Bài tập hóa hữu cơ 12 có đáp an năm 2024

  • 1. CƠ 12 Họ và tên học sinh:………………………………… Lớp: 12A…
  • 2.
  • 3. HỮU CƠ Vấn đề 1 : GIÁO KHOA 1. Trong thành phần phân thử chất hữu cơ nhất thiết phải có A. Nguyên tố cacbon và hiđro B. Nguyên tố cacbon C. Nguyên tố cacbon, hiđro, oxi D. Nguyên tố cacbon và nitơ 2. Người ta tổng hợp etylaxetat theo phương trình sau: CH3COOH + CH3CH2OH xt, tº CH3COOCH2CH3 + H2O Người ta thu sản phẩm este etyl axetat bằng phương pháp A. Kết tinh B. Chiết C. Chưng cất D. Lọc 3. Khẳng định nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các phản ứng các hợp chất hữu cơ: A. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn. B. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra không theo một hướng nhất định. C. Để cho các phản ứng của các hợp chất hữu cơ xảy ra được , người ta thường đun nóng hay dung chất xúc tác D. Đa số các hợp chất hữu cơ bền với nhiệt, khó bị đốt cháy. 4. Nhận định nào sau đây là đúng? (1) Quá trình chưng cất dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau (2) Phương pháp chiết dùng để tách hai chất lỏng không trộn lẫn vòa nhau (3) Phương pháp kết tinh dùng để tách hỗn hợp chất rắn (4) Phương pháp kết tinh dùng để tách hỗn hợp chất lỏng (5) Cả ba phương pháp: chưng cất, chiết, kết tinh đều được dùng để tách các chất lỏng. A. 1, 2, 3 B. 2,3,4 C.3,4,5 D.1,3,5 5. Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ , oxi D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi 6. Để xác định sự có mặt của cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ, người ta thường chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng chất nào để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? A. CuSO4 khan, dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch Ca(OH)2,dung dịch CuSO4 B. Dung dịch Ca(OH)2 ,CuSO4 khan D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan 7. Trong các chất sau: (1) ancol etylic (C2H5OH) ,(2) anđehit fomic (H-CHO), (3) axit axetic (CH3COOH), (4) etyl axetat (CH3COO-C2H5), glucozo (C6H12O6). Chất nào có công thức đơn giản là CH2O? A. (1),(2),(3) B.(2),(3),(4) C. (2),(3),(5) D. (3),(3),(5) 8. Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và các kết hợp của nguyên tử trong phân tử hchc , người ta dùng công thức nào sau đây? A. Công thức phân tử C. Công thức cấu tạo B. Công thức tổng quát D. Công thức đơn giản nhất 9. Phản ứng CH3COOH + CH≡CH  CH3COO–CH=CH2 thuộc loại phản ứng gì? A. Phản ứng thế B.Phản ứng cộng C.Phản ứng tách D. Phản ứng axit-bazơ 10. Đặc điểm của cacbocation và cacbanion là A. Chúng đều rất bền và có khả năng phản ứng cao B. Kém bền và có khả năng phản ứng cao C. Kém bền và có khả năng phản ứng rất kém D. Có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng 11. (TSĐH A 2010) Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O, C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là A. C3H7Cl B. C3H8O C. C3H8 D. C3H9N 12. (TSĐH 2013) Số đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là
  • 4. C.4 D.3 Vấn đề 2: THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ 13. Phân tích hchc A ( C,H,O) thì được mc + mh = 3,5mo. Phần trăm khối lượng oxi là A. 28,57% B.26,67% C. 22,22% D.15,38% 14. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. Xác định giá trị m A. 2g B.4g C.6g D.8g 15. Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H tương ứng bằng 40% và 6,67% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hiro bằng 30. Công thức phân tử của X là: A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H8O D. C3H6O 16. Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%, 9,1% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88,0 g/mol. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất X? A. C4H10O B.C4H8O2 C.C5H12O D.C4H10O2 17. Đốt hoàn toàn 3,61 gam hchc X thu được hỗn hợp khí gồm CO2 , H2O, HCl. Dẫn hỗn hợp khí này qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong HNO3 loãng thấy có 2,87 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Cl trong X là A. 15,36% B. 39,32% C. 25,59% D. 19,66% 18. (TSĐH B 2012) Đốt cháy hoàn toàn 20ml hơi hợp chất hữu cơ X ( chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110ml khí O2 thu được 160ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 80ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo được ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2 B. C4H10O C. C3H8O D. C4H8O 19. Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiro bằng 31. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z? A. CH3 B. C2H6O2 C. C2H6O D. C3H9O3 20. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A (thể khí) bằng lượng oxi vừa đủ. Trong hỗn hợp sản phẩm, CO2 chiếm 76,52% khối lượng. Công thức phân tử của A là: A. C4H8 B.C5H10 C. C4H6 D. C3H8. 21. Đốt cháy hoàn toàn 2 mol hchc A cần 1 mol O2, thu được 4 mol CO2 và 2 mol H2O. Số nguyên tử oxi trong phân tử A là: A. 1 B.2 C. 3 D. 4 HIĐROCACBON NO ANKAN – XICLOANKAN Vấn đề 1. KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Chất CH3 – CH2 –CH – CH2 – CH3 có tên là gì? CH– CH3 CH3 A. 3 – isopropyl pentan C. 3 – etyl – 2 – metyl pentan B. 2- metyl -3- etyl pentan D. 3 – etyl – 4 – metyl pentan 2. (TSĐH A 2013) Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C – CH2 – CH(CH3)2 là: A. 2,2,4 – trimetyl pentan C. 2,4,4,4 – tetrametylbutan B. 2,2,4,4 – tetrametylbutan D. 2,4,4 – trimetyl pentan 3. ứng với công thức phân tử C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch cacbon? A. 3 B.4 C. 5 D. 6 4. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo của X. A. 1 B.2 C.3 D.4 5. Gốc nào là ankyl? A. – C3H5 B. – C6H5 C. – C2H3 D. – C2H5
  • 5. 2,3 – đimetylbutan có thể tạo thành bao nhiêu gốc hóa trị I? A. 6 B.4 C.2 D.5 7. Trong phân tử ankan, nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa nào? A. Sp2 B. sp3 d2 C. sp3 D. sp 8. (TSĐH 2008) Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của: A. Anken B.ankin C. ankađien D. ankan Vấn đề 2. XÁC ĐỊNH CTPT – CTCT DỰA VÀO PHẢN ỨNG THẾ 9. (TSĐH A 2008) cho iso - pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1,số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 2 B. 3 C. 5 D.4 10. Iso hexan tác dụng với clo ( có chiếu sáng) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 11. (TSĐH A 2013) Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ 1:1,thu được 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau? A. Isopentan B. pentan C. neopentan D. butan 12. Dãy ankan mà mỗi công thức phân tử có một đồng phân khi tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1, tạo ra 1 dẫn xuất monocloankan duy nhất là dãy nào? A. C3H8, C4H10, C6H14 C. C4H10, C5H12, C6H14 B. C2H6, C5H12, C8H18 D. C2H6, C5H12, C4H10 13. (TSĐH B 2008) Khi brom hóa 1 ankan chỉ thu được 1 dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiro là 75,5. Tên của ankan đó là: A. 3,3 – đimetylhecxan C. isopentan B. 2,2 – đimetylpropan D. 2,2,3 – trimetylpentan 14. (TSCĐ 2007) Khi cho ankan X (trong phàn trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là: A. 3 – metylpentan C. 2 – metylpropan B. 2,3 – đimetylbutan D. butan 15. Khi clo hóa 96g 1 hiđrocacbon no tạo ra 3 sản phẩm thế X,Y,Z lần lượt chứa 1, 2 và 3 nguyên tử clo. Tỉ lệ thể tích các sản phẩm khí và hơi tương ứng với chúng là 1:2:3. Tỉ khối hơi của sản phẩm Y chứa 2 nguyên tử clo đối với hiro là 42,5. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp sản phẩm thay thế theo t hứ tự X, Y, Z là: A. 29,4%; 61,9%; 8,7% C. 29,4%; 8,7%; 61,9% B. 8,7%; 29,4%; 61,9% D. 61,9%; 29,4%; 8,7% Vấn đề 3. XÁC ĐỊNH CTPT – CTCT DỰA VÀO PHẢN ỨNG CHÁY. 16. Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỷ lệ giảm dần khi số cacbon tăng dần. A. Ankan B. anken C. ankin D. ankylbenzen 17. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất etan, propan, butan và pentan lần lượt bằng 1560; 2219; 2877; 3536 kJ. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam chất nào sẽ thu được lượng nhiệt lớn nhất? A. Etan B. propan C. pentan D. butan 18. (TSCĐ 2008) Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được 1 sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là A. 2 – metylbutan C. 2,2 – đimetylpropan B. 2 – metylpropan D. etan 19. (TSĐH A 2010) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 20,55 gam kết tủa. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là
  • 6. C2H6 C. C3H6 D. C3H8 20. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu được 1,12 lít khí CO2 ( đktc) và 1,26 gam H2O, Giá trị của V là A. 0,112 lít B. 0,224 lít C.0,448 lít D. 0,336 lít 21. Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,15 lít khí oxi và thu được 3,36 lít CO2 . Giá trị của m là (biết các khí đo ở đktc) A. 2,3 gam B. 4,6 gam C. 3,2 gam D. 9,6 gam 22. Hiđrocacbon X cháy có thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO2 (đo ở cùng điều kiện ). Khi tác dụng với clo, X tạo ra một dẫn xuát monoclo duy nhất. Chỉ ra tên X. A. Isobutan B. propan C. etan D. 2,2 – đimetylpropan 23. Đốt cháy một lượng hỗn hợp X gồm etan và propan ta thu được CO2 và hơi H2O theo tỷ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo thể tích của etan trong X là: A. 45% B. 18,52% C. 25% D. 20% 24. Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp M gồm ba ankan X,Y, Z trong cùng dãy đồng đẳng, có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3 . Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong lấy dư tạo thành 140 gam kết tủa . Công thức phân tử của X,Y,Z là A. CH4, C2H6, C3H8 C. C2H6, C3H6, C4H10 B. C3H6, C4H10, C5H12 D. C4H19, C5H13, C6H14 25. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng A và B thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Biết tỷ lệ khối lượng mA: mB bằng 1:3,625 và số mol mỗi chất đều vượt quá 0,015 mol. Công thức phân tử của A và B là A. CH4, C2H6 B. C2H6, C4H10 C. C2H6, C3H8 D. CH4, C4H10 26. (TSĐH B 2008) Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 ( ở cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất ). Khi cho X tác dụng với clo ( tỉ lệ mol 1:1 ), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là A. 3 B. 4 C.2 D.5 27. (TSCĐ 2007) Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí ( trong không khí oxi chiếm 20% thể tích) thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là A. 56,0 lít B. 78,4 lít C. 84,0 lít D. 70,0 lít 28. (TSCĐ 2012) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là A. C2H2, C3H4 B. C2H4 ,C3H6 C. CH4, C2H6 D. C2H6, C3H8 29. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ankan X,Y hơn kém nhau k nguyên tử cacbon thì thu được b gam khí CO2. Khoảng xác định số nguyên tử C (khí hiệu n) trong phân tử ankan chứa ít nguyên tử C hơn theo a,b, k là A. - k <n < C. - k < n < B. < n < + k D. < n < + k Vấn đề 4. PHẢN ỨNG CRACKING – ĐỀ HIĐRO HÓA 30. Khi thự hiện phản ứng đề hiro hóa hợp chất X có công thức phân tử C5H12 thu được hỗn hợp 3 anken đồng phân cấu tạo của nhau. Vậy tên của X là A. 2,2 – đimetylpentan C. 2,2 – đimetylpropan B. 2 – metylbutan D. pentan 31. Khi cracking 1 ankan Y thu được hỗn hợp khí Z gồm 2 ankan và 2 anken, Z có tỉ khối hơi so với H2 là 14,5. Lập công thức phân tử của Y. A. C5H12 B. C7H16 C. C6H14 D. C4H10 32. Cracking 11,6 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 7 chất khí là C4H8, C3H6, C2H4, C2H6, CH4 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít không khí ở đktC. Giá trị của V là
  • 7. B. 145,6 lít C. 112,6 lít D. 224 lít 33. (TSCĐ 2012) Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với hiro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong hỗn hợp X là A. 33,33% B. 50% C. 66,67% D. 25% 34. cracking 4,4 gam propan thu được hỗn hợp X (gồm 3 hiđrocacbon). Dẫn X qua nước brom dư thấy khí thoát ra có tỉ khối hơi so với hiro là 10,8. Hiệu suất cracking đạt A. 90% B. 80% C. 75% D.60% 35. (TSĐH A 2008) Khi cracking toàn bộ thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ), tỉ khối của so vớ hiro bằng 12. Công thức phân tử của X là A. C6H14 B.C3H8 C. C4H10 D. C5H12
  • 8. – ANKAĐIEN – TECPEN – ANKIN ) Vấn đề 1. KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Trong phân tử các anken, theo chiều tăng số nguyên tử cacbon, phần trăm khối lượng của cacbon A. Tăng dần C. Không đổi B. Giảm dần D. Biến đổi không theo quy luật 2. Trong phân tử anken, nguyên tử cacbon thuộc liên kết đôi ở trạng thái lai hóa nào? A. Sp3 B. sp2 C. sp D. sp3 d 3. Liên kết π được hình thành do sự xen phủ nào? A. Xen phủ trục của 2 obitan s C.Xen phủ trục của 2 obitan p B. Xen phủ trục của 1 obitan s và 1 obitan p D. Xen phủ bên của 2 obitan p 4. Kết luân nào sau đây không đúng? A. Ankađien là hiđrocacbon không no, mạch hở , phân tử có liên kết đôi C=C. B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiro C. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp hai phân tử hiro đều thuộc loại ankadien D. Ankađien là hiđrocacbon không no, mạch hở , phân tử có liên kết đôi C=C cách nhau một liên kết đơn thuộc loại ankadien liên hợp 5. Tecpen là những hiđrocacbon không no thường có công thức phân tử A. C5H8 C. (C5H8)n (với n≥ 2) có trong giới thực vật B. (C5H8)n (với n≥ 2) có trong dầu mỏ D. C5H8 và có trong giới thực vật 6. (TSĐH 2010) Số liên kết σ (xích ma) có trong mỗi phân tử : etilen, axetilen, buta – 1,3 – đien lần lượt là A. 3,5,9 B. 5,3,9 C. 4,2,6 D. 4,3,6 7. Trong số các chất: CH4, C2H6, C3H8,C2H4, C2H2 thì chất nào có lượng cacbon cao nhất? A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C2H2 8. (TSĐH B 2008) Ba hiđrocacbon X,Y,Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X,Y,Z thuộc dãy đồng đẳng A. Ankan B. ankadien C. anken D. ankin 9. (TSCĐ 2010) Chất nào sau đây có đồng phân hình học: A. But – 2 – in B. but – 2 – en C. 1,2 – đicloetan D. 2 – clopropen 10. Cho các chất sau đây: (1) CH3CH= CH2 (2) CH3CH= CHCl (3) CH3CHCH=C(CH3)2 (4) CH3C(CH3)= C (CH3)CH3 (5) CH3CH2C(CH3)=C(CH3)CH2CH3 (6) CH3CH2C(CH3)=CHCl (7) CH3CH= CHCH3 Trong những chất trên, các chất có đồng phân hình học là A. 1,3,4 B. 2,5,6,7 C. 3,4,5,6 D. 1,2,3,4,5,6,7 11. (TSCĐ 2011) Chất nào sau đây có đồng phân hình học: A. CH2 = CH – CH=CH2 C. CH3 – CH = C(CH3)2 B. CH3 – CH =CH – CH =CH2 D. CH2 = CH – CH2 – CH3 12. (TSCĐ 2009) Cho các chất: CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH2–CH=C(CH3)2, CH3– CH=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH–COOH. Số chất có đồng phân hình học là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 13. (TSĐH A 2008) Cho các chất sau: CH2=CH–CH2–CH2 – CH=CH2, CH2=CH–CH=CH– CH2–CH3, CH3 – C(CH3)= CH – CH3, CH2 = CH – CH2 – CH= CH2. Số chất có đồng phân hình học là
  • 9. 3 C. 1 D. 4 14. ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin là đồng phân của nhau? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 15. ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân của nhau? A. 4 B. 5 C. 3 D. 7 16. Trong số các ankin có công thức C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3? A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất 17. Trong số x đồng phân cấu tạo của C4H8, có y đồng phân xuất hiện đồng phân hình học; còn trong z đồng phân cấu tạo của C5H10, có t đồng phân xuất hiện đồng phân hình họC. Kết luận nào sau đây không đúng? A. X= 5 B. y=1 C. z =9 D. t =2 Vấn đề 2. XÁC ĐỊNH CTPT – CTCT DỰA VÀO PHẢN ỨNG CHÁY 18. X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, không cùng dãy đồng đẳng. Đót cháy X được = . X có thể gồm A. 1 ankan+ 1 anken C. 1 anken + 1 ankin B. 1 ankan + 1 ankin D. 1 ankan + 1 ankadien 19. (TSCĐ 2008) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồn 1 ankan X và 1 ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là A. 35% và 65% B. 75% và 25% C. 20% và 80% D. 50% và 50% 20. (TSĐH B 2008) Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và 1 hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C3H8 21. (TSĐH B 2012) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon (tỉ lệ mol 1:1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất rong X là A. 1 ankan và 1 ankin C. hai anken B. Hai ankađien D. một anken và 1 ankin 22. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Hỏi số mol của ankan và anken trong hỗn hợp là bao nhiêu? A. 0,09 mol ankan và 0,01 mol anken C. 0,08 mol ankan và 0,02 mol anken B. 0,01 mol ankan và 0,09 mol anken D. 0,02 mol ankan và 0,08 mol anken 23. (TSCĐ 2008) Đốt cháy hoàn toàn 20ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp 2 lần thể tích CH4) thu được 24ml CO2 ( các thể tích đo được ở cùng điều kiện nhiệt đọ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiro là A. 25,8 B. 12,9 C.22,2 D. 11,1 24. (TSCĐ 2007) Ba hiđrocacbon X,Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) , thu được số gam kết tủa là A. 30 B.10 C. 20 D. 40 25. ( TSĐH A 2008) Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với hiro là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X , tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là: A. 20,4 gam B. 18,6 gam C. 18,96 gam D. 16,8 gam 26. (TSĐH A 2009) Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cunf số nguyên tử C trong phân tử. Hỗn hợp X gồm 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M, N lần lượt là A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2 C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2 B. 0,1 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4 D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4
  • 10. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp 2 hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít CO2(đktc) và 10,8 gam nước. Công thức cuả X là A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C2H2 28. (TSĐH B 2010) Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo được ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là A. CH4 và C2H4 B. C2H6 và C2H4 C. CH4 và C3H6 D. CH4 và C4H8 29. Để đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon A cần 2,5 lít O2 (đo ở cùng điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Chỉ ra m: A. 20g B. 10,6g C. 9,4g D. 40g 30. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy cho lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH rắn thấy khối lượng bình 1 tăng 2,52g và bình 2 tăng 4,4g. Hai hiđrocacbon đó là A. C2H4,C3H6 B. C2H6, C3H8 C. C3H6, C4H8 D. C3H8, C4H10 31. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng 0,1 mol Ca(OH)2 tan trong nước. Kết thúc thí nghiệm lọc tách được 10g kết tủa trắng và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 6g so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là A. C2H6 B. C2H4 C.CH4 D. C2H2 32. (TSĐH B 2011) Hỗn hợp khí X gồn etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối hơi so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 5,85 B. 3,39 C. 6,6 D.7,3 33. (TSĐH A 2007) Hỗn hợp hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z, có tỉ khối đối với hiro bằng 19. Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C3H6 C. C4H8 D. C3H4 34. (TSĐH A 2012) Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng Ba(OH)2 . Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là A. C3H4 B. CH4 C. C2H4 D. C4H10 35. (TSCĐ 2013) Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6, C4H6. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn hoàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,85 B. 5,91 C. 13,79 D. 7,88 Vấn đề 3. XÁC ĐỊNH CTPT – CTCT DỰA VÀO PHẢN ỨNG CỘNG 36. (TSĐH A 2010) Anken X hợp nước tạo thành 3 – etylpentan – 3 – ol. Tên của X là A. 3 – etylpent – 3 – en C. 3 – etylpent – 2 – en B. 2 – etylpent – 2 – en D. 3 – etylpent – 1 – en 37. (TSĐH B 2012) Hiđrat hóa 2 – metylbut – 2 en (điều kiện nhiệt đọ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là A. 2 – metylbutan –2 –ol C. 3 – metylbutan – 1– ol B. 3 –metylbutan – 2– ol D. 2 – metylbutan – 3 – ol 38. (TSĐH B 2013) Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom 1,2 – đibrombutan? A. But – 1 – en B. Butan C. But – 1 – in D. Buta – 1,3 – đien 39. (TSCĐ 2013) Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2 – clobutan? A. But – 1 – en B. Buta – 1,3 – đien C. But – 2 – in D. But – 1 – in
  • 11. Cho các chất : xiclobutan, 2 – metylpropen, but – 1 – en, cis – but – 2 – en , 2 – metylbut – 2 – en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 ( dư, xúc tác Ni, tº), cho cùng 1 sản phẩm là: A. 2 – metylpropen, cis – but – 2 – en và xiclobutan B. 2 – metylpropen, but – 1 – en, và cis – but – 2 – en C. Xiclobutan, cis – but – 2 – en và but – 1 – en D. xiclobutan, 2 – metylpropen, but – 1 – en 41. (TSĐH A 2007) Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là A. 2 – metylpropen C. eten và but – 2 – en B. Propen và but – 2 – en D. eten và but – 1 – en 42. (TSCĐ 2013) Cho các chất: but – 1 – en, but – 1 – in, buta – 1,3 – đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan? A. 6 B. 5 C.4 D. 3 43. (TSĐH A 2012) Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A. 6 B. 5 C.7 D. 4 44. (TSĐH B 2011) Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là: A. 8 B. 9 C.5 D. 7 45. Cho isopren (2 – metylbuta – 1,3 – dien ) phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ mol 1:1. Hỏi có thể thu được tối đa mấy đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C5H8Br2 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 46. (TSĐH A 2011) Cho buta – 1,3 – dien phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ mol 1:1. ? Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học ) thu được là: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 47. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một ankađien liên hợp X, thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) . Khi X cộng hiro tạo thành isopentan. Tên gọi của X là: A. penta – 1,3 – dien C. penta – 1,4 – dien B. 2 – metylbuta – 1,3 – dien D. 3 – metylbuta – 1,3 – dien 48. (TSĐH A 2007) Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 , tạo thành sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là: A. C3H6 B. C3H4 C. C2H4 D. C4H8 49. (TSĐH B 2009) Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là: A. But – 1 – en B.but – 2 – en C. propilen D.xiclopropan 50. A là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí trong điều kiện thường, biết A có % C (theo khối lượng) là 92,3% và 1 mol A tác dụng được với tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch brom. Vậy A có công thức phân tử là: A. C2H4 B. C2H2 C. C4H4 D. C3H4 51. (TSCĐ 2010) Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/ PbCO3, tº) thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là: A. C2H2 B. C5H8 C. C4H6 D. C3H4 52. Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn lại 1,12 lít khí thoát rA. Biết các thể tích đo ở đktC. Thành phần % thể tích của khí metan trong hỗn hợp là A. 25% B. 50% C. 60% D. 37,5% 53. (TSCĐ 2013) Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y ( không chứa H2) . Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là A. C4H6 B. C3H4 C. C2H2 D. C5H8
  • 12. 2012) Hỗn hợp X gồm H2 vàC2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 12,5. Hiệu suất phản ứng hiro hóa là: A. 70% B. 60% C. 50% D. 80% 55. (TSCĐ 2009) Hỗn hợp X gồm H2 vàC2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với He là 5. Hiệu suất phản ứng hiro hóa là: A. 25% B. 20% C. 50% D. 40% 56. Hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỷ khối so với H2 là 4,25. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y (hiệu suất phản ứng đạt 75%). Tỷ khối của Y so với H2 là: A. 5,23 B. 5,5 C. 5,8 D. 6,2 57. (TSĐH A 2011) Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy 1 lượng X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y qua dung dịch brom dư thì khối lượng bình brom tăng lên 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đkc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 đktc cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X là A. 22,4 lít B. 44,8 lít C. 26,88 lít D. 33,6 lít 58. ( TSĐH B 2009) Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 là 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom. Tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 13. CTCT của anken là: A. CH3 – CH =CH – CH3 C. CH2 = C(CH3)2 B. CH2 = CH – CH2 – CH3 D. CH2 = CH2 59. (TSCĐ 2007) Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đkc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch brom 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol brom giảm đi 1 nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. CTPT của 2 hiđrocacbon là: A. C2H2 và C3H8 B. C3H4 và C4H8 C. C2H2 và C4H6 D. C2H2 và C4H8 60. (TSĐH B 2008)Dẫn 1,6 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng, còn lại1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít hỗn hợp X thì sinh ra 2,8 lít CO2. CTPT của hiđrocacbon là (biết các khí đo được ở đkc): A. CH4 và C2H4 B. CH4 và C3H4 C. CH4 và C3H6 D. C2H6 và C3H6 61. (TSĐH A 2008) Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau 1 thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom dư thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đkc) có tỉ khối so với oxi là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng lên là A. 1,04 gam B. 1,32 gam C.1,64 gam D. 1,2 gam 62. (TSĐH A 2010) Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 với xúc tác Ni trong 1 bình kín, sau 1 thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom dư, sau khi kết thúc phản ứng , khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát rA. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là: Tổng số mol H2 đã phản ứng là: A. 0,328 B. 0,205 C. 0,585 D. 0,62 63. (TSĐH A 2013) hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối hơi so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là: A. 0,07 mol B. 0,015 mol C. 0,075 mol D. 0,05 mol 64. (TSCĐ 2009) Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X 1 thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là: A. 32,0 B. 8,0 C. 3,2 D. 16,0 65. (TSĐH B 2012) Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn , khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 0 gam B. 24 gam C. 8 gam D. 16 gam
  • 13. 2011) Cho butan qua xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6, H2. Tỉ khối của X so vớ butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom dư thì số mol brom tối đa phản ứng là: A. 0,48 mol B. 0,36 mol C. 0,60 mol D. 0,24 mol 67. (TSĐH B 2008) Oxi hóa 4,48 lít khí C2H4 (đkc) bằng oxi (xúc tác PdCl2, CuCl2) , thu được chất X đơn chức Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN dư thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohidrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là A. 70% B. 50% C. 60% D. 80% Vấn đề 4. XÁC ĐỊNH CTPT – CTCT DỰA VÀO PHẢN ỨNG THẾ ION KIM LOẠI 68. Có 4 chất : metan, etilen but – 1 – in và but – 2 – in. Trong 4 chất đó, chất nào tác dụng được với AgNO3 trong ammoniac tạo thành kết tủa? A. 4 chất B. 3 chất C. 2 chất D. 1 chất 69. X là ankin có % C theo khối lượng là 87,8 %. X tạo được kết tủa vàng khi tác dụng với AgNO3/NH3 . Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa tính chất trên A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 70. (TSĐH A 2011) Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có CTPT C7H8 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên? A. 5 B. 4 C. 6 D. 2 71. (TSĐH B 2013) Cho 3,36 lít hiđrocacbon X (đkc ) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. CTPT của X là: A. C4H4 B. C2H2 C. C4H6 D. C3H4 72. Đốt cháy 2 gam hiđrocacbon A (ở thể khí trong điều kiên thường) được CO2 và 2 gam nước. Mặt khác 2,7 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 8,05 B. 7,35 C. 16,1 D. 24 73. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hidrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 (các khí đo ở đkc). X tác dụng với AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa Y. CTCT của X là: A. CH3 – CH = CH2 B. CH≡ CH C. CH3 – C ≡ CH D. CH2 = CH – C ≡ CH 74. Cho 7,6 gam hỗn hợp hai hdrocacbon có công thức phân tử là C3H4 và C4H6 lội qua một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 24,216 gam kết tủa vàng ( không thấy có khí thoát ra khỏi dung dịch). % khối lượng của các khí trên lần lượt là: A. 33,33% và 66,67% C. 59,7% và 40,3% B. 66,67% và 33,33% D. 29,85% và 70,15% 75. A là hỗn hợp gồm C2H6,C2H4,C3H4. Cho 6,12 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác 2,128 lít khí A (đkc) phản ứng vừa đủ với 70ml dung dịch brom 1M. % C2H6 (theo khối lượng ) trong A là: A. 49,01% B. 52,63% C. 18,3% D. 65,35% 76. (TSCĐ 2007) Dẫn V lít (đkc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ bột niken nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3/NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V là: A. 11,2 B. 13,44 C. 5,6 D. 8,96 77. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4,C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (đkc) X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 36 gam kết tủa. % thể tích CH4 trong X là: A. 40% B. 20% C. 25% D. 50% 78. (TSĐH A 2013) Trong 1 bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp Y phản ứng với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch? A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,25mol D. 0,15 mol
  • 14. 2011) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 , C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư AgNO3/NH3 thì lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. CTCT của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là: A. CH≡ C – CH3 , CH2 = CH – C ≡ CH B. CH≡ C – CH3, CH2 =C = C =CH2 B. CH≡ C – CH3, CH2 =C = C =CH2 D. CH2 = C = CH2, CH2 = CH – C ≡ CH 80. Nhiệt phân 3,36 lít metan ở 1500o C trong 0,1 giây thu được hỗn hợp khí X. Dẫn toàn bộ X qua AgNO3 trong NH3 dư thấy thể tích hỗn hợp giảm 20% so với hỗn hợp khí X (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng nhiệt phân metan đạt: A. 40% B. 66,66% C. 60% D. 80% HIĐROCACBON THƠM Vấn đề 1: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO, ĐỒNG PHÂN , DANH PHÁP 1. (TSĐH A 2008) Số đồng phân hidrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 2. Stiren còn có tên gọi là A. toluen B. xilen C.vinyl benzen D. cumen 3. 1,3 – đimetylbenzen còn có tên gọi là A. stiren B. m - xilen C.m - crezol D. cumen 4. Cumen còn có tên gọi A. Isopropylbenzen B. etyl benzen C.sec - butylbenzen D. o – xilen 5. Chất sau có tên gì? CH3 CH3 H2CH3C A. 1,4-dimetyl-6-etylbenzen C. 2-etyl-1,4-dimetylbenzen B. 1,4-dimetyl-2-etylbenzen D. 1-etyl-2,5-dimetylbenzen 6. Có bốn tên gọi: o – xilen, o – đimetylbenzen, 1,2 – đimetylbenzen, etylbenzen. Đó là tên của mấy chất? A. 1 chất B. 2 chất C.3 chất D. 4 chất 7. Bát sứ đựng naphtalen, dùng phễu thủy tinh up trên bát sứ. Đun nóng một lúc sau đó để nguội. Khi mở phễu ra thấy trong phễu có các tinh thể hình kim bám xung quanh. Điều đó chứng tỏ naphtalen là chất: A. Dễ bay hơi B. có tính thăng hoa C.khó cháy D. có tính thơm 8. Hidrocacbon X là đồng đẳng của benzene có CTPT C8H10 . KHi tác dụng với brom có hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được 1 dẫn xuất monobrom. Tên của X là A. Etylbenzen B. 1,2 – dimetylbenzen C. 1,3 – dimetylbenzen D. 1,4 – dimetylbenzen 9. Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là: A. O – bromtoluen và p – bromtoluen C. p – bromtoluen và m – bromtoluen B. Benzylbromua D. o – bromtoluen và m – bromtoluen 10. (TSĐH 2011) Cho các chất axetilen,vinylaxetilen, cumen, stiren, xiclohecxan, xiclopropan, xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là A. 4 chất B. 3 chất C. 5 chất D. 6 chất 11. (TSĐH A 2011) Cho chất X tác dụng với benzene (xt,to ) tạo thành etylbenzen. X là: A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D. C2H6 12. (TSĐH A 2011) Cho dãy chuyển hóa sau:
  • 15. +Br2,as (1:1) Y KOH/C2H5OH Z ( trong đó X,Y,Z là sản phẩm chính) . Tên gọi của Y,Z lần lượt là: A. Benzylbromua và toluen C. 2 – brom – 1 – phenyletan và stiren B. 1 – brom 1 – phenyletan và stiren D. 1 – brom – 2 – phenyletan và stiren 13. (TSĐH B 2011) Cho phản ứng C6H5 – CH = CH2 + KMnO4  C6H5 – COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tát cả các chất trong phương trình trên là: A. 27 B. 31 C. 24 D. 34 14. (TSĐH B 2011) Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken (b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon (c) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. (d) Những chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau (e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định (f) Hợp chất C9H14ClBrcos vòng benzen trong phân tử Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 15. (TSĐH A 2012) Cho dãy các chất : cumen, stiren, isopropen, xiclohecxan,axetilen, benzene. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch Br2 là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 16. Chỉ dùng chất nào sau đây có thể phân biệt ba lọ mất nhãn : benzene, toluene và stiren. A. Nước brom B. NaOH C. Na D. dung dịch KMnO4 17. ( TSĐH A 2012) Có bao nhiêu chất chứa vòng benzene có cùng CTPT C7H8O? A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Vấn đề 2: BÀI TOÁN 18. Cho 100ml benzene ( D = 0,879g/ml) tác dụng với 1 lượng vừa đủ brom lỏng (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 80ml brombezen (D = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt: A. 67,6% B. 73,49% C. 85,3% D. 95% 19. A là hidrocacbon có % C (theo khối lượng ) là 92,3%. A tác dụng với dung dịch brom dư cho sản phẩm có % C theo khối lượng là 36,36%. Biết MA<120. CTPT của A là: A. C2H2 B. C4H4 C. C6H6 D. C8H8 20. A,B,C là 3 chất hữu cơ có % C, %H theo khối lượng lần lượt là 92,3% và 7,7% ; tỷ lệ khối lượng mol tương ứng là 1:2:3 . Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam? A. Tăng 21,2g B. Tăng 40g C. Giảm 18,8 g D. Giảm 21,2 g 21. Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren dư.Cho X tác dụng với 200ml dung dịch Br2 0,15M sau đó cho dung dịch KI dư vào thấy xuất hiện 1,27g iot. Hiệu suất trùng hợp stiren đạt: A. 60% B. 75% C. 80% D. 83,33% 22. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A (thể khí ) được CO2 và H2O. Toàn bộ sản phẩm cho qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy có 40gam kết tủa. và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 0,227 gam. Cho tiếp KOH vào dung dịch sau phản ứng có thêm 17,95 gam kết tủa nữA. Biết 3,12 gam A phản ứng hết 4,8 gam brom hoặc tối đa 2,688 lít khí H2(đkc). A có tên là: A. Etylbenzen B. stiren C. toluene D. oct – 3 – en – 1,7 – điin
  • 16. ANCOL – PHENOL Vấn đề 1. KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Trong dãy đồng đẳng của ancol đơn chức no , khi mạch cacbon tăng thì: A. Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước giảm B. Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước tăng C. Nhiệt độ sôi giảm, độ tan trong nước tăng D. Nhiệt độ sôi giảm, độ tan trong nước giảm 2. Hãy ghép các chất được kí hiệu bởi cột chữ cái bên phải và các dẫn xuất halogen ở cột bên trái sao cho phù hợp (a) Dẫn xuất halogen loại ankyl (b) Dẫn xuất halogen loại anlyl (c) Dẫn xuất halogen loại phenyl (d) Dẫn xuất halogen loại vinyl (I) CH2=CH – CH2 – C6H4Br (II) CH2 = CH – CHBr – C6H5 (III) CH2 = CBr – CH2 – C6H5 (IV) CH3 – C6H4 – CH2 – CH2Br A. a – I, b – III, c – II, d – IV C. a – II, b – I, c – IV, d – III B. a – IV, b – II, c – I, d – III D. a – III, b – IV, c – I, d – II 3. (TSĐH B 2010) Cho các chất (1) Axit piric (2) Cumen (3) Xiclohecxanol (4) 1,2 – dihidroxi – 4 – metylbenzen (5) 4 – metylphenol (6) α – naphtol Các chất thuộc loại phenol là: A. (1),(3),(5),(6) B. (1),(2),(4),(6) C. (1),(2),(4),(5) D. (1),(4),(5),(6) 4. Một chai ancol etylic ghi 25o có nghĩa là A. Cứ 100g dung dịch dung dịch có 25g ancol nguyên chất B. Cứ 100ml nước có 25ml ancol nguyên chất C. Cứ 75ml nước có 25ml dung dịch có 25ml ancol nguyên chất D. Cứ 100ml dung dịch có 25ml ancol nguyên chất 5. Có bao nhiêu ancol đồng phân có CTPT C5H12O? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 6. Ancol no đơn chức no mạch hở có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồn phân là? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 7. (TSĐH A 2013) Ứng với CTPT C4H10O có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 8. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với với NaOH? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 9. (TSCĐ 2012) Số ancol bậc I đồng phân cấu tạo của nhau có CTPT C5H12O? A. 4 B. 1 C. 8 D. 3 10. (TSCĐ 2011) Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O , tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton? A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 11. (TSCĐ 2011) Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzene, tác dụng với Na, không tác dụng với NaOH? A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 12. (TSĐH B 2007) Số chất ứng với CTPT C7H8O (dẫn xuất benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 13. (TSCĐ 2013) Số đồng phân chứa vòng benzene, có CTPT C7H8O, phản ứng được với Na là?
  • 17. 5 C. 4 D. 2 14. (TSĐH A 2009) Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với CTPT X là: A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 15. (TSCĐ 2007) Có bao nhiêu ancol bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử chứa chúng có % khối lượng cacbon bằng 68,18%? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 16. (TSĐH A 2008) Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hidro gấp 3.625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân ancol ứng với CTPT của X là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Vấn đề 2. PHẢN ỨNG VỚI KIM LOẠI KIỀM – DUNG DỊCH KIỀM 17. (TSCĐ 2007) Hợp chất hữu cơ X có vòng benzene, có CTPT là C7H8O2 , tác dụng được với Na và NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư thì số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. CTCT thu gọn củ X là: A. C6H5CH(OH)2 B. OHC6H4CH2OH C. CH3C6H3(OH)2 D. CH3OC6H4OH 18. (TSĐH B 2009) Cho a mol X (X là hợp chất thơm ) phản ứng với a lít NaOH 1M . Nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4 a lít khí H2 (đkc). CTCT thu gọn của X là A. CH3 - C6H3(OH)2 B. OHC6H4COOCH3 C. OHCH2C6H4OH D. OH - C6H4COOH 19. (TSĐH A 2009) Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzene có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC:mH:mO =21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thu thu được số mol khí H2bằng với số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân chứa vòng benzene thỏa mãn tính chất trên? A. 9 B. 3 C. 7 D. 10 20. Cho 10,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na thu tạo thành 2,24 lít khí H2 (đkc). Thành phần % theo khối lượng của ancol có khối lượng lớn hơn là A. 43,4% B. 56,6% C. 30,19% D. 69,81% 21. cho hỗn hợp 1,6g ancol A và 2,3 g ancol B là 2 ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na thu được 1,12 lít H2(đkc). CTPT của 2 ancol là A. CH3OH,C2H5OH B. C3H7OH, C4H9OH C. C3H5OH, C4H7OH D. C2H5OH,C3H7OH 22. Cho 18,4 gam X gồm glixerol và một ancol no đơn chức Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đkc). Lượng H2 do Y sing ra bằng 2/3 lượng H2do glixerol sinh rA. CTPT của Y là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH 23. Cho hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là: A. CH3OH,C2H5OH B. C3H7OH, C4H9OH C. C3H5OH, C4H7OH D. C2H5OH,C3H7OH 24. Cho 6 gam ancol đơn chức A tác dụng với m gam Na , sau phản ứng thu được 0,075g H2. Mặt khác, cho 6 gam A tác dụng với 2m gam Na, sau phản ứng thu được 0,1 gam H2. A có CTPT nào dưới đây: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H7OH 25. Cho 9 gam ancol đơn chức A tác dụng với m gam Na . Sau phản ứng được 0,09 gam H2. Mặt khác cho 9 gam A tác dụng với 2m gam Na,sau phản ứng thu được 0,15 gam H2. Chỉ ra giá trị m. A. 1,035 B. 2,07 C. 4,14 D. 4,6
  • 18. 2 gam hỗn hợp Y gồn benzen, ancol etylic và phenol thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na dư thu được 6,72 lít H2 (đkc). Cho phần 2 tác dụng vừa đủ với 20 gam NaOH . Thành phần % khối lượng benzene, ancol etylic và phenol trong Y là: A. 6,47; 27,43; 66,7 B. 27,43; 6,47; 66,1 C. 27,43; 66,1; 6,47 D. 66,1; 6,47; 27,43 27. (TSCĐ 2011) Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đkc). Mặt khác để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là: A. 7 B. 14 C. 10,5 D. 21 28. (TSĐH A 2013) Hợp chất X có thành phần gồm C,H,O chứa vòng benzene. Cho 6,9 gam X vào 360ml dung dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đkc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m. A. 13,2 B. 12,3 C. 11,1 D. 11,4 29. (TSĐH B 2013) Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etyln glycol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít khí H2(đkc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a gam CO2. Giá trị của a là: A. 8,8 B. 6,6 C. 2,2 D. 4,4 30. Pha m gam ancol etylic (D= 0,8 g/ml) vào nước được 80ml ancol 25º. Giá trị của m là: A. 16 B. 25,6 C. 32 D. 40 31. Hòa tan V ml ancol etylic (D=0,8g/ml)vào 108ml nước tạo thành dung dịch A. Cho A tác dụng với Na dư thu được 85,12 lít H2 (đkc). Dung dịch A có độ cồn bằng A. 8º B. 41o C. 46o D. 92o 32. (TSCĐ 2010) Cho 10ml dung dịch ancol etylic 46o phản ứng hết với kim loại Na (dư) , thu được V lít H2(đkc).Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của V là A. 4,256 B. 0,896 C. 3,36 D. 2,218 Vấn đề 3. PHẢN ỨNG VỚI AXIT 33. Đun nóng hỗn hợp gồm 6 gam ancol etylic và 6 gam axit axetic với H2SO4 đặc xúc táC. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 75% thì khối lượng este tạo thành là A. 8,6 gam B. 6,654 gam C. 8,8 gam D. 7,2 gam 34. Cho 94 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 350 gam HNO3 63% và 150 gam H2SO4 98%. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng axit picric sinh ra là A. 22,9 gam B. 26,717 gam C. 229 gam D. 267,17 gam 35. Một ancol đơn chức tác dụng với HBr cho hợp chất hữu cơ B có chứa C,H,Br trong đó Br chiếm 58,4% khối lượng. CTPT ancol là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. CH3OH D. C4H9OH 36. (TSCĐ 2010) Cho 10 gam hỗn hợp HCOOH CH3COOH chia thành hai phần bằng nhau: phần 1 cho tác dụng hết với Na thu 1,064 lít H2 (đkc). Phần 2 cho tác dụng với 4,6 gam etanol có H2SO4 đặc xúc tác thì khối lượng este thu được là bao nhiêu biết hiệu suất là 60%? A. 9,2 gam B. 6,654 gam C. 4,469 gam D. 4,596 gam Vấn đề 4. PHẢN ỨNG TÁCH NƯỚC (ĐEHIĐRAT HÓA) 37. Cho sơ đồ biến hóa: but – 1 – en +HCl A +NaOH, t0 B H2SO4,170o C C Tên của C là A. propen B. but – 2 – en C. đibutyl ete D. iso butilen 38. Có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT C8H10O, đều là dẫn xuất của benzene , khi tách nước cho sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • 19. 2010) Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo 2 anken . Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kiA. Ancol Y là: A. CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3 B. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH C. CH3 – CH2 – CH2 – OH D. CH3 – CH(OH) – CH3 40. (TSĐH B 2013) Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức CH3)2CHCH(OH)CH3 với dung dịch H2SO4 đặc là A. 2 – metylbut - 2 – en B. 2 – metylbut – 1 – en C. 3 – metylbut - 1 – en D. 3 – metylbut - 2 – en 41. (TSĐH 2007) Khi tách nước từ một chất X có CTCT C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau ( tính cả đồng phân hình học) CTCT thu gọn của X là A. (CH3)3COH B. CH3OCH2CH2CH3 C. CH3CH(OH)CH2CH3 D. CH3CH(CH3)CH2OH 42. (TSĐH A 2008) Khi tách nước từ 3 – metylbutan – 2 – ol,sản phẩm chính thu được là A. 3 – metylbut - 1 – en B. 2 – metylbut - 2 – en C. 3 – metylbut - 2 – en D. 2 – metylbut - 3 – en 43. (TSĐH A 2012) Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là A. 56 B. 70 C. 28 D. 42 44. Đun nóng Vml ancol etylic 95o với H2SO4 đặc ở 170o C thu được 3,36 lít khí etilen. Biết hiệu suất đạt 60% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml. Trị số của V là A. 10,18 B. 15,13 C. 8,19 D. 12 45. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là: A. 2,94g B. 2,48 g C. 1,76g D. 2,76g 46. Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X chỉ thu được 1 ankenduy nhất (không kể đồng phân hình học) . Oxi hóa hoàn toàn 1 lượng chất X thu được 5,6 lít khí CO2 (đkc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 47. Chia a gam ancol etylic thành 2 phần bằng nhau: phần 1 đem đun nóng với H2SO4 đặc ở 180o C thu được khí etilen, đốt cháy hoàn toàn lượng etilen này thu được 1,8 gam H2O. Phần 2 đem đốt hoàn toàn, thể tích khí CO2 thu được là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít 48. (TSCĐ A 2008) Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc ở 1400 C ) thì số ete thu được tối đa là A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 49. Đun nóng hỗn hợp gồm n ancol khác nhau với H2SO4 đặc ở 140o C thì số ete cực đại có thể thu là A. ( ) B. ( ) C. D. ( ) 50. (TSĐH B 2008) Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. CTPT của X là: A. C3H8O B. C2H6O C. CH4O D. C4H8O
  • 20. 2008) Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140o C .Sau khi các phản ứng kết thúc , thu được hỗn hợp gồm 3 ete và 1,8 gam nước. CTPT của hai ancol trên là A. CH3OH,C2H5OH B. C3H7OH, C4H9OH C. C3H5OH, C4H7OH D. C2H5OH,C3H7OH 52. (TSCĐ 2013) Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140o C, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.CTPT của hai ancol trên là A. C3H5OH, C4H7OH B. CH3OH, C2H5OH B. C. C3H7OH, C4H9OH D. C2H5OH,C3H7OH 53. (TSĐH B 2010) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng) thu được 8,96 lít CO2 và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là A. 7,85 gam B. 7,4 gam C. 6,5 gam D. 5,6 gam 54. (TSĐH A 2009) Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức , mạch hở với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp các ete. Lấy 7,2 gam 1 trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (đkc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là A. CH3OH và CH2=CH – CH2 – OH B. C2H5OH và CH2=CH – CH2 – OH C. CH3OH và C3H7OH D. CH3OH và C2H5OH 55. (TSĐH B 2011) Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X,Y ( MX < MY) là dồngđẳng kế tiếp của nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít khí CO2 (đkc) và 6,3 gam nước. Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140o C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên thu được thể tích của 0,42 gam N2 ( trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) . Hiệu suất của phản ứng tạo ra ete của X và Y lần lượt là: A. 30% và 30% B. 25% và 35% C. 40% và 20% D. 20% và 40% Vấn đề 5. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHÔNG HOÀN TOÀN 56. Có bao nhiêu ancol công thức C5H12O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 57. A,B,D là 3 đồng phân có cùng CTPT C3H8O. Biết A tác với CuO đun nóng cho ra anđehit, còn B cho ra xeton. Vậy D là: A. Ancon bậc III B. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất C. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất D. Chất có khả năng tách nước tạo anken A. (TSCĐ 2010) Oxi hóa không hoàn toàn isopropylic bằng CuO nung nóng thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X B. Metyl phenyl xeton C. Propanal D. Metyl vinyl xeton E. Đimetyl xeton 58. Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit và ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H2 (đkc). Xác định khối lượng hỗn hợp X. Biết chỉ có 80% ancol bị oxi hóa A. 13,8 gam B. 27,6 gam C. 18,4 gam D. 23,52 gam 59. Cho CH3OH phản ứng với CuO nóng đỏ lấy dư được anđehit fomiC. Cho hỗn rắn còn lại sau phản ứng tác dụng hết với HNO3 đậm đặc ta thu được 0,734 lít NO2 (27o C, 765 mmHg). Vậy khối lượng anđehit sinh ra là
  • 21. B. 0,9 gam C. 0,225 gam D. 0,25 gam 60. (TSCĐ 2008) Oxi hóa ancol đơn chức X bằng CuO đun nóng, sinh ra một sản phẩm hữu cơ Y duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi Y so với H2 bằng 29). CTCT của X là A. CH3CHOCH3 B. CH2CH2CH2OH C. CH3CH2CHOHCH3 D. CH3COCH3 61. (TSĐH B 2007) Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng . Sau khi phản ứng hoàn toàn , khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với H2 là 15,5. Giá trị của m là A. 0,92 B. 0,32 C. 0,64 D. 0,46 62. Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO đun nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho tác dụng với Na dư được 2,24 lít khí H2(đkc). Xác định % C2H5OH bị oxi hóa A. 80% B. 75% C. 60% D. 50% 63. Lên men 0,5 lít ancol etylic 8o . Tính khối lượng axit axetic thu được biết hiệu suất lên men là 80% và khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/ml. A. 41,7 gam B. 35,6 gam C. 33,4 gam D. 29,2 gam 64. (TSCĐ 2009) Oxi hóa hoàn toàn m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư.Cho toàn bộ X tác dụng vớ dung dịch NaHCO3 dư thu được 0,56 lít khí CO2 (đkc). Khối lượng etanol đã bị oxi hóa là: A. 4,6 gam B. 1,15 gam C. 5,75 gam D. 2,3 gam 65. (TSĐH A 2013) Tiến hành lên men giấm 460ml ancol etylic 8o với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1g/ml. Nồng độ % của axit axetic trong dung dịch là: A. 2,47% B. 7,99% C. 2,51% D. 3,76% 66. Oxi hóa 4 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm anđehit, ancol dư và nước. A có công thức là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H5OH D. C3H7OH 67. Oxi hóa 0,25 mol ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 11,2 gam hỗn hợp gồm anđehit, ancol dư và nước. Ancol A còn có tên gọi: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H5OH D. C3H7OH Vấn đề 6. PHẢN ỨNG CHÁY 68. Đốt cháy hoàn toàn a mol ancol A được b mol CO2 và c mol H2O. Biết a = c – B. Kết luận nào dưới đây là đúng ? A. A là ancol no mạch vòng B. A là ancol chưa no C. A là ancol no, mạch hở D. A là ancol thơm 69. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít O2, thu được V2 lít CO2 và a mol H2O. Các khí được đo ở đkC. Viểu thức liên hệ giữa các giá trị V1,V2, a là A. V1=2V2 – 11,2a B. V1=V2 + 2,24a C. V1=V2 – 22.4a D. V1=2V2 + 11,2a 70. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức mạch hở thu được V lít khí CO2 (đkc) và a gam nước. Biểu thức liên hệ giữa m,a và V là: A. m= a - , B. m= 2a - , C. = 2 − , D. a + , 71. đốt ancol A bằng lượng O2 vừa đủ nhận thấy : : = 4 : 5 : 6. A có CTPT là: A. C2H6O B. C2H6O2 C. C3H8O D. C4H10O2
  • 22. một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi , thu được 6,6 gam CO2. Công thức của X là A. C2H4(OH)2 B. C3H7OH C. C3H5(OH)3 D. C3H6(OH)2 73. (TSCĐ 2013) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no mạch hở X cần vừa đủ 3,5 mol oxi. CTPT của X là: A. C3H8O3 B. C2H6O2 C. C2H6O D. C3H8O2 74. (TSCĐ 2008) Đốt cháy hoàn toàn ancol đa chức mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. CTPT của X là A. C2H6O2 B. C2H6O C. C4H10O2 D. C3H8O2 75. (TSCĐ 2007) Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). CTPT của X là A. C3H8O2 B. C3H8O3 C. C3H4O D. C3H8O 76. Ba ancol X,Y,Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol : =3:4. Vậy công thức 3 ancol là: A. C2H6O,C3H8O, C4H10O B. C3H8O, C4H10O, C5H10O C. C3H8O, C3H8O2, C3H8O3 D. C3H6O, C3H6O2, C3H6O3 77. (TSĐH A 2009) Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:4. Hai ancol đó là A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2 B. C2H5OH và C4H9OH C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2 D. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3 78. (TSĐH A 2010) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, đồng đẳng thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 3,808 lít CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O . Giá trị của m là: A. 4,72 B. 5,42 C. 7,42 D. 5,72 79. (TSĐH B 2010) Đốt cháy hoàn một lương hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm –OH cần dùng vừa đủ V lít khí O2 thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam nước (các thể tích khí đo được ở đkc). Giá trị của V là A. 14,56 B. 15,68 C. 11,20 D. 4,48 80. (TSĐH A 2013) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no có 1 liên kết đôi mạch hở , thu được 0,23 mol CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là A. 5,4 B. 2,34 C. 8,4 D. 2,7 81. (TSĐH 2012) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 13,44 lít khí CO2(đkc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít khí H2 (đkc). Giá trị của m là A. 12,9 B. 15,3 C. 12,3 D. 16,9 82. (TSĐH B 2013) Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic,etylen glycol, glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc). Cũng m gam X trên tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 . Giá trị của V là A. 3,36 B. 11,2 C. 5,6 D. 6,72 83. (TSĐH B 2010) Cho 13,74 gam 2,4,6 – trinotrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được x mol hỗn hợp khí gồm CO2, CO,N2 và H2. Giá trị của x là: A. 0,6 B. 0,36 C. 0,54 D. 0,45
  • 23. Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ NaOH bằng 0,05M. CTCT thu gọn của X và Y là (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) A. C2H5OH , C3H7OH B. C3H7OH , C4H9OH C. C5H5OH , C4H9OH D. C4H9OH ,C5H11OH 85. (TSCĐ 2008) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm 2 ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau , thu được 0,3 mol CO2 và 0,45 mol nước. Mạt khác cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na dư thu được chưa đến 0,15 mol H2. CTPT của X,Y là A. C3H6O, C4H8O B. C2H6O, C3H8O C. C2H6O2 ,C3H8O2 D.C2H6O,CH4O 86. (TSCĐ 2011) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 3 ancol đơn chức, đồng đẳng thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (đkc) và 9,9 gam H2O. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở nhiệt đọ thích hợp để chuyển hóa hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là A. 6,45 gam B. 5,46 gam C. 7,4 gam D. 4,2 gam 87. (TSĐH A 2012) Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 10,5 lít O2( các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiđrat hóa hoàn toàn X trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó khối lượng ancol bậc 2 bằng 6/13 lần tổng khối lượng ancol bậc 1. % khối lượng của ancol bậc 1 (có số nguyên tử cacbon lớn hơn) trong Y là A. 46,43% B. 31,58% C. 10,8% D. 7,89% Vấn đề 7. PHẢN ỨNG TRONG Cu(OH)2/OH- 88. C4H8Cl2 (X) +NaOH Y +Cu(OH)2 dung dịch xanh lam CTPT phù hợp của X là: A. CH2ClCH2CH2CH2Cl B. CH3CH2CHClCH2Cl C. CH3CH2CHClCH2Cl D. CH3CH(CH2Cl)2 89. (TSĐH B 2009) Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2 – CH2OH (b) HOCH2 – CH(OH) –CH2OH (c) HOCH2 – CH2 – CH2OH (d) CH3 – CH(OH) – CH2OH (e) CH3 – CH2OH (f) CH3 – O – CH2OH Các chất đều tác dụng với Na, Cu(OH)2 là: A. (c),(d),(f) B. (a),(b),(c) C. (a),(c), (d) D. (c),(d),(e) 90. (TSCĐ 2007) Cho các chất có CTCT sau: HOCH2 – CH2OH (X), HOCH2 – CH2 – CH2OH (Y), HOCH2 – CH(OH) –CH2OH (Z), CH3 – CH2 – O - CH2 – CH3 (R), CH3 – CH(OH) – CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là A. X,Y,R,T B. Z,X,T C. Z,R,T D. X,Y,Z,T 91. Ứng với CTPT C3H8On có x đồng phân ancol bền và trong số này có y đồng phân có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh đậm. Các giá trị x,y lần lượt bằng: A. 4; 2 B. 4 ; 3 C. 5 ;2 D. 5; 3
  • 24. gam hỗn hợp X gồm glixerol và 2 ancol đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2(đkc). Cũng lượng X này hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2. Hai ancol này là A. CH4O, C2H6O B. C2H6O, C3H8O C. C3H6O, C4H8O D. C3H8O, C4H10O 93. (TSCĐ 2013) Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 thu được 6,72 lít CO2 và 7,2 gam nước. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là A. Propan – 1,3 điol B. propan – 1,2 điol C. glixerol D. etylen glycol 94. Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo ra hợp chất hữu cơ đa chức Y . Nhận xét nào sau đây đúng với X? A. X làm mất màu nước brom B. Trong X có 2 nhóm – OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai C. Trong X có ba nhóm –CH3 D. Hiđrat hóa but – 2 –en thu được X 95. (TSĐH A 2013) Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 15,68 lít khí CO2 (đkc) và 1 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. % khối lượng ancol etylic có trong hỗn hợp là: A. 46% B. 16% C. 23% D. 8% Vấn đề 8: ĐIỀU CHẾ - SẢN XUẤT RƯỢU 97. (TSĐH B 2010) Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dung để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t0 )? A. 3 B. 5 C. 3 D. 4 98. (TSCĐ 2010) Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, t0 ) sinh ra ancol? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 99. Từ 150g glucozo sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 460 bằng phương pháp lên men ancol? Biết hiệu suất đạt 90%, OHHCd 52 = 0,8g/ml. A. 187,5 B. 93,75 C. 46,875 D. 80 100. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với H=80%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thu hoàn toàn bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được 550g kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu được thêm 100 gam kết tủa. Giá trị của m là? A. 550g B. 810g C. 750g D. 650g 101. (TSĐH A 2010) Từ 180 gam glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a ga ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là: A. 80% B. 10% C. 90% D. 20% Vấn đề 9: TỔNG HỢP ANCOL – PHENOL 102. Hóa chất nào dưới đây dung để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzene (1) Na (2) Dung dịch NaOH (3) nước Brom A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 1, 2 và 3 103. (TSCĐ 2010) Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm –OH của các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: A. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua B. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua C. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua D. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua 104. Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh động của ngyên tử H trong nhóm O-H của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước A. Etanol < nước < phenol B. Nước < phenol < etanol
  • 25. phenol < nước D. Phenol < nước < etanol 105. So với etanol, nguyên tử H trong nhóm OH của phenol linh động hơn vì: A. Mật độ electron ở vòng benzene tăng lên, nhất là ở các vị trí o và p B. Liên kết C-O của phenol bền vững C. Trong phenol, cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử oxi đã tham gia liên hợp vào vòng benzene làm liên kết O-H phân cực hơn D. Phenol tác dụng dễ dàng với nước Brom tạo kết tủa trắng 2, 4, 6-tribrom phenol 106. (TSĐH A 2009) Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là: A. metyl axetat B. axit acrylic C. anilin D. phenol 107. Trong phòng thí nghiệm, để tiêu hủy các mẫu Natri, trong cac cách nào dưới đây, cách nào đúng? A. Cho vào máng nước thải B. Cho vào dầu hỏa C. Cho vào cồn  960 D. Cho vào dung dịch NaOH 108. X, Y, Z là 3 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ=1,875MX. X có đặc điểm: A. Tách nước tạo một anken duy nhất B. Hòa tan được Cu(OH)2 C. Không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức D. Chứa 1 liên kết π trong phân tử 109. (TSĐH A 2010) Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl (2) Phenol có tinh axit, dung dịch phenol khong làm đổi màu quỳ tím (3) Phenol dung để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc (4) Phenol tham gia phản ứng thế với Brom và thế nitro dễ hơn benzene Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) 110. (TSĐH B 2010) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen B. Dung dịch phenol làm phenolphthalein không màu chuyển thành màu hồng C. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải D. Đun ancol etylic ở 1400 C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được dimetyl ete 111. (TSCĐ 2010) Phát biểu đúng là: A. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3 B. Phenol phản ứng được với nước Brom C. Vinyl axetat phản ứng được với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic D. Thủy phân benzyl clorua thu được phenol 112. Ancol đơn chức no X có %C (theo khối lượng) là 52,17%. X có đặc điểm: A. Tác dụng với CuO nung nóng cho ra một andehit B. Không cho phản ứng tách nước tạo anken C. Rất ít tan trong nước D. Có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy đồng đẳng 113. (TSCĐ 2009) Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là: A. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác) B. Na2CO3, CuO (t0 ), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O C. Ca, CuO (t0 ), C6H5OH (phenol), OHCH2CH2OH D. HBr (t0 ), Na, CuO (t0 ), CH3COOH (xúc tác) 114. (TSĐH A 2012) Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluene, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
  • 26. Dung dịch phenol (C6H5OH) không tác dụng được với chất nào sau đây? A. NaOH B. NaCl C. Br2 D. Na 116. (TSĐH B 2013) Đun sôi dung dịch gồm chất X và KOHĐun sôi dung dịch gồm chất X và KOH đặc trong trong C2H5OH thu được e thu được etilen. Công thức của X là: A. CH3CH2Cl B. CH3COOH C. CH3CHCl D. CH3COOCH=CH2 117. (TSĐH A 2013) Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaCl B. KOH C. NaHCO3 D. HCl 118. (TSĐH A 2012) Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4- COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: (a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 (b) Tác dụng với Na dư tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 119. (TSCĐ 2011) Đun sôi hỗn hợp propyl bromua, kalihidroxit và etanol thu được sản phẩm hữu cơ là: A. propin B. propan-2-ol C. propan D. propen 120. (TSĐH A 2012) Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh (b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím (c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc (d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzene (e) Cho nước Brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 121. (TSĐH B 2007) Dãy gồm các chất phản ứng với phenol là: A. Dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na B. Nước Brom, anhidrit axetic, dung dịch NaOH C. Nước Brom, axit axetic, dung dịch NaOH D. Nước Brom, andehit axetic, dung dịch NaOH 122. (TSĐH B 2008) Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với: A. Dung dịch NaOH B. Na kim loại C. Nước brom D. H2 (Ni, t0 ) 123. (TSĐH B 2008) Cho sơ đồ chuyển hóa : Toluen ZYX HClptduNaOHtFemolBr      (du),),(,),1:1( 00 2 Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp các chất hữu cơ, Z có thành phần chính gồm: A. m-metylphenol và o-metylphenol B. Benzyl bromua vào-bromtoluen C. o-bromtoluen và p-bromtoluen D. o-metylphenol và p-metylphenol 124. (TSĐH B 2009) Cho sơ đồ chuyển hóa: ZYankenXolBu etekhanMgHBrtđSOH      ,, )(2tan 0 42 Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là: A. CH3-CH(MgBr)-CH2-CH3 B. (CH3)3C-MgBr C. CH3-CH2-CH2-CH2-MgBr D. (CH3)2CH-CH2-MgBr
  • 27. đề 1: KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Công thức phân tử tổng quát của andehit chưa no có một nối đôi mạch hở hai chức là: A. CnH2n-4O2; n 4 B. CnH2n-2O2; n 2 C. CnH2n-6O2; n 6 D. CnH2n-4O2; n 2 2. (TSCĐ 2010) Andehit no mạch hở X có công thức đơn giản nhất C2H3O. Công thức phân tử của X là: A. C8H12O4 B. C6H9O3 C. C2H3O D. C4H6O2 3. Có bao nhiêu đồng phân C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 4. (TSĐH A 2008) Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là: A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 5. Có bao nhiêu andehit C6H12O khi hidro hóa cho ra ancol không có khả năng tách nước tạo anken? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 6. Một hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử là C4H8O. Có bao nhiêu đồng phân cộng H2 (xúc tác Ni) cho ra ancol và bao nhiêu đồng phân cho phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho kết quả theo thứ tự trên? A. 7, 2 B. 8, 2 C. 5, 1 D. 4, 1 7. Trong phân tử andehit no, đơn chức, mạch hở X có phần trăm khối lượng oxi bằng 27,586%. X có công thức phân tử là: A. CH2O B. C2H4O C. C3H6O D. C4H8O 8. Trong phân tử andehit đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon, hidro lần lượt bằng 66,67%; 11,11% còn lại là oxi. X có công thức phân tử là: A. CH2O B. C2H4O C. C3H6O D. C4H8O 9. Trong số các chất sau, chất nào dùng để ngâm xác động vật? A. Dung dịch HCHO C. Dung dịch CH3CHO B. Dung dịch CH3COOH D. Dung dịch CH3OH Vấn đề 2: TÍNH CHẤT CHUNG ANDEHIT – XETON 10. Đốt cháy andehit A thu được OHCO nn 22  . A là: A. An dehit đơn chức no, mạch hở C. Andehit chưa no B. Andehit đơn chức no, mạch vòng D. Andehit đa chức 11. Một thể tích hơi andehit X mạch hở cộng hợp tối đa hai thể tích H2, sản phẩm Y sing ra cho tác dụng hết với Na, thu được thể tích H2 đúng bằng thể tích hơi andehit ban đầu. Biết các thể tích khí và hơi được đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất. X thuộc loại hộp chất nào sau đây? A. Andehit no đơn chức C. Andehit no, hai chức B. Andehit đơn chức, chưa no, có một nối đôi D. Andehit chưa no, hai chức 12. Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra bạc kết tủa. Khi X tác dụng với H2 tạo thành Y. Đun Y với H2SO4 sinh ra anken mạch không nhánh. Tên của X là: A. Butanal C. 2-metylpropanal B. Andehit isobutyric D. Butan-2-on 13. (TSĐH B 2011) Cho sơ đồ phản ứng: (1) X + O2  axit cacboxylic Y1 (2) X + H2  ancol Y2 (3) Y1 + Y2  Y3 + H2O Biết Y3 có CTPT C6H10O2. Tên gọi của X là: A. Andehit acrylic B. Andehit propionic C. Andehit metacrylic D. Andehit axetic
  • 28. 2010) Hidro hóa chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là: A. Metyl isopropyl xetol C. 3-metylbutan-2-ol B. 3-metylbutan-2-on D. 2-metylbutan-3-on 15. (TSĐH A 2011) Phát biểu nào sau đây về andehit và xetol là sai? A. Hidro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền. B. Axeton không phản ứng được với nước brom. C. Axetandehit phản ứng được với nước brom D. Andehit fomic tác dụng được với nước tạo sản phẩm không bền. 16. (TSCĐ 2008) Cho các chất sau: CH3-CH3CHO (1); CH2=CH-CHO (2); (CH3)2CH-Cho (3); CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0 ) cùng tạo ra một sản phẩm là? A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4) 17. (TSĐH B 2007) Cho sơ đồ phản ứng: ZYXNH o tCuOHONOICH     ,)1:1,( 3 3 Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là: A. C2H5OH, HCHO C. C2H5OH, CH3CHO B. CH3OH, HCHO D. CH3OH, HCOOH 18. (TSĐH A 2008) Đun nóng V lít hơi andehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z, cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là andehit: A. No, hai chức B. Không no (chứa một nối đôi C=C) hai chức C. No, đơn chức D. Không no (chứa một nối đôi C=C) đơn chức 19. (TSĐH B 2007) Đốt cháy hoàn toàn a mol một andehit X mạch hở tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b=a+c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ có 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng andehit A. No, đơn chức B. Không no, có hai nối đôi, đơn chức C. Không no, có 1 nối đôi đơn chức D. No, hai chức 20. (TSĐH B 2009) Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít CO2 (đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. X là: A. CH3COCH3 B. O=CH-CH=O C. C2H5CHO D. CH2=CH-CH2-OH 21. (TSĐH B 2009) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc, cộng với Br2 theo tỉ lệ 1: 1. Công thức cấu tạo của X là: A. HOOC-CH=CH-COOHC. OH-CH2-CH2-CH2-CHO B. OH-CH2-CH2-CH=CH-CHO D. OH-CH2-CH=CH-CHO 22. (TSCĐ 2013) Hỗn hợp X gồm 2 andehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3:1). Dốt cháy hoàn toàn 1 lượng X cần vừa đủ 1,75 mol O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của 2 andehit trong X là: A. HCHO và CH3CHO C. HCHO và C2H5CHO B. CH3CHO và C2H5CHO D. CH3CHO và C3H7CHO 23. Chia hỗn hợp gồm hai andehit no đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đem đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 1,08 gam H2O. Phần 2 tác dụng với H2 dư (Ni, t0 ) thì thu được hỗn hợp A. Đem dốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thì thể tích CO2 thu được (đktc) là: A. 1,434 l B. 1,443 l C. 1,344 l D. 0,672 l
  • 29. hợp X gồm 2 andehit là đồng dẳng kế tiếp tác dụng với H2 dư (Ni, t0 ) thu được hỗn hợp hai ancol đơn chức Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức của hai andehit là: A. C2H3CHO và C3H5CHOC. C3H5CHO và C4H7CHO B. C2H5CHO và C3H7CHOD. CH3CHO và C2H5CHO 25. (TSĐH A 2009) Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (đktc). Phần tram theo thể tích H2 trong X là: A. 65,00% B. 46,15% C. 35,00% D. 53,85% 26. (TSĐH B 2009) Khi hidro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai andehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X cần vừa đủ 17,92 lít O2 (đktc). Phần tram theo thể tích của H2 trong X là: A. 10,5 B. 17,8 C. 8,8 D. 24,8 27. Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon đồng đằng kế tiếp. MX = 31,6. Lấy 6,32 gam X lội qua dung dịch chứa xúc tác thích hợp thu được 200 gam dung dịch Z chứa andehit với nồng độ C%. Giá trị C là: A. 1,305% B. 1,043% C. 1,208% D. 1,32% 28. (TSCĐ 2009) Hirdro hóa hoàn toàn hỗn hợp M gồm 2 andehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX<MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng nhiều hơn M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần tram khối lượng của X là: A. HCHO 32,44% B. HCHO 50,56% C. CH3CHO 67,16% D. CH3CHO 49,44% 29. (TSĐH B 2007) Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một andehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của andehit là: A. HCHO B. C2H3CHO C. C2H5CHO D. CH3CHO 30. (TSĐH B 2010) Hỗn hợp M gồm andehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hidrocacbn Y có tổng số mol là 0,2 mol (nX < nY). Đốt cháy hoàn toàn M thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Hidrocacbon Y là: A. CH4 B. C2H2 C. C3H6 D. C2H4 31. X, Y, Z, T la2 4 andehit liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy dung dịch tang hay giảm bao nhiêu gam? A. Tăng 18,6 gam B. Tăng 13,2 gam C. Giảm 11,4 gam D. Gảm 30% 32. (TSĐH B 2011) Hỗn hợp M gồm 1 andehit và 1 ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt chat hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8X mol H2O. Phần tram số mol andehit có trong M là: A. 20% B. 50% C. 40% D. 30% 33. (TSĐH B 2011) X là hỗn hợp gồm H2 và hơi của hai andehit (no, đơn chức, mạch hở, đều có số cacbon nhỏ hơn 4), có tỉ khối so với Heli là 4,7. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y (có tỉ khối so với Heli là 9,4). Thu lấy toàn bộ các ancol trong Y rồi cho tác dụng với Na dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V là: A. 22,4 B. 5,6 C. 11,2 D. 13,44 34. (TSCĐ 2008) Đốt cháy hoàn toàn một andehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp 4 lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là: A. HCHO B. (CHO)2 C. CH3CHO D. C2H5CHO
  • 30. 2007) Cho 6,6 gam một andehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Công thứ cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3CHO B. HCHO C. CH3CH2CHO D. CH2=CHCHO 36. (TSCĐ 2013) Cho 4,4 gam andehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là: A. C2H3CHO B. HCHO C. CH3CHO D. C2H5CHO 37. (TSĐH A 2013) Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH2CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là: A. 10,8 gam B. 43,2 gam C. 16,2 gam D. 21,6 gam 38. (TSĐH A 2010) Cho m gam hỗn hợp gồm etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là: A. 10,9 B. 14,3 C. 10,2 D. 9,5 39. (TSCĐ 2007) Cho 2,9 gam một andehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Cong thức cấu tạo thu gọn của andehit là: A. HCHO B. CH3CHO C. CH2=CH-CHO D. OHC-CHO 40. (TSCĐ 2011) Hỗn hợp G gồm hai andehit X và Y trong đó MX < MY < 1,6MX. Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 0,1 mol hỗn hợp G vào dung dịch ANO3 trong NH3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là: A. 10 B. 7 C. 6 D. 9 41. (TSĐH A 2008) Cho 3,6 gam andehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Công thức của X là: A. C3H7CHO B. HCHO C. C4H9CHO D. C2H5CHO 42. (TSCĐ 2009) Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai andehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai andehit trong X là: A. CH3CHO và C2H5CHO C. HCHO và C2H5CHO B. HCHO và CH3CHO D. C2H3CHO và C3H5CHO 43. (TSCĐ 2007) Cho 0,1 mol andehit X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hidro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam NA. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCHO B. CH3CH(OH)CHO C. OHC-CHO D. CH3CHO 44. (TSĐH A 2009) Cho 0,25 mol một andehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0 ) thì 0125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là: A. CnH2n-1CHO (n 2) C. CnH2n(CHO)2 (n 0) B. CnH2n-3CHO (n 2) D. CnH2n+1CHO (n 0) 45. (TSĐH B 2011) Để hidro hóa hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X gồm hai andehit có khối lượng 1,64g cần 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với 1 lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai andehit trong X là: A. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO C. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO B. H-CHO và OHC-CH2-CHO D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO 46. (TSĐH B 2011) Hỗn hợp X gồm hai andehit đơn chức Y và Z (MY < MZ). Cho 1,89 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag va dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là?
  • 31. B. andehit butyric C. andehit axetic D. andehit acrylic 47. (TSĐH A 2013) Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố có C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là? A. CH3=CC-CHO C. CH C-CH2-CHO B. CH2=C=CH-CHO D. CH C-CH2-CH2-CHO 48. (TSĐH B 2012) Cho 0,125 mol andehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, khi hidro hóa hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2. Dãy đồng dẳng của X có công thức chung là: A. CnH2n(CHO)2 (n 0) C. CnH2n+1CHO (n 0) B. CnH2n-3CHO (n 2) D. CnH2n-1CHO (n 2) 49. (TSĐH B 2013) Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là: A. 60,34 % B. 78,16 % C. 39,66% D. 21,84% Vấn đề 3: ĐIỀU CHẾ ANDEHIT – XETON 50. (TSĐH A 2009) Dãy gồm các chất điều chế trực tiếp (bằng 1 phản ứng) tạo ra andehit axetic là: A. CH3COOH, C2H2, C2H4 C. C2H5OH, C2H2, C2H4 B. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5 D. HCOOC2H3, CH3COOH, C2H2 51. (TSCĐ 2009) Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng 1 phản ứng) tạo ra axit axetic là: A. C2H2(OH)2, CH3OH, CH3CHO C. CH3OH, CH3CHO, C2H5OH B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOC2H5 D. CH3CHO, C6H12O6 (glucozo), CH3OH 52. (TSCĐ 2009) Quá trình nào sau đây không tạo ra andehit axetic? A. CH2=CH2 + H2O (t0 , HgSO4) C. CH3-CH2OH + CuO (t0 ) B. CH2=CH2 + O2 (t0 , xúc tác) D. CH3-COOCH=CH2 + dung dịch NaOH 53. (TSCĐ 2010) Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra andehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etyliC. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. C2H4, O2, H2O B. C2H2, H2O, H2 C. C2H4, H2O, CO D. C2H2, O2, H2O 54. (TSCĐ 2007) Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ: A. Xiclopropan B. Propan – 1 – ol C. Propan-2-ol D. Cumen 55. (TSCĐ 2012) Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol (đơn chức, bậc 1, đồng đẳng kế tiếp) phản ứng với CuO dư, thu được hõn hợp hơi Y gồm nước và andehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí H2 bằng 14,5. Cho toàn bộ Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 97,2 gam Ag. Giá trị của m là: A. 14,0 B. 14,7 C. 10,1 D. 18,9 56. (TSĐH B 2009) Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54g Ag. Giá trị của m là: A. 15,3 B. 8,5 C. 8,1 D. 13,5 57. (TSCĐ 2010) Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm andehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 16,2 B. 43,2 C. 10,8 D. 21,6