Bài học về sự kiên trì trong kinh doanh

Bài học về sự kiên trì trong kinh doanh

Nhân viên kinh doanh cần có những đặc điểm khác biệt và đa dạng, nhưng nếu thiếu đi sự kiên trì nhẫn nại thì họ sẽ rất khó thành công. Bất cứ khi nào bạn tương tác với khách hàng tiềm năng, một chút kiên nhẫn có thể giúp bạn đạt được những kết quả tốt đẹp.

Lí do vì sao kiên nhẫn lại là yếu tố quan trọng trong kinh doanh?

Chỉ có 2% giao dịch thành công trong lần gặp gỡ đầu

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ có 2% giao dịch thành công ngay lần gặp gỡ đầu tiên. Điều này dẫn đến 98% cuộc bán hàng cần nhiều công sức hơn.

Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, có rất ít cơ hội để bạn biết về khách hàng nhằm xác định nhu cầu của họ và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giúp họ như thế nào. Đôi khi cuộc gặp gỡ đầu tiên đó là thời điểm tồi tệ đối với khách hàng.

Họ có thể gặp khó khăn về ngân sách hoặc lo ngại về dòng tiền hay chi phí. Mặc dù sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu của họ nhưng tại thời điểm đó, họ không thể cam kết mua hàng. 

Khách hàng không thích bị thúc giục

Không có bất kỳ khách hàng nào thích cảm giác bị ép buộc mua hàng. Họ cho rằng kết luận vội vàng có thể không phải là quyết định tối ưu. Hãy xem việc bán hàng giống như một sợi dây chun. Nếu liên tục kéo giãn, bạn sẽ làm tăng tỷ lệ dây sẽ bị đứt. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng sẽ trì hoãn, thậm chí giao dịch không thành công.

Trong khi đó, những khoảng dừng cần thiết sẽ mang lại cho khách hàng tiềm năng thời gian để suy nghĩ và đưa ra những quyết định đáng giá.

Kiên nhẫn để hiểu khách hàng

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết của một nhân viên kinh doanh nổi bật. Để lắng nghe rõ ràng các vấn đề của khách hàng mà không khiến họ cảm thấy áp lực, bạn cần kiên nhẫn. Nếu bạn quá khích, họ có thể nhầm lẫn về các tính năng của sản phẩm và suy luận rằng họ đang mua các tính năng mà họ không cần.

Nếu thiếu đi sự kiên trì nhẫn nại thì nhân viên kinh doanh rất khó để thành công

Vậy làm thế nào để thể hiện sự kiên trì nhẫn nại mà không làm phiền khách hàng? Hãy tham khảo một vài ý tưởng sau nhé.

Ngừng cố gắng bán hàng

Có một tình huống mà hầu hết nhân viên kinh doanh đều gặp phải, đó là bạn nghĩ rằng bạn đã hoàn tất việc bán hàng nhưng đột nhiên khách hàng tiềm năng trở nên im lặng. Khá là thất vọng, phải không?

Điều này thường xảy ra nếu khách hàng không coi bạn là người mà họ có thể tin tưởng, đặc biệt nếu bạn dường như không chú ý nhiều đến những gì họ đang nói. Trong tình huống này, hãy luôn lùi lại một bước và xem lại cách bạn giao tiếp với họ.

Nếu thông điệp của bạn chỉ nói về việc bán sản phẩm, hãy thay đổi bằng cách chia sẻ những hiểu biết trung lập nhưng hữu ích với khách hàng. Bằng cách chứng minh giá trị mà bạn có thể mang lại và nêu bật lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ hữu ích cho họ, bạn sẽ được xem như một tài sản vô giá.  

Vì vậy, hãy ngừng cố gắng bán hàng và bắt đầu cố gắng hiểu tại sao khách hàng tiềm năng lại do dự, ghi nhận mối quan tâm của họ và cung cấp thông tin để trấn an họ.

Xin phép để liên hệ lại

Sau cuộc gặp gỡ ban đầu, hầu hết các nhân viên kinh doanh sẽ làm một trong hai việc: đợi khách hàng tiềm năng sẽ quay lại hoặc làm phiền họ bằng nhiều cuộc gọi khác nhau.

Việc theo dõi, nhắc nhở khi bán hàng là điều quan trọng nhưng trước khi bạn làm điều đó, hãy luôn đảm bảo rằng bạn và khách hàng tiềm năng cùng thống nhất về thời điểm bạn nên liên hệ lại. Mặc dù bạn nghĩ rằng bạn có thể hiểu khách hàng nhưng bạn vẫn nên xin phép họ. Bằng cách này, bạn chắc chắn sẽ nổi bật trong số những nhân viên kinh doanh đang hối thúc khác.

Tạo khoảng trống giữa các lần liên hệ

Thông thường, với sự cho phép của khách hàng, các nhân viên kinh doanh có xu hướng tận dụng triệt để. Việc tung ra hàng loạt email và cuộc gọi, mong đợi họ trả lời càng sớm càng tốt là một sự phiền toái bạn có thể gây ra.

Một trong những quy tắc quan trọng nhất của quy trình theo dõi là đợi ít nhất 48 giờ giữa các lần liên hệ. Bằng cách giãn cách các lần liên hệ, bạn cho thấy rằng bạn coi trọng thời gian của người khác. Điều này có thể không giúp bạn kết thúc giao dịch mua bán nhưng nó cũng sẽ không khiến bạn bị cho là một người phiền toái.

Biết khi nào nên dừng lại

Mặc dù kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt, nhưng nếu khách hàng tiềm năng của bạn chỉ đơn giản là không hứng thú, đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thời gian và nguồn lực của mình để theo đuổi họ. Chìa khóa ở đây là biết khi nào cần dừng lại.

Nếu một số email đầu tiên của bạn không được trả lời, hãy gửi thêm một tin nhắn nữa, nói rằng bạn sẽ ngừng liên hệ với họ. Với cách tiếp cận này, hai kết quả có thể xảy ra: nếu khách hàng tiềm năng bị cuốn vào công việc và chỉ đơn giản là quên hẹn giờ gọi lại cho bạn, điều đó khiến họ cảm thấy cần liên hệ với bạn càng sớm càng tốt. Nếu họ bỏ qua email của bạn, có lẽ ngay từ đầu họ đã không quan tâm.

Dù bạn làm gì cũng đừng rơi vào cái bẫy “chỉ một cuộc gọi nữa thôi”. Nhân viên kinh doanh có xu hướng gọi cho một khách hàng tiềm năng quá nhiều lần nếu họ tự thuyết phục rằng chỉ cần một cuộc gọi nữa là họ sẽ chốt được giao dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế, đây là yếu tố khiến bạn bị đánh giá là thúc giục và gây phiền nhiễu. Vì vậy hãy cố gắng tránh điều này bằng cách trở nên kiên trì nhẫn nại hơn.

Pha Lê             

Câu chuyện và tâm sự dưới đây là những bài học kinh nghiệm sâu sắc của cá nhân mình trong quá trình đầu tư, đến thời điểm hiện tại mình vẫn luôn nhớ và nhắc nhở để không bao giờ một lần nào nữa mình được phép "buông thả" bản thân trên thị trường chứng khoán.

Có một Sự thật! Không sai khi nói rằng thị trường chứng khoán chỉ khốc liệt sau chiến tranh, vì số phần chiến thắng trên thị trường không dành cho số đông, lâu nay vẫn thế, Nhỏ lẻ sinh ra để vặt lông và lấy thịt. Thị trường nằm trong tay của những người khổng lồ khôn ngoan: họ điều phối, thúc đẩy thị trường bằng Tiền, Tin tức, Câu chuyện, Sự liên kết của họ vs những người khổng lồ khác.

Chính vì vậy, để tồn tại trên thị trường chứng khoán, không chỉ đơn giản là mua & bán, chúng ta cần xây dựng bốn trụ cột: Tư duy & Cảm Xúc, Quản trị rủi ro, Phân tích thị trường & Hệ thống giao dịch.

Để xây dựng được con người đầu tư, đầu tiên là Tư duy & Cảm xúc. Đây là phần quan trọng nhất để xác định & định vị bản thân mình là ai, phong cách giao dịch của mình như thế nào. Phần thứ 2: Là quản trị rủi ro, vì sao nó lại xếp số 2 chứ ko phải bất kì số nào khác: tư duy đúng rồi, cảm xúc đúng rồi, mà ko biết né những cạm bẫy, những rủi ro ko lường trước được thì thần tài may mắn sẽ ko còn ở lại nữa. Còn tiền là còn gỡ, chứ ko phải còn thở là còn gỡ. Phần 3 là Phân tích xu hướng thị trường  - chúng ta biết về HNXINDEX, UPINDEX, VNINDEX, Dòng tiền, Những yếu tố về vĩ mô, cơ bản doanh nghiệp, các dòng hưởng lợi, câu chuyện doanh nghiệp đó là cách phân tích thị trường. Cuối cùng mới đến Cổ phiếu với hệ thống giao dịch điểm mua, điểm bán, mẫu hình.... rất nhiều. Bao nhiêu năm nay thị trường vẫn vậy, lớp nhà đầu tư này rồi đến lớp nhà đầu tư khác thay máu liên tục. Thị trường nó vận động bằng cách chia tiền cho những người "khôn ngoan" hơn so với số đông.

"Hồi tưởng lại về thời gian đầu mình bước vào thị trường"

Kể lại câu chuyện, thời mới tham gia thị trường chứng khoán; mình được người anh giới thiệu cho một người thầy. Học được một thời gian, cũng may giai đoạn đầu lại vào đúng lúc uptrend. Lại còn có cả sóng penny - đến giờ kể lại mình vẫn còn thấy sướng tay khi đánh penny 4 ngày lãi 50% - trong vòng 2 tháng từ số tiền ban đầu mình nhanh chóng x2 vốn. Đơn giản quá nhỉ!

Lúc này mình cảm thấy cực kì tự tin vào khả năng của mình trên thị trường chứng khoán, đương nhiên là có đổ thêm vốn vào nhưng sau đó dòng tiền rút đi, đợt đó penny giảm trở lại, tiền kiếm cũng theo đó ra đi một số, nhưng may vẫn còn lãi. Đó chính là lần đầu tiên thị trường dạy cho mình biết về DÒNG TIỀN, khi dòng tiền rút đi cũng là lúc bạn nên đi theo họ.

Thấy không bền, mình đi tìm kiếm những người thầy khác, đơn giản mình tin chỉ có kiến thức mới giúp mình đầu tư tốt hơn. Rồi may mắn mình gặp một người môi giới, cũng là thầy dạy cho mình kiến thức! Lúc đó kiến thức hay quá, thật sự chưa bao giờ mình cảm thấy mình hiểu hơn về thị trường đến như vậy! Đặt cả niềm tin và sự tin tưởng tuyệt đối vào người thầy của mình! Nhưng rồi thị trường đến lúc nghỉ ngơi sau đà tăng dài. Một thời gian sau đó, thị trường rơi. Cổ phiếu mình cũng rơi theo!

Lúc đó mình chỉ đợi lệnh của anh rút tiền về, và anh cũng dạy mình là hãy rút lui nếu có dấu hiệu rủi ro về volume & xuất hiện upthurst bar. Ngày 1,2,3 ... ngày qua ngày trôi qua mình vẫn không thấy có tín hiệu gì, mặc dù theo kiến thức nếu thị trường đi lên mà không có volume, kéo trụ để tăng điểm số, cùng với số phiên phân phối liền kề nhau có nghĩa dòng tiền không thấy hấp dẫn với mức giá hiện tại và thị trường có khả năng chiếu khấu. Nhưng rồi tất cả lòng tin của mình sụp đổ vì lần đầu tiên mình lỗ trên 20% (sau sóng penny mình dồn tiền đánh lớn) nên giờ số vốn mất của mình lên tới cả trăm triệu lúc đó. 

Sau thời điểm thất vọng đó không nghe theo ai nữa (mặc dù tới thời điểm hiện tại mình vẫn rất biết ơn và luôn nhớ anh như là một người thầy thực sự cho mình về thị trường chứng khoán), sau đó mình không ngừng đổ lỗi cho cả thị trường, cổ phiếu, số phận. Quyết định làm theo cảm tính, giờ mới là giai đoạn mình bắt đầu "VÙNG VẪY - GIẪY GIỤA" chỉ để mục tiêu duy nhất là kiếm được lãi trở lại.

Đợt giảm thứ nhất của thị trường xong, đi ngang được vài phiên, mình cũng lao vào mua khi thấy những cổ phiếu trước đó bắt đầu tăng giá. Mặc dù mình biết là rủi ro vẫn còn đó, nhưng lần này toàn bộ tài sản mình lại đặt cược để hi vọng thắng trở lại.

Ngay ngày hôm sau, một cây giảm mạnh tiếp tục. Đánh bay tiếp 15% tài khoản của mình. Sợ quá, vừa lo, vừa không hiểu bản thân vừa làm điều gì. 

Mình bắt đầu đoán tiếp.

- Lần này nghĩ, thôi thì thua cũng thua rồi, rút tiền ra bắt đầu đi đánh phái sinh để bù lại cho nhanh. Bắt đầu nghiên cứu phái sinh để đặt cửa cho thị trường xuống tiếp, vì cùng thời điểm đó DowJone cũng sập lớn.

Nhưng rồi, chính điều này lại một lần nữa mình lại trả giá lần 3. Mình ôm giữ lệnh short trong vòng 2 ngày mà không hề đặt stoploss và kì vọng thị trường xuống mạnh. Đặt lệnh để đó và tắt máy nghỉ, nhưng rồi lúc thì lãi vài chục triệu vẫn giữ tiếp, ngày hô

Bài học về sự kiên trì trong kinh doanh

m sau mở ra lại bắt đầu thấy thị trường hồi trở lại, lệnh short tiếp tục lỗ mạnh. 

Buổi trưa hôm sau đó mình đóng lệnh, lỗ gần cả trăm triệu. Vừa run vừa sợ, mình còn chả dám nghĩ đến chuyện sẽ tham gia lại thị trường. Hàng đêm, thấy cả ngày cứ hí hoáy bật bảng điện, vợ tò mò, nhưng mỗi lần nghe vợ hỏi hôm nay thị trường thế nào! Tim mình đập dồn dập và chẳng dám nói những gì đã diễn ra với mình trong quãng thời gian đó. Đóng hết tât cả các vị thế và tài khoản âm hơn 50%

Đêm nào cũng thao thức, không ngủ được. Nghĩ lại những gì vừa xảy ra, là do BẢN THÂN chẳng có bất kì sự kỉ luật nào: kiến thức bằng không, kinh nghiệm bằng không, quản trị cảm xúc lại càng không. Thất bại rồi! – Mình tự nhủ với lòng.

Một vài hôm sau khi ổn định trở lại, cuối cùng mình nghĩ: “Thôi, Phải dừng lại rồi! Làm lại từ đầu thôi” - đó là quyết định của mình, nghỉ ngơi một thời gian, không giao dịch gì cả.

Trong khoảng thời gian nghỉ, mình mua sách đọc, tìm hiểu lại những sai lầm của bản thân, tìm hiểu về cách xây dựng hệ thống giao dịch, những yếu tố cần thiết để làm một nhà đầu tư. Học cách quản lý cảm xúc khi bắt đầu mua hay bán bất kì một mã nào, tại sao lúc trước mình lại vội vàng như vậy, cuối cùng là chuẩn bị kịch bản trước khi vào phiên. Đương nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng mình đã làm lại từ đầu như thế! Kể lại hành trình này rất dài, còn rất nhiều biến cố & bài học khác, nhưng cuối cùng, mình muốn gửi lời nhắn nhủ đến tất cả anh em theo dõi mình: 

Nếu các bạn đang lỗ hoặc chưa đạt mức lãi như bao người khác! Đừng lo lắng, cũng đừng quá buồn về bản thân, hãy lạc quan, tỉnh giấc & dừng lại khi thấy mình cần phải dừng. Bài học đầu đời của mình là Dòng tiền & Theo chân người khổng lồ, thị trường luôn đúng, và chỉ có mình sai thôi, không phải do ai hay vì bất kì lý do gì. Rõ ràng mình biết giai đoạn rủi ro nhưng lại cứ cố vùng vẫy để kéo gỡ, không khác gì lọt vào hố sình sau đó vùng vẫy, giẫy giụa, càng cố bao nhiêu mình càng bị thương nặng bấy nhiêu, mà đáng lẽ ra mình nên dừng lại. Nhìn lại hành trình thua lỗ ấy, cả trong giai đoạn điều chỉnh của thị trường, không lúc nào không có mặt mình tham gia. Giá như mình dừng lại ở phiên upthurst thứ nhất, và tham gia lại khi thị trường tốt hơn! 

Ở thời điểm hiện tại, có thể các bạn đang lỗ, hoặc chưa lãi, nhưng đừng giống mình! Hãy bình tâm lại, thoải mái, chấp nhận và đặt mục tiêu đầu tiên là hòa vốn. Đừng nghĩ đến mục tiêu có lãi nhanh, vì càng muốn kiếm lãi nhanh, thì lại càng áp lực, quyết định nóng vội rồi lại càng dễ sai lầm. Hãy đặt mục tiêu thấp nhất là kiếm lại được số tiền đã mất đó là thành công rồi, còn thời gian vừa qua chính là học phí bạn trả cho thị trường để có kinh nghiệm và bài học xương máu.

Mình đã bắt đầu làm lại như thế đấy! Giờ đây mình đã có lãi, thậm chí rất nhiều lãi, có thêm cho mình những kỹ năng, hệ thống giao dịch, cách quản lý cảm xúc và bài học sâu sắc trên thị trường. Mà tin chắc sẽ không một lần nào nữa, mình được phép cho bản thân "Buông thả" trên thị trường!

Mình đã xây dựng ra những tiêu chuẩn cho cá nhân là một nhà giao dịch theo xu hướng: Không đánh trong xu hướng giảm, Không sợ mất cơ hội, Không đánh phái sinh, Không bắt đáy, Không mua hàng không có cơ bản, Không gồng lỗ, ... mình đã tìm lại được con người của mình.

Kể  từ thời điểm đó, lúc nào mình cũng luôn có một niềm tin rằng có một ngày, mình thành công bền vững với thị trường chứng khoán! Để không một lần nào nữa mình phải trả giá cho thị trường! Mình tin các bạn cũng làm được!

Kiên trì với mục tiêu & hệ thống rất quan trọng trên con đường dẫn tới thành công vì đó là kim chỉ nam hầu hết những nhà giao dịch huyền thoại. Họ đều gặp phải những thất bại lớn trong đời nhưng khi gặp thất bại không lường trước, thay vì mất niềm tin thì họ vẫn đứng dậy và bước tiếp. Nhìn lại về những sai lầm ấy, và hứa với bản thân không bao giờ được buông thả như vậy nữa. Sở dĩ những người thành công làm được điều đó vì họ không thích bỏ cuộc - không bao giờ bỏ cuộc; họ không sợ vất vả và không sợ bị mất mặt, không sợ phải học, không sợ phải nghiên cứu & làm bài tập. Cứ kiên trì, cứ nhẫn nại, liên tục phát triển & tích luỹ, thành công sẽ đến với bạn!

Hãy chịu khó tập tính kiên trì và nỗ lực hết mình trước khi nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc”. Nếu bạn không kiên nhẫn được, ắt “bỏ cuộc” sẽ trở thành thói quen. & buông thả sẽ làm bạn nhanh chóng thất bại trên thị trường chứng khoán. Hãy nhớ, Chưa bao giờ quá muộn để bắt đầu lại từ đầu! Bạn có sẵn sàng để tạo nên hành trình và con người mới cho bản thân mình chưa?

"Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai có lòng tin.

Điều tốt hơn sẽ đến với những ai kiến nhẫn

Và những điều tốt nhất sẽ đến với những ai KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC."

Follow Nhật ký Chứng khoán VSA – Official top 20 thành viên được quan tâm FireAnt!
Để theo dõi các dự án Oliver Kell mới nhất!