đa năng góp phần tích cực hoá hoạt động của HS trong học tập hoá học

- Đĩa hình có ghi hình ảnh thí nghiệm (phim thí nghiệm) giúp HS:

+ Quan sát một số thí nghiệm khó, độc hại, cần nhiều thời gian để thực hiện trên lớp, không thực hiện được trong phòng thí nghiệm, mô tả hiện tượng, rút ra nhận xét.

+ Quan sát thí nghiệm, biết cách tiến hành một số thí nghiệm thực hành.

- Các mô phỏng về mô hình nguyên tử, sự tạo thành liên kết hóa học, mô hình phân tử hợp chất hữu cơ,... giúp HS:

+ Quan sát hình ảnh trừu tượng để hình dung được một cách dễ dàng. Từ đó HS nhận xét và rút ra những kết luận về cấu tạo nguyên tử.

+ Quan sát hình ảnh mô hình cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

Sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng, phần mềm dạy học hoá học, phần mềm chuyên dụng giúp GV :

-Thu thập các thông tin tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học.

-Thiết kế giáo án điện tử có nội dung thí nghiệm, hình ảnh mô phỏng.

-Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học hoá học trên lớp.

Sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng, phần mềm dạy học hoá học, phần mềm chuyên dụng giúp HS

-Tự tìm kiếm thông tin trên mạng có liên quan đến hoá học.

- Tự học thông qua sử dụng sách điện tử, đĩa hình,...

- Trao đổi thông tin giữa GV và HS, giữa HS và HS.

1.2.5.Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

Giúp cho việc dạy học hoá học trực quan, sinh động, phát triển tư duy tạo điều kiện HS tích cực khai thác, tìm tòi xây dựng kiến thức mới.



Nhược điểm:

- Cần có phương tiện thiết bị nên tốn kém hơn.

- Cần có nhiều thời gian để GV chuẩn bị.

- Cần có điều kiện cơ sở vật chất nhất định thì mới phát huy được hiệu quả.



1.2.6. Một số điểm cần lưu ý

Tuỳ mục đích của mỗi bài học, GV có thể sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học tối thiểu đã được cung cấp theo hướng hỗ trợ tạo điều kiện cho HS được hoạt động tích cực hơn.

Ngoài ra ở những địa phương có điều kiện, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để góp phần đổi mới phương pháp dạy học hoá học. Tuy nhiên cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây thì mới đạt được hiệu quả cao.

a) Bảo đảm tính mục đích : Sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu, máy tính và các phần mềm như là phương tiện giúp GV tổ chức và HS thực hiện các hoạt động học tập hoá học theo hướng : HS chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng hoá học.

b) Bảo đảm tính hiệu quả : Không coi thiết bị dạy học hoá học, máy tính và phần mềm chỉ như là công cụ trình chiếu, trưng bày mà thực sự là nguồn để giúp HS tìm tòi, vận dụng kiến thức.

c) Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp : Chỉ sử dụng thiết bị dạy học hoá học tối thiểu, máy tính, phần mềm đa phương tiện phù hợp với nội dung, hình thức và phương pháp cụ thể ở mỗi bài, chương. Không sử dụng tràn lan gây nặng nề cho bài học dẫn đến thiếu hiệu quả.

d) Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu với việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, phù hợp đảm bảo tính hiệu quả của việc áp dụng dạy học tích cực.

Thí dụ: Một số thí nghiệm hoá học có điều kiện GV làm hoặc HS thực hiện được thì không nên sử dụng hình ảnh thí nghiệm trong bài.

Nên kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác như phương pháp thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để tăng tính đa dạng và hiệu quả.

1.3. Ví dụ vận dụng

Ví dụ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm độ tan của chất rắn bằng cách cho HS quan sát, nhận xét sơ đồ "Độ tan của một số chất rắn" ở phần dung dịch, Hoá học 8.



Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Nêu mục đích : Hãy quan sát bảng độ tan và rút ra nhận xét về độ tan của chất rắn.

- Quan sát cái gì ?


- Nhận xét rút ra ?

- Báo cáo kết quả theo nhóm.

- Lắng nghe ý kiến của HS.

- Nhận xét hoặc điều chỉnh, bổ sung cho đầy đủ.



- Quan sát : đồ thị biểu diễn độ tan của từng chất theo nhiệt độ ; so sánh độ tan của các chất dựa vào đồ thị.

- Nhận xét : độ tan của các chất khác nhau (chất ít tan, chất tan nhiều,...)

Khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất rắn tăng (có trường hợp giảm).

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Nhận xét kết quả của nhóm khác.

- Tự điều chỉnh nhận xét( nếu cần).


Thí dụ 2 : Dùng bản trong và máy chiếu qua đầu để ra bài tập củng cố sau bài rượu etylic.

Hãy giải bài tập sau đây

Cho mẩu nhỏ natri tác dụng với rượu 400. Những phản ứng hóa học nào có thể xảy ra ? Hãy viết phương trình hóa học và giải thích.

GV có thể yêu cầu một số HS khá, giỏi, trung bình làm bài trên bản trong và chiếu kết quả lên bảng.

GV yêu cầu các HS khác nhận xét và sửa bài làm ngay trên bản trong.

GV có thể chiếu nội dung giải bài tập đã hoàn thiện để HS tham khảo.

Thí dụ 3 : Sử dụng máy tính , đĩa hình thí nghiệm 9 và máy chiếu đa năng để dạy nội

dung "Tính chất hoá học của sắt", "Tính chất hoá học của clo" dưới dạng bài giảng

điện tử.


Nội dung giáo án được soạn thảo theo phần mềm trình chiếu.

1. Hệ thống các câu hỏi giúp HS hoạt động.

2. Hình ảnh một số thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

3. Nội dung cần chốt về tính chất hoá học sau mỗi hoạt động.

4. Câu hỏi và bài tập giúp HS tự đánh giá và củng cố kiến thức, kĩ năng.

2. Xây dựng và sử dụng bài tập hóa học trong dạy học

Bài tập là một phương tiện dạy học quan trọng của người giáo viên. Bài tập giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề. Với vai trò cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn đời sống, bài tập là một công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Trong quá trình giải bài tập, nếu có sự kiên trì, chịu khó, cẩn thận, thì học sinh sẽ giải quyết được những mâu thuẫn trở ngại, từ đó có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo, sự yêu thích và say mê khoa học.

Thế nhưng làm thế nào để bài tập phát huy tính tích cực sáng tạo, kích thích tư duy mà không nằm ngoài tầm hiểu biết của học sinh? Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học đặc biệt khi sử dụng bài tập cần chú ý :


  • Xác định rõ mục đích của từng bài tập, mục đích của tiết bài tập. Kiến thức cơ bản nào được áp dụng trong bài? Kiến thức nào sẽ mở rộng thêm? Cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập nào?

  • Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình, vừa sức với trình độ học sinh.

  • Các dữ kiện cho trước và kết quả tính toán phải phù hợp thực tế. Giáo viên cần giải trước bằng nhiều cách khác nhau (nếu có thể), dự kiến trước những sai lầm học sinh hay mắc phải.

  • Cần đảm bảo sự cân đối giữa thời gian học lý thuyết và làm bài tập.

  • Phải chú ý đến yêu cầu cần đạt được để từng bước nâng cao khả năng giải bài tập của cả lớp.

  • Bài tập phải đủ các dạng từ dễ đến khó để quá trình tư duy được liên tục.

  • Khi gọi học sinh lên bảng cần hướng dẫn học sinh phân tích dữ kiện đề bài, giúp các em suy luận hướng giải. Cần phát hiện nhanh chóng những lỗ hổng kiến thức, những sai sót của học sinh để kịp thời sửa chữa. Không nên có sự thiên vị các em khá, giỏi, giễu cợt học sinh yếu.

2.1. Tăng cường xây dựng các bài tập thực nghiệm, bài tập thực tiễn nhằm củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng thực hành và kĩ năng vận dụng giải thích các hiện tượng thực tiễn

Bài tập thực nghiệm là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, PP làm việc khoa học, độc lập cho HS. GV có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới, khi luyện tập, rèn luyện kĩ năng cho HS.

- Bài tập về phân biệt nhận biết các chất.

- Bài tập về điều chế, tách chất

- Bài tập về giải thích hiện tượng, bài tập thực tiễn.

- Bài tập dùng hình vẽ, sơ đồ.

Hai dạng bài tập phân biệt, nhận biết và bài tập điều chế, tách chất được sử dụng trong dạy học tương đối nhiều tuy nhiên hai dạng bài tập về giải thích hiện tượng thí nghiệm, bài tập thực tiễn và bài tập dùng hình vẽ , sơ đồ còn ít được xây dựng và sử dụng

2.1.1. Bài tập về giải thích hiện tượng thí nghiệm và các hiện tượng thực tiễn

Dạng bài tập này giúp HS vận dụng tốt các kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn có liên quan đến hóa học. Thông qua việc giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho ý nghĩa việc học hóa học tăng lên, tạo hứng thú, say mê trong học tập của HS.Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tế còn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học.

Ví dụ 1: Có những chất làm khô sau đây: H2SO4 đặc, CaO, CaCl2 khan. Có thể dùng những chất nào nói trên để làm khô các khí ẩm sau đây: khí sunfurơ, khí oxi, khí cacbonic. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

Hướng dẫn: Những chất dùng để làm khô các chất ẩm cần có đủ hai tính chất sau đây:

. Háo nước, hút nước mạnh.

. Không có pư hóa học với chất cần làm khô .

Các chất nói trên đều là những chất hút nước mạnh. Ta chỉ cần xét xem chúng có phản ứng với các chất cần làm khô hay không.



Chất làm khô

SO2 ẩm

O2 ẩm

CO2 ẩm

H2SO4 đặc

Không pư

Không pư

Không pư

CaO

Có pư

Không pư

Có pư

CaCl2 khan

Không pư

Không pư

Không pư

Kết luận:

  • Ta có thể dùng H2SO4 đặc và CaCl2 khan để làm khô các khí ẩm SO2, O2 và CO2.

  • Ta chỉ có thể dùng CaO để làm khô khí O2 ẩm.

Ví dụ 2: Có một số khí độc hại còn dư sau khi làm TN là : khí Clo, khí sunfurơ, khí hiđro clorua, khí cacbonic . Để khử các khí độc trên cần phải sục ống dẫn khí vào dd nào sau đây là tốt nhất: Ca(OH)2, H2SO4, NaCl và H2O? Hãy giải thích.

Hướng dẫn :

Muốn khử các chất độc hại bằng PP hóa học ta cho chúng tác dụng với một chất nào đó để tạo ra chất mới không hoặc ít độc hại hơn. Ta có thể xét mối quan hệ giữa các chất trên bằng cách lập bảng sau:



Chất độc

Dd Ca(OH)2

Dd H2SO4

Dd NaCl

H2O

Cl2

Sản phẩm không độc

Không pư

Không pư

Pư khó

SO2

Sản phẩm không độc

Không pư

Không pư

It hấp thụ

HCl

Sản phẩm không độc

Không pư

Không pư

Sản phẩm độc hại

CO2

Sản phẩm không độc

Không pư

Không pư

Ít hấp thụ

Каталог: upload -> 26252
upload -> Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tháng 2 và nhiệm vụ trọng tâm tháng năm 2015 phần thứ nhấT
upload -> Cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
upload -> []
upload -> Rơi vào thế bị động, lúng túng tìm cách chống đỡ
upload -> Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947 (Автомат Калашникова образца 1947 года) ak-47
upload -> TrưỜng cao đẲng sư phạm tw


tải về 7.67 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu