Bài tập tư pháp quốc tế về ly hôn

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế" do TS.GVC. Nguyễn Hồng Bắc làm chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Bài tập tư pháp quốc tế về ly hôn

Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế

Tác giả: TS.GVC. Nguyễn Hồng Bắc (chủ biên)

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Theo quan điểm đa số hiện nay, tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập nằm trong hệ thống pháp luật trong nước của mỗi quốc gia. Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia nên tư pháp quốc tế có mối quan hệ mật thiết với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Nội dung môn học tư pháp quốc tế liên quan đến nhiều môn học khác: luật dân sự, luật thương mại, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động, luật tố tụng dân sự... Trong tư pháp quốc tế cũng điều chỉnh quan hệ sau các ngành luật đó điều chỉnh, nhưng có điểm khác rất cơ bản, đó là trong các quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh luôn có yếu tố nước ngoài tham gia và trong tư pháp quốc tế chủ yếu nghiên cứu vấn đề chọn luật chọn luật của Việt Nam hãy chọn luật của nước ngoài hữu quan để điều chỉnh quan hệ này. Do vậy, để có thể học được môn tư pháp quốc tế, người học phảiđã có kiến thức về các môn luật đó. Đồng thời, môn học tư pháp quốc tế có những điểm hết sức đặc thù mà các môn học khác không có như: hiện tượng xung đột pháp luật, chọn luật theo các hệ thuộc luật, vấn đề dẫn chiếu, áp dụng pháp luật nước ngoài... Đây là các vấn đề mới mẻ và tương đối khó đối với người học khi lần đầu tiên tiếp cận với môn học tư pháp quốc tế.

Yêu cầu đối với việc giảng dạy, học ôn tập và kỹ năng giải các bài tập tình huống môn học tư pháp quốc tế:

Câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống được xây dựng phải đảm bảo được các tiêu chí: phải dựa trên đặc thù của môn học và bám sát nội dung, chương trình giảng dạy tư pháp quốc tế; tình huống pháp luật được xây dựng phải sinh động, bám sát thực tiễn; bao quát được những vấn đề cơ bản nhất của chương, bài cần học vào các tình huống đó là điển hình cho mỗi loại quan hệ được tư pháp quốc tế điều chỉnh. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng các câu hỏi lý thuyết và tìm hiểu pháp luật phải dựa trên đặc thù của môn học và bám sát nội dung chương trình giảng dạy tư pháp quốc tế.

Nội dung môn học tư pháp quốc tế được chia thành ba phần phần chung phần tố tụng phần quan hệ cụ thể theo đào tạo tín chỉ thì ba nội dung trên được thiết kế thành một module, được giảng dạy trong 10 năm tuần bốn tính chỉ hoặc năm tuần hai tín chỉ và được giảng dạy trong một học kỳ.

Trên cơ sở đó, các câu hỏi lý thuyết và tình huống được xây dựng trong môn học tư pháp quốc tế chia thành ba phần:

Phần chung: phần này bao gồm các kiến thức cơ bản về tư pháp quốc tế như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật, chủ thể của tư pháp quốc tế và đặc biệt là đề cập đến vấn đề xung đột pháp luật hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế. Sao vậy, yêu cầu đối với việc xây dựng các câu hỏi lý thuyết và tình huống trong phần này, khái quát được những vấn đề chung nhất của tư pháp quốc tế. Nhưng do đây là phần mà người học bắt đầu tiếp cận những vấn đề hoàn toàn mới chưa gặp trong các môn lịch trước, nên các câu hỏi lý thuyết và tình huống pháp luật cũng phải đơn giản để người học sinh làm quen với tư pháp quốc tế.

Phần thủ tục (tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài): các câu hỏi lý thuyết và tình huống được xây dựng trong phần này yêu cầu người học nắm được những vấn đề cơ bản và bằng các vụ việc cụ thể xác định các vấn đề liên quan đến thủ tục và đưa ra cách giải quyết đối với từng vấn đề đó, như vấn đề xác định thẩm quyền xét xử quốc tế, địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tủ tủ, ủy thác tư pháp quốc tế, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án, quyết định của trọng tài nước ngoài và các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn pháp luật áp dụng trong tố tụng trọng tài.

Phần quy định cụ thể: trong chương trình tư pháp quốc tế, chủ yếu để cập đến các quan hệ sau:

- Các quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài: bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng, quan hệ sở hữu trí tuệ... Trong tư pháp quốc tế, các quan hệ dân sự này luôn phát sinh xung đột pháp luật. Các câu hỏi lý thuyết và tình huống có một điểm chung là yêu cầu người học bằng các vụ việc cụ thể xác định thẩm quyền xét xử và chọn pháp luật áp dụng để giải quyết quan hệ đó. Đặc biệt phần này chú trọng tới kỹ năng chọn luật áp dụng để điều chỉnh một quan hệ cụ thể.

- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: đây là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế và quan hệ này luôn phát sinh xung đột pháp luật. Do vậy, các câu hỏi lý thuyết và tình huống xây dựng trong chương này ngoài yêu cầu người học xác định thẩm quyền thẩm quyền về hành chính và thẩm quyền về tư pháp và chọn pháp luật áp dụng cho một vụ việc cụ thể, còn yêu cầu người học vận dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện tư vấn các thủ tục hành chính như thủ tục kết hôn, nuôi con nuôi.

Thứ hai, các câu hỏi lý thuyết vào tình huống pháp luật để xây dựng phải sinh động, bám sát thực tiễn, thể hiện được đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế của đảng và nhà nước.

Môn học tư pháp quốc tế là một môn học khó nhưng người học thực sự yêu thích với những quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh rất thực tế,rất đời thường nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam. Hiện nay trong xu thế hội nhập, nhà nước ta tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương điều chỉnh các vấn đề của tư pháp quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tương trợ tư pháp và hôn nhân gia đình. Đồng thời, pháp luật trong nước của Việt Nam cũng có nhiều chính sách rộng mở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: trong lĩnh vực sở hữu tài sản, nhất là vấn đề sở hữu nhà của người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Quốc Hội thông qua luật nhà ở năm 2014. Do vậy, yêu cầu của việc xây dựng các câu hỏi và tìm hiểu pháp luật là phải đảm bảo được tính mới, tính thời sự, bám sát thực tiễn và phải thể hiện được đường lối chính sách đổi mới của nhà nước ta đối với các vấn đề nảy sinh trên thực tế. Ngoài ra, khi xây dựng các câu hỏi lý thuyết và tình huống còn yêu cầu người học đối chiếu, so sánh giữa quy định hiện hành với quy định trước đó.

Thứ ba, các câu hỏi lý thuyết và tìm hiểu pháp luật được xây dựng phảibao quát được những vấn đề cơ bản nhất của trường, bài cẩn thận sạch và các câu hỏi lý thuyết và tình huống đó là điện hình cho mỗi loại quan hệ tư pháp quốc tế điều chỉnh.

Tư pháp quốc tế điều chỉnh nhiều loại quan hệ: dân sự, hôn nhân gia đình, lao động tố tụng dân sự... và trong mỗi loại quan hệ này lại có rất nhiều vấn đề khác nhau. Cho nên, khi xây dựng các câu hỏi lý thuyết và tỉnh hội phát vở cho từng loại quan hệ cần xác định cụ thể vấn đề nào là vấn đề cơ bản nhất để từ đó xây dựng tình huống cho phù hợp.

Ngoài ra, các tình huống pháp luật được xây dựng phải là tình huống điển hình. Thực tế hiện nay, các vụ việc phát sinh ngày càng nhiều, tuy nhiên, khi xây dựng tình huống phải tìm đường hướng tình huống điển hình cho từng loại quan hệ được tư pháp quốc tế điều chỉnh. Khi giảng dạy môn tư pháp quốc tế, các tình huống được sử dụng trong các giờ thảo luận và giờ lý thuyết. Các tình huống đã được xây dựng là những tình huống điển hình cho một loại quan hệ được tư pháp quốc tế điều chỉnh. Tình huống này được xây dựng trên cơ sở những vụ việc có thực trong cuộc sống đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xét xử hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xét xử. Các tình huống đó đa dạng về pháp luật áp dụng: có thể là pháp luật trong nước, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Việc giảng dạy theo phương pháp tình huống đã giúp người học dễ hiểu, nâng cao kỹ năng vận dụng trong cuộc sống.

Để tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong việc học, ôn tập, nghiên cứu, giảng dạy môn tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Lao Động suất bản cuốn sách "Hướng dẫn học và ôn tập môn tư pháp quốc tế" do TS. GVC. Nguyễn Hồng Bắc làm chủ biên.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Những đặc thù và yêu cầu đối với việc học và ôn tập môn tư pháp quốc tế

Một số vấn đề về lý thuyết, bài tập, các câu hỏi và tài liệu tham khảo

Phần I. Những vấn đề chung của tư pháp quốc tế

Chương 1. Khái niệm và nguồn của tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương II. Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương III. Chủ thể của tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Phần II. Giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế

Chương IV. Tố tụng dân sự quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương V. Trọng tài thương mại quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương VI. Quyền sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương VII. Thừa kế trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương VIII. Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương IX. Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương X. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương XI. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

Chương XII. Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

I. Lý thuyết

II. Bài tập

III. Học liệu

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách được biên soạn với 2 phần, chia thành 12 chương, trong từng chương các tác giả trình bày lần lượt các vấn đề lý thuyết căn bản theo giáo trình Tư pháp quốc tế, sau đó đưa ra những bài tập cụ thể để người học có thể vận dụng lý thuyết đã được nêu để tư duy và giải quyết vấn đề. Cách biên soạn này phù hợp với phương pháp giảng dạy ưu tiên tương tác giữa người dạy và người học và phát triển kỹ năng thực tiễn cho người học.

Cuốn sách ""Hướng dẫn học và ôn tập môn tư pháp quốc tế" được biên soạn năm 2020, cập nhật được những quy định mới, những chính sách mới của pháp luật Việt Nam liên quan tư pháp quốc tế.

Đây thực sự là tài liệu hỗ trợ học tập môn Tư pháp quốc tế hiệu quả đối với người học, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về tư pháp quốc tế.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Hướng dẫn học và ôn tập môn tư pháp quốc tế".