Bài tập tiếng anh phần câu hỏi đuôi năm 2024

Bài tập về câu hỏi đuôi lớp 8 là tài liệu hữu ích, được biên soạn theo chương trình mới của Bộ GD& ĐT. Các bài tập giúp học sinh củng cố kiến thức đã học trong chương trình, đồng thời cung cấp một số phần nâng cao phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi.

Bài tập câu hỏi đuôi lớp 8 gồm lý thuyết kèm theo các dạng bài tập có đáp án kèm theo bài tự luyện. Hi vọng thông qua tài liệu này các bạn học sinh nắm vững kiến thức ngữ pháp này để nhanh chóng giải được các bài tập tiếng Anh. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài tập tiếng Anh về so sánh hơn và so sánh hơn nhất, bài tập về câu điều kiện trong tiếng Anh.

I. Câu hỏi đuôi là gì?

Câu hỏi đuôi - tag question là một câu hỏi ngắn, được đính kèm sau câu trần thuật để chúng ta có thể hỏi lại thông tin. Đây là dạng câu hỏi dạng Yes/No Question.

Ex: They are student, aren’t they.

Câu trả lời: Yes, they are.

Hoặc He isn't a doctor, is he?

No, he is.

Và bạn thường gặp cách trả lời có hoặc không để nhấn mạnh lại thông tin hay bác bỏ nó.

II. Cấu trúc câu hỏi đuôi

1. Nguyên tắc hình thành

1.1. Nguyên tắc chung

- Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi.

- Nếu không có trợ động từ thì dùng do, does, did để thay thế.

- Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.

- Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.

- Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần đôi là giống nhau.

- Đại từ ở phần đuôi luôn phải để ở dạng chủ ngữ .

- Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ tự: trợ động từ + S + not?

Ví dụ:

She is beautiful, isn’t she? (Cô ấy không cao lắm nhỉ?)

2. Cấu trúc

2.1. Hiện tại đơn

Động từ “to be”:

- S + am/is/are + O, isn’t/ aren’t + S?

Ví dụ 1: I am late, aren’t I? (Tôi đến trễ phải không?)

Ví dụ 2: He is not nice, isn’t he ? ( Anh ấy không tốt phải không?)

Động từ thường:

- S + V + O, don’t/doesn’t + S?

Ex: Tom likes football, doesn’t he (Tom thích bóng đá, phải không?)

Ex: Tom doesn’t like football, does he? ( Tom không thích bóng đá, phải không?)

2.2. Thì hiện tại tiếp diễn

- S + am/is/are + V_ing, isn’t/ aren’t + S?

- S + am/is/are + not + V_ing, am/is/are + S?

Ex: It is raining, isn’t it? (Trời đang mưa phải không?)

Ex: It isn’t raining, is it?

2.3. Thì hiện tại hoàn thành

- S + have/has + V3/ed, haven’t/ hasn’t + S?

- S + have/has + not + V3/ed, have/has + S?

Ex:Tom has gone out, hasn’t he? (Tom vừa chạy ra ngoài phải không?)

Ex:Tom hasn’t gone out, has he?

2.4. Thì quá khứ đơn

Động từ “to be”

- S + was/were + O, wasn’t/weren’t + S?

- S + was/were + not + O, was/were + S?

Ex:They were late, weren’t they? (Họ đến trễ phải không?)

Ex: They weren’t late, were they?

Động từ thường

- S + V2/ed + O, didn’t + S?

- S + didn’t + V + O, did + S?

Ex: She had to leave early, didn’t she? (Cô ấy phải rời sớm phải không?)

Ex: She didn’t have to leave early, did she?

2.5. Thì tương lai đơn

- S + will + V_inf, won’t + S? S + will + not + V_inf, will + S?

Ex: You’ll be back soon, won’t you? (Có phải bạn sẽ quay lại sớm?)

Ex: You won’t be back soon, will you?

2.6. Động từ khiếm khuyết (modal verbs)

- S + modal verbs + V_inf, modal verbs + not + S?

- S + modal verbs + not + V_inf, modal verbs + S?

Ex: The children can swim, can’t they? (Bọn trẻ có bơi được không?)

Ex: The children can’t swim, can they?

Chú ý: Trong câu hỏi đuôi chúng ta luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they,..) để đặt câu hỏi. Nếu là câu hỏi đuôi phủ định chúng ta dùng hình thức tỉnh lượt giữa “not” với “to be” hoặc với trợ động từ (isn’t, don’t, doesn’t, haven’t, didn’t, can’t, won’t,…)

Ngoài những ngữ pháp tiếng Anh câu hỏi đuôi phổ biến như trên, tag question còn rất nhiều trường hợp đặc biệt bạn cần nắm rõ để có thể linh hoạt áp dụng trong từng hoàn cảnh.

3.1. Câu hỏi đuôi của “I am …”

Đối với “I am”, bạn sẽ chuyển thành “aren’t I” khi chuyển tag question sang thể phủ định, không phải “am not”.

Ví dụ: I'm ready, aren't I?

3.2. Câu hỏi đuôi với Must

Khi sử dụng câu hỏi đuôi trong trường hợp có Must trong câu, bạn cần chú ý về ý nghĩa và mối liên hệ của Must trong từng trường hợp để quyết định cách trả lời câu hỏi đuôi sao cho chính xác.

  • Khi Must trong câu diễn tả một việc quan trọng cần được thực hiện → Câu hỏi đuôi dùng Needn’t.

Ví dụ: You must go now, needn’t you?

  • Khi Must trong câu diễn tả sự cấm đoán → Câu hỏi đuôi ta vẫn dùng Must.

Ví dụ: We mustn’t use the company’s phones for personal calls, must we?

  • Khi Must trong câu diễn tả sự dự đoán mang tính chính xác cao của người nói → Câu hỏi đuôi sẽ được chia dựa theo động từ theo sau must ở mệnh đề chính.

Ví dụ: After practicing for nearly 2 hours, you must be tired, aren’t you?

  • Khi Must trong câu được áp dụng trong công thức must + have + V3/Ved nhằm diễn tả một sự việc xảy ra ở quá khứ → Câu hỏi đuôi bạn cần áp dụng haven’t.

Ví dụ: They must have lied to you, haven’t they?

3.3. Câu hỏi đuôi với “Have to”

đối với những động từ khuyết thiếu như “have/has/had to”, ta có thể dùng trợ động từ “do/does/did” khi đặt câu hỏi đuôi.

Ví dụ: My child had to go to school yesterday, didn’t he?

3.4. Câu hỏi đuôi với “Let’s”

Nếu trong câu có sử dụng động từ “Let’s”, hãy căn cứ vào ý nghĩa của Let mà phân bổ động từ phù hợp cho câu hỏi đuôi.

  • Khi Let trong câu mang tính gợi ý và rủ ai đó cùng làm việc gì, dùng “shall we” đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Let's go by taxi, shall we?

  • Khi Let trong câu mang hàm ý xin phép khi làm một việc gì đó, dùng “will you” đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Let me use the bicycle, will you?

  • Khi Let trong câu mang ý nghĩa đề nghị dùng “May I”

Ví dụ: Let me help you, may I?

3.5. Câu hỏi đuôi trong trường hợp câu mệnh lệnh

  • Khi trong câu diễn tả lời mời, ta dùng “won’t you” đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Eat some cookies, won’t you?

  • Khi trong câu diễn tả sự nhờ vả, ta dùng “will you” đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: give me a hand, will you?

  • Khi trong câu diễn tả sự ra lệnh, ta dùng “can/could/would you” đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Go out, can’t you?

  • Khi trong câu diễn tả mệnh lệnh dưới dạng phủ định, ta dùng “will you” đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Don’t marry her, will you?

3.6. Câu hỏi đuôi với Nobody, Anyone, Everybody, Someone …

Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là một trong những đại từ bất định chỉ người như everyone, someone, anyone, no one, everybody, somebody, nobody và anybody, bạn cần áp dụng “they” cho chủ ngữ của câu hỏi đuôi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hai yếu tố:

  • Khi chủ ngữ là ‘no one’ hoặc ‘nobody’ – “không ai cả/ không một ai”, câu hỏi đuôi cần được chia ở dạng khẳng định.
  • Khi các đại từ bất định biến thành ‘they’ trong câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng (trợ) động từ số nhiều cho ‘they’.

Ví dụ:

  • Everyone can enter this room, can’t they?
  • No one likes this dish, do they?

3.7. Câu hỏi đuôi với câu có đại từ bất định chỉ vật

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: Nothing, something, everything thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: Everything is okay, isn’t it?

3.8. Câu hỏi đuôi với câu cảm thán

Khi mệnh đề chính trong câu là câu cảm thán, bạn cần dùng danh từ trong câu đổi thành đại từ làm chủ ngữ. Trợ động từ sẽ là am, is, are.

Ví dụ: Such a handsome man, isn’t he?

3.9. Câu hỏi đuôi khi mệnh đề chính có chủ ngữ ‘this’/ ‘that’/ ‘these’ / ‘those’

  • Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘this’ hoặc ‘that’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.
  • Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘these’ hoặc ‘those’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘they’.

Ví dụ:

  • This/ That is your laptop, isn’t it?
  • These/ Those are the mooncakes you bought this afternoon, aren’t they?

3.9. Câu hỏi đuôi với “Had better”

Khi trong câu dùng yếu tố Had better (viết tắt là ‘d better) với mục đích đưa ra lời khuyên, bạn sẽ chọn Had và dùng ở dạng phủ định Hadn’t đối với câu hỏi đuôi.

Ví dụ: I had better contact that customer right now, hadn’t I?

3.10. Câu hỏi đuôi với “Would rather”

Khi mệnh đề chính diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa với sự xuất hiện của ‘would rather’ để diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa, câu hỏi đuôi sẽ mượn ‘would’ và dùng ở dạng phủ định ‘wouldn’t’.