Bài tập vay cầm cố sổ tiết kiệm

Bài tập vay cầm cố sổ tiết kiệm
Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng Cầm Cố Sổ Tiết Kiệm

Vay cầm cố/thế chấp sổ tiết kiệm là hình thức vay thế chấp tài sản tại ngân hàng, khi bạn có sẵn một sổ tiết kiệm trong ngân hàng thì có thể sử dụng sổ tiết kiệm đó để vay một nguồn vốn nhất định. Công ty ACC cung cấp dịch vụ thảo hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm cho khách hàng có nhu cầu, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sổ tiết kiệm (STK) hay còn được gọi là thẻ tiết kiệm (TTK) là một dạng giấy tờ có giá (GTCG).

Sổ tiết kiệm là sổ giữ tiền mà bạn gửi ở ngân hàng, nơi bạn chọn mở tài khoản tiết kiệm. Nó là một nguồn tài sản tích lũy và nó mang tính chất lâu dài.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ cho vay ngân hàng bằng sổ tiết kiệm.

Vay cầm cố/ thế chấp sổ tiết kiệm là hình thức vay thế chấp/cầm cố tài sản tại ngân hàng, khi bạn có sẵn một sổ tiết kiệm trong ngân hàng thì có thể sử dụng sổ tiết kiệm đó để vay một nguồn vốn nhất định.

Ngoài vay thế chấp bằng STK ra, bạn cũng có thể vay vốn bằng các loại giấy tờ có giá khác hoặc bằng vàng hiện vật.

  • Đồng tiền cho vay:VNĐ
  • Mức cho vay:Tối đa bằng giá trị sổ tiết kiệm (STK).
  • Phương thức cho vay:Từng lần và theo hạn mức.
  • Thời hạn cho vay:
    • Sổ tiết kiệm không tự động tái tục: Tối đa 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của sổ tiết kiệm.
    • Sổ tiết kiệm tự động tái tục: Tối đa là 12 tháng.
  • Phương thức trả nợ:
    • Trả gốc và lãi vào cuối kỳ.
    • Trả lãi hàng tháng, gốc trả hàng tháng/quý/6 tháng/cuối kỳ.
  • Lãi suất vay thế chấp sổ tiết kiệm:Tùy vào quy định của từng ngân hàng mà bạn lựa chọn vay vốn.
  • Khách hàng được vay tiền theo kỳ hạn nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trên hợp đồng, giấy tờ thế chấp.
  • Hạn mức cho vay thế chấp ở loại tiền gửi tiết kiệm này tùy thuộc vào số tiền đang có trong tài khoản, ngân hàng sẽ dựa vào đó để đưa ra hạn mức phù hợp.
  • Cách thức trả vốn và lãi ngân hàng khi thế chấp sổ tiết kiệm đa dạng: khách hàng có thể trả nợ một lần và nhận lại giấy tờ đã thế chấp, hoặc có thể chia ra trả gốc và lãi theo hàng tháng, hàng quý, 6 tháng hoặc cuối năm.
  • Thủ tục nhanh, gọn, đơn giản, có thể nhận giải ngân trong ngày.
  • Được vay tối đa tới 100% giá trị sổ tiết kiệm.
  • Được dùng sổ tiết kiệm của ngân hàng khác để vay.

Vay cầm cố/thế chấp sổ tiết kiệm cần phải chứng minh được mục đích vay vốn, và các mục đich phổ biến bao gồm:

  • vay mua xe máy/ ô tô
  • vay mua nhà/ sửa nhà
  • vay kinh doanh/ buôn bán
  • vay tiêu dùng cá nhân

Vay cầm cố sổ tiết kiệm cho phép bạn sử dụng nguồn vốn vào các mục đích nhất định, phục vụ cho nhiều nhu cầu đa dạng trong cuộc sống.

Hình thức vay này có một số quy định như sau:

  • + Vay cầm cố sổ tiết kiệm cần cung cấp tài liệu chứng minh: khách hàng vay đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn và phải cung cấp cho TCTD các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn, kể cả cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
  • + Vay theo hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền qua thẻ ghi nợ: cho vay theo hạn mức thấu chi đối với thẻ ghi nợ thực hiện theo quy định tại Thông tư 39. Vì vậy, khách hàng không được sử dụng hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ.
  • + Khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 39, trường hợp khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo thỏa thuận thì khách hàng phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất vay trả góp do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Tất nhiên là tùy từng ngân hàng mà có các điều kiện riêng biệt, song ít nhất bạn cần thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:

  • Có số dư tiền gửi trong thẻ tài khoản tiết kiệm. Đó có thể được định giá bằng đồng VND, USD hoặc EURO. Trong đó, tài khoản tiền gửi hoặc số thẻ tiết kiệm được mở tại các ngân hàng hoạt động hợp pháp, được cấp giấy kinh doanh rõ ràng
  • Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện quy định cụ thể cho vay của ngân hàng.
  • Tài sản cẩm cố thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng.
  • Cá nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
  • Đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ hồ sơ mà ngân hàng yêu cầu.

Với đội ngũ Luật sư được đào tạo chuyên sâu về tư vấn hợp đồng, có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu về soạn thảo hợp đồng, tư vấn luật hợp đồng, tư vấn sửa đổi, đàm phán ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, kinh tế, cầm cố tài sản, sổ tiết kiệm… Công ty ACC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn hợp đồng bao gồm:

  • Tư vấn luật liên quan tới lĩnh vực hợp đồng đề cập.
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch, phiên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Ngân hàng “lơ là” thẩm định mục đích sử dụng vốn

Sở dĩ nhiều ngân hàng lơ là thẩm định mục đích sử dụng vốn các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm là bởi vì đây là những khoản tín dụng thuộc hàng ít rủi ro nhất.

Theo đánh giá chung, dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng là không hề nhỏ. Rất nhiều khách hàng gửi tiết kiệm nhưng sau đó cần tiền xử lý công việc cần tiền gấp, nếu rút tiền gửi trước hạn thì theo quy định sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

Do đó nhiều người chọn vay cầm cố sổ tiết kiệm, chấp nhận lãi suất vay cao hơn lãi suất gửi tiền trên sổ tiết kiệm nhưng kỳ hạn vay ngắn hơn.

Đơn cử, nếu một người có 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 7,5%/năm thì sau 1 năm sẽ có 75 triệu đồng tiền lãi. Giả sử còn 1 tháng nữa đến kỳ hạn tất toán nhưng cần tiền gấp, nếu rút trước hạn thì sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, thường chỉ khoảng 0,2%/năm. Nhưng nếu cầm cố sổ tiết kiệm để vay 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1 tháng, lãi suất giả sử 9%/năm thì khách hàng vẫn được hưởng 75 triệu đồng tiền lãi và chỉ phải trả 7,5 triệu đồng tiền lãi cho 1 tháng vay.

Do ngân hàng nắm chắc tài sản đảm bảo chính là sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng mình hoặc ở ngân hàng khác – tức có giá trị tương đương tiền mặt, nên sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm được xem là có tính an toàn cao.

Trong những năm trước đây, nhiều ngân hàng đã triển khai sản phẩm gửi tiền rút gốc linh hoạt, theo đó cho phép khách hàng có thể rút gốc từng phần hoặc thậm chí toàn bộ trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất như ban đầu.

Điều này dẫn đến tình trạng mất an toàn thanh khoản cũng như rủi ro kỳ hạn tại các ngân hàng, do đó hình thức cho vay này đã bị cấm.

Nhiều ngân hàng đã “lách” quy định này bằng hình thức cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, theo đó, khách hàng sẽ chấp nhận mức lãi suất vay cao hơn lãi suất trên sổ tiết kiệm một cách tượng trưng.

Lách để đẩy dư nợ tín dụng

Sẽ không có gì đáng nói nhiều nếu sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chỉ phục vụ những nhu cầu phát sinh của khách hàng như trên. Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, khi các ngân hàng đẩy mạnh cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, sẽ có hai vấn đề phát sinh.

Thứ nhất, nếu khoản tiền gửi tiết kiệm có nguồn gốc bất hợp pháp thì sẽ rủi ro cho ngân hàng, vì nếu Nhà nước tịch thu thì ngân hàng sẽ không thể tất toán được.

Thứ hai là hiện nay nhiều ngân hàng lợi dụng sản phẩm này để đẩy tăng trưởng tín dụng, nhất là thời điểm chuẩn bị chốt số liệu. Chiêu này được không ít ngân hàng áp dụng, nhất là từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng chính sách giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp cho từng ngân hàng.

“Các ngân hàng có thể “lách luật”, tạo một vòng gửi tiết kiệm – cầm cố sổ tiết kiệm vay tiền – sau đó lại gửi tiền – rồi lại vay tiền… Điều này đã nhân hệ số tiền gửi, tiền vay lên nhiều lần, dẫn đến dư nợ ảo, chỉ tiêu khống… Ví dụ NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho anh, đến cuối năm anh chưa đáp ứng thì anh có thể làm vài vòng như vậy, có thể tăng vài phần trăm “ngon ơ”, sang năm anh lấy đó làm nền để được giao chỉ tiêu cao…” – luật sư Trương Thanh Đức minh họa.

Trước những vấn đề phát sinh, NHNN đã có Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành vào cuối năm 2016 quy định cho vay cầm cố sổ tiết kiệm theo hướng chặt chẽ hơn. Theo đó, Thông tư 39 yêu cầu khách hàng vay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn và phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn, chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp, kể cả cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.

Theo các chuyên gia, việc siết chặt cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là cần thiết. Điều này không chỉ hạn chế tình trạng tăng dư nợ khống tại một số ngân hàng như đã nêu trên mà còn giảm thiểu các rủi ro như làm giả sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn đã từng xảy ra tại một số ngân hàng thời gian gần đây.

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cảnh báo cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.

Theo đó, NHNN cho biết, qua quá trình thanh tra, giám sát, NHNN nhận thấy có hiện tượng một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cho khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn, vi phạm quy định của NHNN về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.

Vì vậy, NHNN yêu cầu các TCTD không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, đặc biệt là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với khoản vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm. NHNN cho biết sẽ xử lý nghiêm các TCTD cố tình vi phạm các quy định trên.

Nguồn: An ninh thủ đô