Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân là gì năm 2024

Trao đổi với báo Đại Đoàn Kết, GS. Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Muốn trọng dân trước hết phải phát huy dân chủ, chăm lo đời sống cho nhân dân.

Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân là gì năm 2024

GS. Mạch Quang Thắng.

PV: Thưa ông, trọng dân trước hết nằm ở việc xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân và phát huy dân chủ của nhân dân, ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện này của Đảng trong suốt 50 năm qua?

GS. Mạch Quang Thắng: Trọng dân chính là việc xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân. Muốn thật sự tôn trọng nhân dân thì phải hiểu dân cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của nhân dân. Ý thức tôn trọng nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Bác đã nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm sao cho dân dám nói, dám làm, dân làm chủ và dân là chủ.

Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi phương tiện từ: chính trị, kinh tế, văn hóa. Tôi cho rằng các chính sách đã đủ nhưng tại một số nơi việc thực hiện vẫn còn hạn chế, nhất là trong giải quyết vấn đề dân chủ ở cơ sở, dẫn đến khiếu nại kéo dài làm ảnh hưởng đến không khí đoàn kết trong dân ở từng khu vực, địa phương.

Muốn phát huy dân chủ thì tinh thần đại đoàn kết được xem là yếu tố cốt lõi. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân đã được Bác đặt ra, vậy theo ông làm sao để phát huy được tinh thần, tư tưởng đó trong điều kiện hiện nay?

- Vấn đề này cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Trước hết là Đảng, Đảng đã có nhiều thành công trong vận động nhân dân nhưng cũng còn không ít hạn chế. Bây giờ phải chăm lo để sửa chữa những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng vững mạnh. Tại một số địa phương, còn để xảy ra khiếu kiện, mất đoàn kết. Về mối quan hệ: Nhà nước-doanh nghiệp-quyền lợi của nhân dân một số địa phương giải quyết chưa tốt lắm, khiến nhân dân còn bức xúc, khiếu kiện.

Hiện Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng dự án Luật Dân chủ ở cơ sở thay thế cho Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở. Luật Dân chủ ở cơ sở sẽ đề ra nhiều vấn đề để giải quyết dân chủ ở cơ sở và sẽ tăng cường được vấn đề đại đoàn kết. Qua theo dõi tôi thấy dự thảo luật hướng đến các điều luật cụ thể từ: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cũng như vai trò của người dân đóng góp vào các mối quan hệ xã hội.

Phát huy dân chủ đó là đề cao vai trò giám sát của người dân trong tham gia vào quá trình xây dựng Đảng, Nhà nước. Vậy theo ông cần làm gì để phát huy hơn nữa được vấn đề này?

- Vai trò giám sát hiện nay vẫn chưa mạnh. Đảng phải thật trong sạch, đội ngũ cán bộ đảng viên thực sự vì dân thì mới phát huy được tinh thần trọng dân. Vừa qua, Trung ương xử lý nhiều đảng viên vi phạm đã lấy lại niềm tin trong dân và cần tiếp tục đẩy mạnh vấn đề này hơn nữa. Vì cán bộ là “then chốt” của then chốt, cán bộ hư hỏng làm sao vận động được sức mạnh đại đoàn kết? Cán bộ đảng viên nếu chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất, tham nhũng sẽ mất niềm tin của dân.

Giải pháp của mọi giải pháp là bản thân Đảng cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh. Người đứng đầu, nhất là cán bộ chủ chốt phải là những tấm gương sáng. Lãnh đạo trong sạch, vững mạnh mới phát huy được quyền làm chủ của nhân dân.

Trong Di chúc, vấn đề đầu tiên Bác đề cập là trước hết nói về Đảng. Làm cho Đảng mạnh lên tự khắc dân chủ của dân sẽ lên.

Nói như vậy thời gian tới chúng ta cần phải lắng nghe sự góp ý của dân một cách cầu thị thì mới có thể phát huy dân chủ trong dân, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, thưa ông?

- Năm nay cũng là năm kỷ niệm 70 năm tác phẩm “Dân vận” của Bác. Trong tác phẩm này, Bác viết tuy nội dung ngắn nhưng ý tưởng vô cùng lớn, đề cập đến vấn đề làm chủ của nhân dân và Bác đề cập rất cơ bản và sâu sắc đến vấn đề này, điều quan trọng chính là chúng ta tổ chức thực hiện cho tốt. Có 4 tệ là: nói mà không làm; nói thì nhiều, làm thì ít; nói thì hay, làm thì dở; nói một đằng làm một nẻo. Cho nên xa nhất không phải từ Lũng Cú đến mũi Cà Mau mà xa nhất chính là từ “miệng cho đến tay”, nghĩa là “từ lời nói đến hành động”. Đảng đang làm mọi việc để chống tham nhũng, cũng chính là để củng cố niềm tin trong nhân dân, để dân ngày càng tin vào Đảng.

Ý thức tôn trọng Nhân dân ở khía cạnh tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được hiểu là coi trọng, đề cao Nhân dân, ý dân, sức dân, bởi theo Bác: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”, “Nếu không có Nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng… Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Vì vậy, Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, yêu kính Nhân dân, thật sự tôn trọng Nhân dân và cần phải được thể hiện ở hành động, việc làm là: Hiểu dân; không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm Nhân dân; phát huy dân chủ; luôn tôn trọng, chú ý giữ gìn của công, tài sản của Nhân dân…

Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân là gì năm 2024
Bác Hồ với Nhân dân. Ảnh: Tư liệu

Phát huy dân chủ là một khía cạnh biểu hiện ý thức tôn trọng Nhân dân. Dân chủ được hiểu ngắn gọn: Dân là chủ và dân làm chủ. Từ chỗ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Đó là phải làm thế nào để cho Nhân dân có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Muốn vậy, cán bộ, đảng viên phải chịu khó nghe dân, gặp dân, hiểu dân, hỏi dân. Bác luận giải “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân…”. Bên cạnh đó, muốn phát huy dân chủ, cần nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ của Nhân dân, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt tạo điều kiện cho Nhân dân dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm.

Để thực hiện phong cách dân chủ, Bác nhấn mạnh mỗi cán bộ, đảng viên cần phải hiểu: “Nếu quần chúng nói mười điều mà chỉ có một vài điều xây dựng, như thế vẫn là quý báu và bổ ích. Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng tiến bộ chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình”. Người chỉ rõ: “Để phát huy ưu điểm, điều quan trọng nhất là để cho dân nói. Dân biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết. Việc gì cũng phải bàn với dân; dân sẽ có ý kiến hay”.

Về chăm lo đời sống Nhân dân, theo Bác muốn phát triển đất nước thì vấn đề vô cùng quan trọng là phải phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân, phát huy sức dân, lòng dân. Muốn vậy phải chăm lo đời sống của Nhân dân. Do đó, Người chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng, cán bộ, đảng viên: Trước hết Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân; chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của Nhân dân. Nếu dân đói, dân rét, dân dốt, dân ốm thì Đảng và Chính phủ có lỗi; cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, quan tâm đến những việc nhỏ cho đời sống hằng ngày của Nhân dân, phải đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân. Vì vậy, cán bộcủa Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới phải quan tâm lãnh đạo, tổ chức, giáo dục Nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được. Bác nhấn mạnh thêm: Tham nhũng là tội ác với dân, do đó cần nghiêm trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể là ai, ở cương vị nào.

Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cần chủ động, tích cực nêu gương trong thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đặc biệt, phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, chủ động nắm tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của Nhân dân và có biện pháp giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, cần biết phát huy sức dân, huy động Nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu đề ra vì lợi ích chung của Nhân dân, địa phương, đất nước.