Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối

Nội Dung Bài Viết

Một số bài thuốc trị đau khớp gối từ thảo dược dân gian như nha đam, ngải cứu, cỏ trinh nữ, lá lốt có khả năng có khả năng giảm đau, kích thích lưu lượng máu, phòng ngừa viêm và cải thiện tình trạng co cứng khớp. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh cần áp dụng bài thuốc đúng cách, đồng thời kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Thông tin cơ bản về các bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả, công dụng và cách thực hiện

Danh sách 10 bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả Thảo dược dân gian

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như chấn thương, viêm khớp gối, thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối, loãng xương, bệnh gout Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện sưng, đỏ và cứng khớp, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong vận động và đi lại.

Để giảm đau, giảm sưng đỏ và cải thiện các triệu chứng khó chịu khác, người bệnh có thể sử dụng một trong các bài thuốc trị đau khớp gối bằng thảo dược dân gian. Những bài thuốc này có thể đẩy lùi triệu chứng cho trường hợp nhẹ và hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây đau.

Dưới đây là danh sách các bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả và cách thực hiện:

Bác sĩ xương khớp đầu ngành chỉ cách ĐIỀU TRỊ bệnh xương khớp hiệu quả nhất
Với hơn 40 năm kinh nghiệm, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn - Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chỉ cách điều trị bệnh xương khớp hiệu quả nhất.

1. Bài thuốc trị đau khớp gối, giảm viêm sưng bằng gừng tươi

Gừng có tính nóng, có khả năng cải thiện căng cơ, thư giãn khớp xương, làm ấm cơ thể và cải thiện quá trình lưu thông máu. Từ đó giúp giảm tổn thương, xương khớp mau chóng phục hồi.

Ngoài ra zingibain, prostaglandin cùng nhiều hoạt chất khác trong gừng có khả năng giảm viêm, loại bỏ độc tố, giảm đau nhức và giảm sưng khớp hiệu quả. Vì thế khi bị đau đầu gối, người bệnh có thể sử dụng rượu gừng hoặc bài thuốc đắp từ gừng.

Bài thuốc 1: Xoa bóp bằng rượu gừng giúp giảm đau ở đầu gối

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, thái mỏng và giã nát gừng
  • Đựng gừng trong bình thủy tinh có nắp đậy
  • Rót rượu đến khi ngập phần gừng
  • Đậy kín nắp bình và bảo quản trong 1 tháng
  • Khi dùng, lấy một ít bông gòn thấm vào rượu gừng, sau đó thoa lên đầu gối
  • Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút
  • Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi cơn đau cải thiện.

Bài thuốc 2: Dùng gừng làm thuốc đắp cải thiện đau nhức khớp gối

Nguyên liệu:

  • 200 gram gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, sau đó thái mỏng hoặc giã nát
  • Cho gừng vào chảo và xào nóng
  • Đựng gừng trong túi vải
  • Khi gừng nguội bớt thì áp túi vải lên đầu gối. Thực hiện trong 15 phút
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Bài thuốc trị đau khớp gối, giảm viêm sưng do viêm khớp gối, thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối bằng gừng tươi

2. Bài thuốc chống viêm, giảm sưng và đẩy lùi đau nhức khớp gối bằng nha đam

Theo kết quả nghiên cứu, những thành phần được tìm thấy trong cây nha đam (vitamin, axit amin, chất sắt, kẽm, mangan, natri, kali, canxi, phốt pho, kẽm, đồng) đều là những chất tốt cho xương khớp và sức khỏe tổng thể. Cụ thể chúng có khả năng nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể, chống viêm, giảm sưng và đẩy lùi đau nhức xương khớp.

Ngoài ra hàm lượng sắt, kẽm, mangan, kali, canxi, phốt pho trong nha đam đều là những chất tham gia vào quá trình ổn định chức năng và tái tạo xương khớp, đẩy lùi cơn đau và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở khớp gối.

Một số hoạt chất khác trong nha đam hoạt động như các chất bôi trơn, giúp ngăn ngừa tình trạng khô khớp, cứng khớp. Đồng thời tăng độ linh hoạt, giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong các hoạt động sinh hoạt.

Bài thuốc 1: Uống nước ép nha đam giảm đau và cứng khớp gối

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh nha đam tươi
  • Đường phèn với lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Gọt bỏ vỏ ngoài của nha đam, lấy phần thịt
  • Thái thịt nha đam thành hạt lựu
  • Nấu nha đam cùng với 1,5 lít nước
  • Sau 15 phút, thêm đường phèn, khuấy đều
  • Tắt bếp, đợi đến khi nước nha đam nguội hẳn thì bảo quản trong tủ lạnh và dùng để uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Dùng gel nha đam thư giãn và giảm đau khớp gối

Chuẩn bị:

  • Gel nha đam.

Cách thực hiện:

  • Thoa một lượng vừa đủ gel nha đam lên khớp gối
  • Dùng tay xoa đều và nhẹ nhàng massage khớp gối theo chiều kim đồng hồ
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút để giảm đau.

3. Bài thuốc trị đau nhức, giảm sưng viêm khớp gối bằng lá ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng giảm sưng, đau, tê bì và cải thiện tình trạng cứng khớp. Ngoài ra các hoạt chất trong loại thảo dược này còn có tác dụng thư giãn thành mạch, cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến khớp sưng viêm. Từ đó giúp giảm viêm, chữa lành tổn thương và đẩy lùi nguyên nhân gây đau khớp gối.

Bên cạnh đó, khi sao nóng và chườm lên khu vực bị tổn thương, ngải cứu giúp thư giãn xương khớp, cải thiện chức năng và tăng cường độ linh hoạt cho khớp gối. Đồng thời giúp giảm sưng, đau và cải thiện chức năng vận động.

Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Bài thuốc trị đau nhức, giảm sưng viêm, cứng và tê bì khớp gối bằng lá ngải cứu

Bài thuốc 1: Chườm nóng ngải cứu với lá lốt chữa nhức mỏi khớp gối, giảm cứng khớp

Nguyên liệu:

  • Một nắm ngải cứu
  • Một nắm lá lốt
  • Một nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang ngải cứu và lá lốt rửa sạch, để ráo nước và cho vào chảo
  • Thực hiện sao nóng ngải cứu, lá lốt cùng với muối hạt
  • Khi các nguyên liệu chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và để nguội bớt
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải mỏng
  • Đặt túi vải lên đầu gối. Đợi túi vải nguội thì sao lại nguyên liệu và chườm thêm
  • Nên chườm nóng với ngải cứu, lá lốt và muối hạt 2 lần/ ngày.

Bài thuốc 2: Uống nước lá ngải cứu giảm viêm và đau ở khớp gối

Nguyên liệu:

  • Một bó lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu và sắc thảo dược trong 500ml nước
  • Tắt bếp và chắt lấy 200ml nước thuốc
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống, uống hết thuốc trong ngày và nên uống trước khi ăn
  • Dùng 1 thang thuốc mỗi ngày.

4. Bài thuốc giảm viêm và cải thiện đau khớp gối bằng lá lốt

Người bệnh có thể sử dụng lá lốt khi bị đau đầu gối do viêm khớp, thoái hóa khớp gối, bệnh gout hoặc chấn thương. Những thành phần trong loại thảo dược này (flavonoid, piperine, alkaloid) đã được chứng minh là có khả năng xoa dịu cơn đau, ức chế phản ứng viêm, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ mô sụn.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay. Loại thảo dược này có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, giảm viêm, xoa dịu tình trạng sưng đỏ và cứng khớp khiến bệnh nhân khó đi lại.

Bài thuốc 1: Xoa bóp với rượu lá lốt giảm đau nhức khớp gối hiệu quả

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt lá lốt thành từng khúc
  • Cho lá lốt vào bình thủy tinh có nắp đậy
  • Rót rượu đến khi ngập phần nguyên liệu
  • Đậy kín nắp bình và bảo quản trong 30 ngày
  • Khi dùng, lấy một ít bông gòn thấm vào rượu lá lốt, sau đó thoa lên đầu gối
  • Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, nên thực hiện bước này trong 10 phút
  • Thực hiện 2 lần/ ngày, duy trì trong 20 ngày.

Bài thuốc 2: Chườm nóng lá lốt và muối cải thiện đau khớp

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt
  • 1 chén muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá lốt rửa sạch, để ráo nước và cho vào chảo
  • Thực hiện sao nóng lá lốt cùng với muối hạt
  • Đợi đến khi lá lốt và muối chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và để nguội bớt
  • Cho hết nguyên liệu vào một túi vải mỏng
  • Đặt túi vải lên đầu gối đang sưng đau
  • Nếu túi vải nguội thì sao lại nguyên liệu và chườm thêm một lần nữa
  • Kiên trì chườm nóng với lá lốt và muối hạt 2 lần/ ngày để sớm cải thiện tình trạng.
Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Giảm viêm, cải thiện đau khớp gối, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ mô sụn bằng lá lốt

5. Bài thuốc từ cỏ trinh nữ kích thích lưu thông máu, giảm đau và viêm khớp gối

Cỏ trinh nữ có tính hàn và vị ngọt. Loại thảo dược này có tác dụng thư giãn thần kinh, lợi tiểu, xoa dịu cảm giác khó chịu và tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả. Ngoài ra theo Y học cổ truyền, cỏ trinh nữ còn có tác dụng trừ phong, cải thiện tình trạng viêm sưng ở các khớp, chữa thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng và tê bì các chi.

Bài thuốc 1: Uống nước sắc cỏ trinh nữ giảm sưng và đau ở khớp gối

Nguyên liệu:

  • 30 gram rễ trinh nữ
  • Một ít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ trinh nữ, để ráo nước
  • Cho rượu và rễ trinh nữ vào chảo, xào thơm
  • Tiếp tục mang rễ trinh nữ đã sao sắc cùng với 500ml nước lọc để thu về 100ml nước thuốc đặc
  • Gạn lấy nước thuốc và uống hết sau khi ăn hoặc chia thành 2 lần uống, dùng trong ngày
  • Uống 1 thang thuốc/ ngày.

Bài thuốc 2: Kết hợp rễ trinh nữ với các thảo dược khác chữa đau khớp gối

Nguyên liệu:

  • 20 gram rễ trinh nữ
  • 10 gram rễ đinh lăng
  • 20 gram rễ bưởi bung
  • 20 gram rễ cúc tần
  • 10 gram rễ cam thảo tây.

Cách thực hiện:

  • Mang rễ trinh nữ, rễ đinh lăng, rễ bưởi bung, rễ cúc tần và rễ cam thảo tâyrửa sạch, cho thuốc vào nồi, thêm 600ml nước lọc
  • Đun sôi thuốc trong 20 phút
  • Gạn lấy nước thuốc đặc
  • Uống hết nước thuốc khi còn ấm
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.

6. Bài thuốc giảm đau nhức khớp gối bằng dây đau xương

Dây đau xương nổi tiếng với khả năng chữa đau nhức xương khớp, trong đó có đau khớp gối. Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có tính mát, vị đắng, có tác dụng khu phong trừ thấp, chỉ thống, thư cân hoạt lạc.

Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng thúc đẩy chữa lành tổn thương xương khớp, bồi bổ can thận, hỗ trợ điều trị viêm và thoái hóa khớp. Vì thế nếu bị đau khớp gối do chấn thương hoặc có vấn đề về khớp xương, người bệnh có thể dùng dây đau xương để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Nguyên liệu:

  • 100 gram dây đau xương
  • Một ít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch dây đau xương
  • Cho dây đau xương vào cối và giã nát
  • Thêm một ít rượu trắng vào nguyên liệu và trộn đều
  • Lọc lấy nước cốt, uống sau bữa ăn
  • Tiếp tục dùng bã dây đau xương đắp lên đầu gối trong 15 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt.
Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Bài thuốc chữa lành tổn thương xương khớp, giảm đau nhức khớp gối bằng dây đau xương

7. Bài thuốc từ cây huyết đằng cải thiện cảm giác đau nhức khớp gối và các biểu hiện đi kèm

Cây huyết đằng còn được gọi là dây máu người. Đây là một loại thảo dược có tính bình và vị chát, có tác dụng chỉ thống, khu phong tán hàn, tiêu độc, hoạt huyết. Vì thế loại thảo dược này thường được dùng để giảm đau nhức khớp, kích thích quá trình lưu thông máu giúp hỗ trợ chữa lành tổn thương.

Ngoài ra cây huyết đằng còn có tác dụng hỗ trợ kháng viêm nhẹ, được dùng cho những bệnh nhân bị viêm, đau và cứng khớp do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thông thường, thoái hóa khớp, loãng xương

Nguyên liệu:

  • 16 gram cây huyết đằng
  • 16 gram hy thiêm
  • 12 gram sinh địa
  • 10 gram cây huyết dụ
  • 10 gram rễ cà gai leo
  • 12 gram sinh địa
  • 16 gram thổ phục linh
  • 10 gram rễ cây cúc áo
  • 12 gram ngưu tất
  • 16 gram rễ vòi voi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị
  • Cho 1 lít nước lọc cùng các nguyên liệu vào nồi
  • Nước sôi thì hạ lửa, tiếp tục đun trong 40 phút hoặc đợi đến khi nước thuốc cạn còn 300ml
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống, uống hết thuốc trong ngày và nên uống trước khi ăn
  • Dùng 1 thang thuốc mỗi ngày. Nên thực hiện đều đặn trong 14 ngày để các triệu chứng được cải thiện.

8. Bài thuốc từ thiên niên kiện cải thiện đau nhức khớp gối, giảm sưng và trừ phong thấp

Theo Đông y, thiên niên kiện (tên dược: Rhizoma Homalomenae.) có tính ấm, vị cay, có khả năng quy vào hai kinh gồm can và thận. Loại thảo dược này có tác dụng bồi bổ can thận, khỏe gân cốt, trừ phong thấp và giảm đau. Vì thế người ta thường dùng thiên niên kiện để chữa co thắt hoặc tê cứng chân, đau lưng dưới, đau đầu gối, lạnh khớp xương, hội chứng ứ bế phong.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần của thiên niên kiện chứa những hoạt chất gồm sabinen, limonen, l-linalol Những hoạt chất này có tác dụng giảm nhức mỏi tay, chân, giảm đau nhức xương khớp. Đồng thời giảm viêm, sưng đỏ và hỗ trợ làm lành tổn thương khớp gối.

Bài thuốc 1: Dùng thiên niên kiện, ngưu tất, mộc qua và hy thêm

Nguyên liệu:

  • 10 gram thiên niên kiện
  • 5 gram ngưu tất
  • 15 gram mộc qua
  • 20 gram hy thêm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thiên niên kiện, ngưu tất, mộc qua và hy thêm
  • Cho các nguyên liệu vào ấm, thêm 600ml nước lọc
  • Sắc thuốc
  • Chắt lấy 200ml nước thuốc đặc, chia thuốc sắc thành 2 phần để uống 2 lần trong ngày
  • Để cải thiện đau nhức đầu gối, người bệnh cần uống mỗi lần 1 thang thuốc.

Bài thuốc 2: Dùng thiên niên kiện, quả dành dành và rễ bưởi bung

Nguyên liệu:

  • 12 gram thiên niên kiện
  • 10 gram rễ bưởi bung
  • 8 gram quả dành dành.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thiên niên kiện, quả dành dành và rễ bưởi bung
  • Cho nguyên liệu vào ấm, sắc thuốc với 500ml nước lọc
  • Sau 20 phút, gạn lấy nước thuốc
  • Uống hết nước thuốc trong 1 lần hoặc chia thành 2 lần uống
  • Dùng 1 thang thuốc/ ngày.
Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Bài thuốc từ thiên niên kiện cải thiện đau nhức khớp gối, giảm sưng và trừ phong thấp

9. Bài thuốc điều trị đau khớp gối bằng cây gối hạc

Theo Y học cổ truyền, cây gối hạc có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết, sát khuẩn, tiêu sưng và kháng viêm. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây gối hạc chứa nhiều hoạt chất có khả năng điều trị thấp khớp cấp tính và mãn tính, đau nhức xương khớp (bao gồm đau khớp gối, đau lưng), tê thấp, đau bụng và rong kinh.

Nguyên liệu:

  • 16 gram rễ cây gối hạc
  • 10 gram dây kim ngân
  • 16 gram ké đầu ngựa
  • 8 gram lá thông
  • 12 gram cây đơn đỏ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây gối hạc cùng các vị thuốc khác
  • Cho các vị thuốc vào ấm, sắc thuốc với 600ml nước lọc
  • Sau 20 phút, gạn lấy 200ml nước thuốc
  • Chia thuốc sắc thành 2 lần uống. Uống hết trong ngày
  • Dùng 1 thang thuốc/ ngày. Kiên trì uống thuốc trong 10 ngày để các triệu chứng được cải thiện.

10. Bài thuốc chữa đau đầu gối, phòng ngừa viêm đỏ và giảm sưng khớp bằng cây đinh lăng

Cây đinh lăng còn được gọi là nam dương sâm, cây gỏi lá, tên khoa học Polyscias fruticosa L. Loại thảo dược này có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, cải thiện lưu lượng máu về khớp gối tổn thương. Từ đó giúp làm chậm thoái hóa khớp, giảm đau khớp do viêm và chấn thương, giúp người bệnh đi lại dễ dàng.

Ngoài ra thân và cành cây đinh lăng còn có tác dụng chữa đau lưng mỏi gối, tê thấp, sưng đau cơ khớp, lợi tiểu, giảm suy nhược cơ thể, chống dị ứng, giải độc, chữa kiết lỵ, ho ra máu

Bài thuốc 1: Trị đau gối bằng rễ đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 20 30 gram rễ đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng
  • Thái mỏng nguyên liệu sau đó sấy khô hoặc phơi khô dưới nắng gắt
  • Cho rễ đinh lăng khô vào chảo nóng, sao vàng
  • Tiếp tục cho nguyên liệu vào ấm và sắc với 1 lít nước
  • Đợi nước thuốc cạn còn 300 400ml
  • Gạn lấy nước rễ đinh lăng, chia thuốc thành 3 lần uống, không dùng bã
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc. Kiên trì trong 14 ngày.

Bài thuốc 2: Dùng thân cành đinh lăng chữa đau lưng mỏi gối

Nguyên liệu:

  • 20 30 gram thân cành đinh lăng
  • Có thể thêm cam thảo dây, cúc tần và cây xấu hổ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lượng đinh lăng đã chuẩn bị
  • Cho đinh lăng vào ấm, thêm 600ml nước lọc
  • Sắc thuốc
  • Chắt lấy 300ml nước thuốc đặc, chia thuốc sắc thành 3 phần, uống hết trong ngày
  • Người bệnh cần uống mỗi lần 1 thang thuốc để cải thiện triệu chứng.
Bài thuốc dân gian trị viêm khớp gối
Bài thuốc chữa đau đầu gối, phòng ngừa viêm đỏ và giảm sưng khớp bằng cây đinh lăng

Những điều cần lưu ý khi áp dụng bài thuốc trị đau khớp gối

Một số điều cần lưu ý trước khi áp dụng bài thuốc trị đau khớp gối:

  • Trước khi điều trị đau nhức khớp gối bằng thảo dược, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời xác định nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng.
  • Do có thành phần là thảo dược dân gian nên các bài thuốc trị đau khớp gối tương đối lành tính, thường không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ phù hợp với những bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nhẹ, đau khớp gối không do gãy xương, thoái hóa nặng và chấn thương xương khớp. Đối với những trường hợp nặng, nguyên nhân gây đau khớp là các bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây đau và khả năng đáp ứng của từng đối tượng, những bài thuốc trị đau khớp gối bằng thảo dược có thể mang đến hiệu quả điều trị không giống nhau ở mỗi người. Mặt khác, do có nguyên liệu là các thảo dược nên bài thuốc thường mang đến hiệu quả điều trị chậm, cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
  • Thực hiện bài thuốc đúng cách, kết hợp chế độ luyện tập và ăn uống lành mạnh để sớm khắc phục tình trạng.
  • Nên sử dụng ấm đun bằng gốm hoặc đất nung để đảm bảo các hoạt tính của thuốc được giữ đầy đủ.
  • Đối với các bài thuốc ngâm, người bệnh cần đựng nguyên liệu trong bình thủy tinh để tránh lâu ngày gây biến chất.
  • Tránh sử dụng bài thuốc trị đau khớp gối cho những người có cơ địa nhạy cảm. Cụ thể: Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
  • Cần ngưng sử dụng bài thuốc khi có dấu hiệu dị ứng hoặc cơn đau không thuyên giảm sau 14 ngày áp dụng.
  • Nên điều trị nguyên nhân gây đau khớp gối để ngăn ngừa tái phát.

Nhìn chung các bài thuốc trị đau khớp gối bằng thảo dược có thể cải thiện cơn đau, giảm viêm, sưng khớp, kích thích quá trình lưu thông máu và hỗ trợ chữa lành tổn thương. Tuy nhiên bài thuốc thường mang hiệu quả điều trị chậm. Vì thế để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian chữa bệnh, bệnh nhân cần tham khảo và nghe theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.