Bài tập phiên mã và dịch mã violet

– Trình bày được các bước của quá trình nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự nhân đôi NST thông qua việc quan sát mô hình tái bản ADN

  1. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng quan sát tranh hình

– Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích và khái quát kiến thức

– Kĩ năng rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, so sánh, khái quát hóa

– Biết làm bài tập về

  • Tính số nu từng loại của AND(Hoặc gen)
  • Tính chiều dài, khối lượng gen
  • Tính số liên kết hidro, liên kết cộng hóa trị
  • Tính số nu tự do môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi

– Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

– Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng

– Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

– Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm

  1. Thái độ

– Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên

– Biết bảo vệ vốn gen, chăm sóc động thực vật quý hiếm

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

  • Hỏi – Đáp
  • Quan sát – Tìm tòi
  • Nêu vấn đề
  • Giảng giải

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

  • SGK Sinh học 12
  • Tranh hình SGK phóng to
  • TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
  • Khám phá (3’)

– GV kiểm tra sĩ số lớp

Lớp 12A:

Lớp 12D5:

Lớp 12D6:

– GV đặt vấn đề vào bài mới

  1. Kết nối Hoạt động của GV và HS Nội dung TG

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK – 6 kết hợp với kiến thức sinh học 9 trả lời các câu hỏi

? Gen là gì?

? Cho ví dụ về gen?

HS trả lời

GV lưu ý:

· Nếu là gen phải có cấu trúc đặc trưng và tạo được sản phẩm, nếu không tạo được sản phẩm thì không gọi là gen

· Ở sinh vật nhân thực có nhiều đoạn ADN vô nghĩa (intron), những đoạn ADN này không phải là gen

GV giảng giải về quá trình khám phá ra mã di truyền sgk – 7

? Mã di truyền là gì?

HS dựa vào gợi ý của GV trả lời

GV yêu cầu HS quan sát bảng 1 sgk – 8

? Mã di truyền có những đặc điểm nào?

HS nghiên cứu sgk trả lời

? Quan sát hình 1.2 sgk – 9 và trình bày quá trình tái bản AND

HS quan sát hình vẽ trình bày

GV nhấn mạnh cho HS về quá trình tái bản AND

– Một mạch được tổng hợp liên tục(5’à3’), 1 mạch được tổng hợp gián đoạn (3’à5’)

– Enzim AND – polimeraza có vai trò lắp ráp các nu tự do (môi trường nội bào) theo nguyên tức bổ sung

– Qúa trình nhân đôi AND được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc băn bảo tồn

GV: Từ nguyên tắc nhân đôi AND, hiện nay người ta đã đề xuất phương pháp có thể nhân 1 đoạn AND nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn

? Qúa trình nhấn đôi AND có ý nghĩa như thế nào?

HS suy nghĩ trả lời

GV lưu ý cho HS 1 số công thức để làm bài tập liên quan đến ADN

Vận dụng: Một gen có chiều dài 4080 A0. Số nu loại A là 400. Tính số nu mỗi loại của gen đó?

à HS vận dụng công thức GV vừa đưa để làm bài tập

Số nu của gen đó là

N = 2L / 3,4 = 2.4028/3,4 = 2400 nu

– Mà A=T=400

à G=X=(2400-400.2)/2 = 800 (nu)

  1. Gen

– Khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hay ARN)

– Ví dụ:

· Gen hemoglobin mã hóa chuỗi polipeptit α góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu

· Gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển

II. Mã di truyền

1. Khái niệm

– Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein.

– Mã di truyền là mã bộ ba

– Ví dụ:

· Bộ ba mở đầu: AUG

· Bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA

2. Đặc điểm của mã di truyền

– Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau)

– Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ)

– Mã di truyền có tính đặc hiệu ( 1 bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin)

– Mã di truyền mang tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG)

III. Qúa trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các enzim tháo xoắn hai mạch đơn của phân tử AND tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn

Bước 2: Tổng hợp các mạch AND mới

– Enzim AND – polimeraza sử dụng mạch khuôn 3’ – 5’ để tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung à Mạch bổ sung được tổng hợp liên tục

– Trên mạch khuôn 5’- 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (gọi là đoạn Okazaki), sau đó các đoạn ngắn Okazaki nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza

Bước 3: Hai phân tử AND được tạo thành

– Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử AND con

– Trong mỗi phân tử AND được tạo thành, một mạch mới được tổng hợp, 1 mạch là của AND ban đầu à Nguyên tắc bán bảo tồn

Ý nghĩa: Đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào

Một số công thức tính cơ bản

– Trong ADN

A = T : G = X

à A + G = T + X

L là chiều dài gen

N là số nuclêôtit của gen

M là khối lượng của gen

H là số liên kết Hiđrô

HT là số liên kết hoá trị(Liên kết photpho đieste)

N = 2L / 3,4

N = M / 300

H = 2A + 3G

HT = N – 2

5’

7’

7’

13’

5’

  1. Thực hành luyện tập(4’)

– GV hệ thống lại kiến thức bài học

– HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

  1. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
  2. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
  3. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
  4. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 2: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

  1. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
  2. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
  3. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
  4. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 3: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của ngyên tắc

  1. bổ sung.
  2. bán bảo toàn.
  3. bổ sung và bảo toàn.
  4. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

Phiên mã và dịch mã khác nhau như thế nào?

Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào còn dịch mã diễn ra ngoài tế bào chất.

Phiên mã và dịch mã xảy ra ở đâu?

4. Phiên mã và dịch mã khác nhau như thế nào?.

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra ở đâu?

2. Quá trình phiên mã xảy ra ở đâu? Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp ARN phần lớn diễn ra trong nhân tế bào, ở kỳ trung gian, giữa 2 lần phân bào, vào thời điểm NST đang dãn xoắn. Ở sinh vật nhân sơ, vì không có màng nhân như ở sinh vật nhân thực nên phiên mã xảy ra ở ngoài tế bào chất.

Phiên mã là gì lớp 12?

- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. - Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST tháo xoắn. * Tháo xoắn ADN: Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3' -> 5'.