Bài tập đọc ê-đi-xơn và bà mẹ

Giải câu 1, 2 bài Ê-đi-xơn và bà cụ trang 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 2. a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống? Giải câu đố.

Câu 2

a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống? Giải câu đố.

     Mặt ...òn, mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

     Suốt ngày lơ lửng ...ên cao

Đêm về đi ngủ, ...ui vào nơi đâu ?

                                        (Là gì ?)

                                 TRẦN LIÊN NGUYỄN

b) Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm ? Giải câu đố.

     Cánh gì cánh chăng biết bay

Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi.

     Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi.

                                        (Là gì ?)

                                 TRẦN LIÊN NGUYỄN

Phương pháp giải:

Em điền từ thích hợp vào chỗ trống rồi giải đố.

Lời giải chi tiết:

a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống? Giải câu đố.

     Mặt tròn, mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

     Suốt ngày lơ lửng trên cao

Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu ?

                                        (Là gì ?)

                                 TRẦN LIÊN NGUYỄN

- Giải câu đố trên: Đó là mặt trời.

b) Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm ? Giải câu đố.

     Cánh gì cánh chẳng biết bay

Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi.

     Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi.

                                        (Là gì ?)

                                 TRẦN LIÊN NGUYỄN

- Giải câu đố trên: Đó là cánh đồng lúa.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Nhà phát minh và bà cụ trang 31 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?

Câu 5

Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người ?

Phương pháp giải:

Em dựa vào những phát mình của Ê-đi-xơn (đèn điện, xe điện, máy hát, máy chiếu bóng,...) hoặc những thiết bị hiện đại chúng ta đang sử dụng ngày nay như: máy hút bụi, điện thoại di động, máy giặt, tủ lạnh,... để nhận xét về lợi ích mà khoa học mang lại cho cuộc sống con người.

Lời giải chi tiết:

Khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả. Khoa học được áp dụng vào việc chữa bệnh giúp con người thêm khoẻ mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học, những thứ hàng hoá phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuộc sống thêm đầy đủ, sung sướng...

Bài đọc

Nhà bác học và bà cụ

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?

- Đi xe  đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện  và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !

Bà cụ cười móm mém :

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !

Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995

- Nhà bác học : người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học.

Cười móm mém : cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Bài tập đọc ê-đi-xơn và bà mẹ
On Th1 14, 2022

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Việt Hưng, Hưng Yên năm học 2016 – 2017 có đáp án và bảng ma trận theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, tài về bảng ma trận đầy đủ.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22 – Đề số 2

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22

PHÒNG GD&ĐT VĂN LÂM

TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT HƯNG

Họ và tên:…………………………………………

Lớp: 4C

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2016 – 2017

MÔN: TIẾNG VIỆT

A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1) Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2) Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:

Ê-đi-xơn và bà mẹ

Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.

Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết: bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mổ được. Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông:

– Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ?

– Không được vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm.

Ê-đi xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng lóe lên trong đầu cậu: “Sao không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?”. Thế là cậu liền chạy ngay đi mượn tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói:

– Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sang xem.

Bác sĩ sang phòng bên nhìn ánh đèn, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Theo cuốn Ê-đi-xơn – NXB Kim Đồng, 1977

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào?

A. Ê-đi-xơn, bác sĩ, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơ.B. Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn.C. Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, mẹ Ê-đi-xơn, bác sĩ.

D. Chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn, bác sĩ.

Câu 2: Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng ra sao?

A. Đau bụng dữ dội, phải có bác sĩ đến khám.B. Đau ruột thừa, phải mổ ngay mới cứu được.C. Đau ruột thừa, phải đem đến bệnh viện chữa.

D. Đau bụng dữ dội, phải đem đến bệnh viện chữa.

Câu 3: Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ?

A. Tập trung tất cả đèn dầu trong nhà rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.B. Mượn nhiều mảnh sắt tây chiếu ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ.C. Mượn tấm gương lớn phản chiếu nhiều ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ.

D. Mượn tất cả đèn dầu ở viện rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn?

A. Thông minh, có tình cảm thương mẹ sâu sắc.B. Thương mẹ sâu sắc, không có ý thức trách nhiệm.C. Thông minh, có tình cảm tốt đẹp với bác sĩ.

D. Thông minh, không có ý thức trách nhiệm với gia đình.

Câu 5: Nhờ đâu mà mẹ của Ê-đi-xơn thoát khỏi tay thần chết?

Viết câu trả lời của em:

Câu 6: Qua bài này em học tập Ê-đi-xơn điều gì?

Viết câu trả lời của em:

Câu 7: Câu: “Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!” thể hiện cảm xúc gì của bác sĩ?

A. Ngạc nhiên, sợ hãi. B. Ngạc nhiên, thán phục.
C. Ghê sợ, thán phục. D. Bực tức, ngạc nhiên.

Câu 8: Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh?

A. Sáng dạ B. Ngu dốt
C. Dũng cảm D. Hoành tráng

Câu 9: Thêm trạng ngữ cho câu sau: Bố bận đi làm.

Viết lại câu đã thêm trạng ngữ:

Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

“Mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.”?

Chủ ngữ là:………………………………………………………………………………….

Vị ngữ là:……………………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1 – Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (15 phút)

Nghe – viết 1 đoạn trong bài Đường đi Sa Pa (từ Hôm sau …đến đất nước ta.)

2 – Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Tả một con vật mà em thích.

Đáp án và thang điểm Môn Tiếng Việt cuối học kì II – Lớp 4

Năm học 2016 – 2017

A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1) Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm

– Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

* Tùy theo mức độ sai sót ở mỗi tiêu chí có thể cho: 1 – 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm

2) Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

C

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

5

Nhờ sáng kiến của Ê-đi-xơn

1

6

Tùy câu trả lời của học sinh

(Ví dụ: Yêu thương mẹ, có trách nhiệm với gia đình,….)

1

7

B

0,5

8

A

0,5

9

Ví dụ: Hôm qua, bố bận đi làm.

1

10

Chủ ngữ: Mẹ

Vị ngữ: thều thảo bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.

0,5

0,5

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I/ Chính tả: Nghe – viết (2 điểm) – 15 phút:

Giáo viên đọc cho học sinh viết tựa bài Đường đi Sa Pa (từ Hôm sau …đến đất nước ta.)

(Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 2 – trang 102)

+ Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp (1điểm)

Tùy theo mức độ sai sót về chữ viết, kiểu chữ, trình bày có thể cho: 1-0,75-0,5-0,25 điểm.

+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

– Lưu ý: Mắc quá 5 lỗi: mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.

II/Tập làm văn: (8 điểm) – 35 phút.

Có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. (8 điểm)

Mở bài: Giới thiệu được con vật theo yêu cầu của đề bài. 1 điểm

Thân bài:

– Tả bao quát về hình dáng con vật. 1,5 điểm

– Nêu được một số thói quen sinh hoạt và hoạt động của con vật đó. 1.5 điểm

– Biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp. 1,5 điểm

Kết bài: Nêu được ích lợi của con vật, tình cảm của bản thân đối với con vật đó. 1 điểm

– Dùng từ, đặt câu, chữ viết, chính tả. 1 điểm

– Sáng tạo 0,5 điểm

Next Post

Đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 – Đề 4

Leave a comment