Bài tập chuyên đề bảo vệ rơ le năm 2024

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng nghiêm ngặt, điều đó đòi hỏi hệ thống bảo vệ rơle phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Những thành tựu to lớn của khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau như vật liệu điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi xử lý, công nghệ thông tin v.v... cho phép chế tạo các loại thiết bị bảo vệ rơle hiện đại với nhiều tính năng siêu việt, đảm bảo cho hệ thống bảo vệ rơle tác động nhanh, nhạy, tin cậy và chọn lọc. Mặc dù có những tính năng ưu việt và hiện đại với những đặc điểm khác biệt, nhưng các loại sơ đồ bảo vệ rơle thế hệ mới về cơ bản vẫn hoạt động theo nguyên lý của các bảo vệ cổ điển. Việc thay thế các loại rơle điện từ bằng rơle kỹ thuật số đang được thực hiện dẫn dẫn từng bước trong thực tế. Sự đan chen giữa các thiết bị bảo vệ cũ và mới làm phức tạp hoá quá trình tỉnh toán thiết kế hệ thống bảo vệ rơle. Sự kết nối giữa những kiến thức cơ sở với việc áp dụng các phương tiện tiên tiến cần phải được đặc biệt lưu ý. Chính vì lẽ đó nội dung môn học bảo vệ rơle và tự động hoá hệ thống điện cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp. Cuốn giáo trình "Bảo vệ role và tự động hoá trong hệ thống điện" này được biên soạn có xét đến những đặc điểm trên.

Toàn bộ nội dung của giáo trình được xắp xếp theo hình thức các modul : Modul I gồm các chương 1 +4, trình bày những vấn đề cơ bản về bảo vệ rele và tự động điều khiển ; Modul 2 gồm các chương 5 – 9 trình bày các nguyên lý bảo vệ rơle cơ bản, phương pháp tỉnh toán và phạm vi ứng dụng của các dạng bảo vệ rơle như bảo vệ quá dòng, bảo vệ có hưởng, bảo vệ so lệch, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ cao tần... Modul 3 gồm các chương 10 - 12 trình bày những ứng dụng cụ thể các nguyên lý vào việc bảo vệ các phần tử chính của hệ thống điện như bảo vệ máy phát và động cơ điện, bảo vệ máy biến áp, bảo vệ đường dây và thanh cái ; Modul 4 gồm các chương 13 = 16 trình bày những nội dung cơ bản về các quá trình và sơ đồ tự động điều khiển trong hệ thống điện như tự động điều chỉnh tần số, tự động điều chỉnh điện áp, tự động khử từ trường, tự động hoà đồng bộ máy phát, tự động đóng lại và tự động đông dự phòng... Để đảm bảo tính độc lập của các modul nhưng vẫn giữ được sự logic của chương trình, một vài nội dung có thể được nhắc lại ở một số chương mục khác nhau.

Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình của bộ Giáo dục và Đào tạo dùng cho sinh viên chuyên ngành điện. Với cách trình bày dưới hình thức các modul, giáo trình có thể dùng cho cả các bậc đại học và cao đẳng ở các trường kỹ thuật khác nhau. Tuỳ theo đối tượng cụ thể, số lượng, kết cấu và nội dung của các modul sẽ được lựa chọn cho phù hợp. Giáo trình đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện và phát triển kỹ năng tính toán và áp dụng thực tế của bạn đọc, nên các ví dụ được vận dụng đến mức có thể để làm sáng tỏ những vấn đề đã trình bày. Các bài tập tự giải đều có đáp số để bạn đọc có thể tự kiểm tra lại kết quả một cách dể dàng. Phản tóm lược ở cuối mỗi chương sẽ giúp cho bạn đọc hệ thống lại những nét chính của chương. Một số từ chuyên môn thông dụng được giới thiệu kèm theo từ bang tiếng Anh với mục đích giúp bạn đọc đã bỡ ngỡ khi tham khảo thêm các tài liệu nước ngoài. Giáo trình cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, các căn bộ và chuyên gia trong lĩnh vực này.

Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, đặc biệt là các tạp chí chào hàng với mong muốn cập nhật nhiều thông tin mới trong lĩnh vực bảo vệ rơle và tự động điều khiển. Tuy nhiên do trình độ có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trinh ngày càng được hoàn thiện hơn.

Câu 1: Khái niệm về rơle. Aơle là tập hợp gồm bốn bộ phận sau: bộ phận tiếp thu, bộ phận thực hiện, bộ phận trì hoãn và bộ phận điều chỉnh. Bơle là bộ phận đóng cắt. Cơle là bộ phận truyền động.

Câu 2: Dòng chỉnh định nhất thứ (Ikđ). Aà dòng điện làm việc lớn nhất. Bà giá trị dòng điện chỉnh định bảo vệ rơle tính ở phía sơ cấp của máy biến dòng điện. Cà dòng điện ngắn mạch lớn nhất.

Câu 3: Chế độ max của lưới điện. Aà chế độ vận hành mà khi xảy ra ngắn mạch tại điểm đang xét sẽ cho dòng ngắn mạch có giá trị nhỏ nhất so với các chế độ vận hành khác ở cùng dạng ngắn mạch. Bà chế độ vận hành mà khi xảy ra ngắn mạch tại điểm đang xét sẽ cho dòng ngắn mạch có giá trị lớn nhất so với các chế độ vận hành khác ở cùng dạng ngắn mạch. Cà chế độ vận hành mà khi xảy ra ngắn mạch tại điểm đang xét sẽ cho dòng ngắn mạch có giá trị không đổi so với các chế độ vận hành khác ở cùng dạng ngắn mạch.

Câu 4: Pha đặc biệt khi xét đến trong quá trình tính toán ngắn mạch 2fa hoặc 2fa chạm đất. A. Pha đặc biệt là fa không bị sự cố. B. Pha đặc biệt là 2 fa bị sự cố. C. Pha đặc biệt là 2 fa chạm đất.

Câu 5: Pha đặc biệt khi xét đến trong quá trình tính toán ngắn mạch 1fa. A. Pha đặc biệt là 2 fa không bị sự cố. B. Pha đặc biệt là fa sự cố. C. Pha đặc biệt là 1 fa không bị sự cố.

Câu 6: Dòng làm việc lớn nhất (Ilvmax) của MBA A. Là dòng điện định mức của MBA. B. Là dòng điện ngắn mạch chạy qua MBA. C. Là dòng điện lớn nhất mà MBA chịu được.

Câu 7: Bảo vệ cắt nhanh là bảo vệ. A. Là bảo vệ thực hiện tính chọn lọc bằng cách chọn dòng điện khởi động bằng Ilvmax. B. Là bảo vệ thực hiện tính chọn lọc bằng cách chọn dòng điện khởi động lớn hơn dòng điện ngắn mạch lớn nhất ở cuối vùng bảo vệ. C. Là bảo vệ thực hiện tính chọn lọc bằng cách chọn dòng điện khởi động bằng Iđm của dây dẫn.

Câu 8: Bảo vệ quá dòng là bảo vệ. A. Là bảo vệ tác động khi dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ vượt quá dòng ngắn mạch ngoài lớn nhất. B. Là bảo vệ tác động khi dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ vượt quá giá trị chỉnh định của rơle, bảo vệ sẽ tác động sau một thời gian định trước gọi là thời gian chỉnh định. C. Là bảo vệ tác động khi dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ vượt quá Ilvmin.

Câu 9: Phạm vi làm việc của bảo vệ cắt nhanh. Aàn bộ đường dây. B. Một phần đường dây. C. Cả 2 đáp án trên.

Câu 10: Phạm vi làm việc của bảo vệ quá dòng. Aột phần đường dây. B. Toàn bộ đường dây. C. Cả 2 đáp án trên.

Câu 11: Thời gian tác động của bảo vệ cắt nhanh. Aời gian t = 0 s B. Thời gian t = 1 s C. Thời gian t ≠ 0 s

Câu 12: Thời gian tác động của bảo vệ quá dòng. Aời gian t = 0 s B. Thời gian t ≠ 0 s C. Thời gian t = tmax