Bài văn viết về 1 tâm gương cần học tập

Ai trong chúng ta ngồi đây hẳn đã hơn một lần được nghe những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện bắt đầu bằng " Ngày xửa..... ngày xưa..." và ở trong đó có những bà tiên, ông bụt, có chú bé đi hài bảy dặm, quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Thưa thầy cô cùng toàn thể các em! Trong tư duy dân gian: Trời sinh ra muôn loài. Còn với một nhà thơ nữ: Sau trời là trẻ con. Trẻ con được sinh ra trước tiên. Trẻ được sinh ra như là khởi nguồn của tất cả. Sau chúng mới là sự sinh thành của tất cả những gì làm nên thế giới. " Trời sinh ra trước nhất.Chỉ toàn là trẻ con.Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ...."

Và thế giới, trong cách dẫn dắt của người kể cổ tích Xuân Quỳnh gồm một trật tự các sự vật xuất hiện theo một lôgic chặt chẽ bên trong: Do nhu cầu của trẻ con mà có, gồm mặt trời, rồi cây cỏ, chim muông, sông ngòi, biển mây, đường sá....

Rồi mới đến mẹ, vì trẻ em cần tình yêu và lời ru. Rồi đến bà, vì trẻ cần nghe chuyện. Sau bà mới đến bố, vì trẻ cần hiểu biết. Do nhu cầu hiểu biết mới sinh ra chữ, bàn ghế, thầy giáo, phấn bảng. Từ bảng mà có lớp học. Và ở buổi học đầu tiên: Thầy viết chữ thật to " Chuyện loài người" trước nhất

Nói tất cả những điều trên - Tôi muốn các em hiểu: chúng ta dù ở bất cứ một lứa tuổi nào, một địa vị nào, ở bất cứ một hoàn cảnh nào chúng ta cũng là Con người. Nhà văn lớn người Nga Maxim Gorki đã từng nói: " Tất cả trong con người. tất cả vì con người... Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao".

Vâng! Đã là Con người - Chúng ta đều có cảm xúc: Biết yêu và biết ghét, biết phân biệt đúng- sai, phải - trái. Biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Biết định hướng trước cuộc đời và nhận ra chân giá trị của cuộc sống. Bởi trong mỗi chúng ta ai cũng có một Thang nhu cầu định sẵn Vậy Thang nhu cầu là gì? Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: - Nhu cầu cơ bản - Nhu cầu về an toàn - Nhu cầu về xã hội - Nhu cầu được quý trọng - Nhu cầu được thể hiện mình

Mỗi chúng ta cũng đều thấy ở bản thân mình có những nhu cầu như: ăn, uống, ngủ,không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái.... Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Maslow cho rằng: những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta xưa cũng sớm nhận ra được điều này khi cho rằng: " Có thực mới vực được đạo" cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hành động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng điều này khi cơ thể chúng ta không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật lúc ấy các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Nếu chúng ta không được ngủ đầy đủ, không được thoải mái về mặt tinh thần thì bài giảng của các thầy cô sẽ như: " Nước đổ lá khoai" giống như Xuân Diệu từng nói.

Lòng tôi là một cơn mưa lũ ................................................ Lá xanh không ướt đến da ngoài.

* Nhu cầu về an toàn, an ninh Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này sẽ không còn điều khiển suy nghĩ hành động của họ nữa, họ sẽ làm gì tiếp theo? Khi đó nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Chúng ta mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Mong muốn sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, trong xã hội có pháp luật có nhà cửa để ở. Mong muốn trái đất không còn chiến tranh. Để loài người chung sống trong hòa bình, để đàn em được vui ca học hành, để ngàn cây lá hoa ươm mầm xanh bạn bè sống với nhau trong tình thân ái. Vậy các bạn trẻ nghĩ gì khi vẫn còn tình trạng bạo lực trong trường học, ngoài xã hội. Và nhu cầu an toàn, an ninh của con người nảy sinh bằng sự ra đời của các văn bản pháp luật, cụ thể đối với trường học đó là nội quy nhà trường.

Thưa thầy cô! Thưa toàn thể các em!

Có một câu chuyện đã đi vào lòng người như một miền cổ tích. Câu chuyện ấy kể về một cậu bé bị nhiễm chất độc mầu da cam. Từ bài văn" Viết về một người mà em quí trọng" của một cậu học trò trường Trung học cơ sở Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mà tôi biết em. Trong suy nghĩ trẻ thơ của cậu học sinh lớp 6 này thì em " tuy là người tàn tật nhưng vẫn làm được nhiều việc". Đơn giản vậy thôi. Còn em, mọi người đã quen gọi bằng một cái tên dễ nhớ là " *** Kẹo".

Ở PHỐ CÓ NGÔi ĐỀN THÀNH HOÀNG Tám giờ tối, phố Hàng Buồm ngược xuôi người xe. Tiếng bát đũa lách cách báo hiệu những quan ăn bắt đầu hoạt động tấp nập từ tối đêm về sáng. *** Kẹo bắt đầu đi bán hàng rong, hòa vào dòng người mưu sinh đêm cực nhọc. Em bán báo, lạc rang, kẹo cao su....

Khuôn mặt em dễ thương, trắng trẻo nhưng em nói không được rõ, đôi chân gầy guộc không đủ mạnh để bước đi, đôi tay teo nhỏ không thể cầm được vật gì dù chỉ hơi nặng. Em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Tên khai sinh của Kẹo là Nguyễn Mạnh Cường, sinh đúng ngày thương Binh liệt sỹ 27 -7-1988, tức là năm nay em đã 20 tuổi nhưng vì trông thân thể " nhỏ bé như cái kẹo" mà mọi người vẫn quen gọi em, vừa trìu mến vừa cảm thương là " *** Kẹo".

Ngày ngày em đi bán từ chập tối đến 4 -5 giờ sáng hôm sau,trên chiếc xe ba bánh lon bon dọc theo dãy phố cổ Hà Nội, từ Hàng Buồm (Nơi có nhà em) đến Mã Mây, Lương Ngọc Quyến... Suốt mấy năm nay, đêm là giờ em làm việc để tự nuôi bản thân và nuôi bố....

*** Kẹo bảo:" Em muốn được đi bán hàng thế này mãi bởi vì em là chỗ dựa duy nhất của bố". Kẹo đã mất mát quá nhiều, may sao em vẫn cười, cũng chưa bao giờ bị đau yếu hay ốm nặng - Bố em ngậm ngùi tâm sự với tôi như thế. Căn nhà cũ kỹ chỉ có hai bố con. Mẹ em đã bỏ đi ngay từ khi Kẹo còn bé.Kẹo không muốn nhắc tới mẹ, em không có kỉ niệm gì sâu đậm, hạnh phúc về mẹ. Nhưng người ta kể lại không biết từ năm nào, ngày 8/3 người mẹ bán vải ở phố Nguyễn Lương Bằng lại nhận được hoa của Kẹo nhờ người mang tới.

Bố Kẹo đã từng đi kháng chiến, bị nhiễm chất độc màu da cam, đã nghỉ mất sức từ lâu. Buồn cảnh đời, bố Kẹo từng chìm trong men rượu. Những lúc ấy Kẹo vô tình phải chịu những trận đòn roi hoặc bị bỏ đói.Nhưng giờ bố Kẹo đã tỉnh nhiều hơn. Bố nhờ người làm xe cút kít cho em, tối nào cũng bế em từ gác xuống xe, chuyển hàng cho em đi bán... Hôm nào cũng vậy, phố xá thức trọn đêm để phục vụ khách ăn uống còn em cũng lăn vòng xe trọn đêm kiếm sống từng ngày, vì người bố đau yếu triền miên. Người dân phố Hàng Buồm kể rằng cứ ngày rằm, mồng một lại thấy Kẹo đạp xe ra đền Bạch Mã - nơi thờ thần Long Đỗ được coi là thành hoàng của kinh thành Thăng Long - để cầu xin. Em nói em xin sức khỏe, may mắn bán được hàng. Kẹo không bước được lên bậc thang, phải nhờ người đi lễ dâng hương cho, thỉnh thoảng cũng có người nâng xe giúp Kẹo, bế cho Kẹo thắp hương. Ở phố có rất nhiều người tốt với Kẹo, Kẹo như nhớ hết từng người. Ai ốm đau, *** Kẹo ghé hỏi thăm. Một cô bán hàng nước kể khi ở phố có đám ma, Kẹo đều đến đưa tang. Năm ngoái bà Lịch - người rất thương Kẹo - mất, Kẹo lăn xe theo đám tang bà. Người dân phố không kìm nén được xúc động khi chứng kiến cảnh đó. Nhiều người bảo "*** Kẹo" được sống trong tình thương của cả phố.

Kẹo khoe em có "người mẹ thứ hai" đó là bác Mai Lan ( nhà ở 41 Hàng Buồm). Ngày xưa khi bố kẹo còn say xỉn, nhiều khi Kẹo bị bỏ đói, chính bác Lan là người cho Kẹo ăn. Đêm giao thừa, "hai mẹ con" hòa vào dòng người đông vui trên phố cổ đi lễ đền Bạch Mã. Bác có một cái chõng nước nhỏ, ngày nào cũng ngồi bán hàng ở phố nên bác thường xuyên gặp Kẹo, đi lấy hàng giúp Kẹo. Bác bảo: " Kẹo nó có tình người và nghị lực vượt lên" Đi bán hàng, sau mỗi đêm Kẹo được khoảng 20.000 đồng, nhiều người tỏ ý cho Kẹo tiền thừa, Kẹo không nhận. Có khi khách cố ý để lại 50.000 hoặc 100.000 đồng, Kẹo nhất định nhờ người trả giúp hoặc đạp xe theo gửi lại Mọi người đều biết về một trong những lần "*** Kẹo" gặp khó khăn nhất. Đó là khi em bị bọn xấu giả mua hàng và cướp đi khi những đồng tiền nhỏ nhoi của em vừa bán được. Nhắc lại chuyện này, Kẹo cố diễn tả bằng lời cho tôi hiểu : "Em không biết làm gì để lấy lại tiền nhưng em biết mình phải cố đi bán hết hàng hôm đó. Bán mười ngày thì sẽ bù lại được số tiền đã mất…"

Kẹo nói không rõ câu, viết rất khó nhưng giờ Kẹo đang được học chữ. Có hai chị sinh viên tên Hương và Huệ tìm đến để giúp Kẹo để có niềm hy vọng học tập. Kẹo bảo: "Em biết chữ đấy, các chị ấy rất tốt!". Kẹo lại nói thêm, mà bố em phải nhắc lại cho tôi nghe rõ: "Nếu có sức khỏe em không sợ gì cả!". Tôi biết đó cũng chính là mơ ước lớn nhất của em - đứa trẻ mang nhiều bất hạnh nhưng vẫn biết sống vì người khác.

Nhiều dịp ngang qua phố cổ Hà Nội, tôi vẫn gặp Kẹo. Em vẫn thế, trắng trẻo, hồn nhiên và lấy công việc làm niềm vui. Khi cả nước dấy lên phong trào ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam thì trường hợp của Kẹo lại được chú ý đến nhiều hơn. Thế rồi người thân yêu của em là bố đã không còn nữa. Mẹ nuôi Kẹo bảo anh Kẹo (vốn là người nghiện ngập) về nhà cũ của bố con Kẹo ở. Cô Lan rất lo những khi Kẹo đi bán hàng, được đồng nào anh Kẹo lại lấy mất. "Gia tài" tuổi 20 của Kẹo là quá nhiều tình thương và nỗi buồn.

Vâng! Cậu bé đáng thương ấy là một minh chứng cụ thể nhất cho chúng ta thấy được bậc nhu cầu thứ 3( nhu cầu về xã hội) trong 5 thang nhu cầu của con người. Cậu bé ấy khát khao được tham gia vào xã hội bằng phẳng của loài người bằng việc cố gắng tìm cho mình một công việc lương thiện mặc dù bản thân do nhiễm chất độc màu da cam mà bị tật nguyền. Cậu bé ấy cũng khao khát tình yêu thương, khao khát một lần gọi mẹ - Bởi mẹ đã bỏ em đi từ rất sớm, khao khát được làm việc; được yêu thương, được sống trong một cộng đồng, được tham gia sinh hoạt tập thể - Đó chính là nhu cầu xã hội. Kinh nghiệm giáo dục cho thấy rằng phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu sự quan tâm, thiếu tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.

Có một nhà thơ đã viết như thế này: "Có một điều chắc em không nhận ra Ngực áo anh và bông hoa ngày cưới Có một điều chắc em không đoán nổi Bữa rước em về Anh qua lối hẹn xưa Cô bé ấy ở đâu, cô bé ấy bây giờ…’’

Người con trai trong bài thơ ấy đã tự vấn lương tâm mình về lòng tự trọng. Đã là con người - Chúng ta ai cũng mong mình được người khác quý mến, nể trọng thông qua những thành quả công việc của mình làm và bản thân chúng ta ai cũng có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho chúng ta học tập tích cực hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc, hoặc chính trong việc học tập của bản thân mình, khi được khích lệ, hoặc tưởng thưởng về thành quả lao động cuả mình ta sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Kinh nghiệm bản thân còn ít ỏi nhưng cũng đủ cho tôi hiểu rằng: Nhu cầu được quý trọng là một trong những biện pháp tâm lý hoàn thiện nhân cách con người.

Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói: " Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao". Bản chất tâm lý của con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người( cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan) . Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã làm cho con người ở đúng vị trí " Người" nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.

Cuối cùng Thang nhu cầu cao nhất của con người đó là nhu cầu được thể hiện mình. Khi nghe thấy cụm từ" Thể hiện mình" chúng ta hãy khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. " Thể hiện mình" không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe loẹt, hút thuốc phì phèo, xả rác khắp nơi, ngang nhiên vượt đèn đỏ, tụ tập túm năm tụm ba cản trở giao thông, đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Nói một cách đơn giản " Thể hiện mình" chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để làm việc, đạt các thành quả trong lao động, là nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình sinh ra để làm( GV phân tích).Giúp bạn nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn cũng chính là thể hiện mình.Chìa tay ra cho người khác vịn để họ không cảm thấy cô độc trong cuộc đời đó là một cách thể hiện mình đáng được trân trọng.

Vâng! Thưa thầy cô và các em!

Trên đây tôi đã vừa trình bày 5 thang nhu cầu cơ bản của con người. Thật là khó khi chúng ta không định hình và thấu hiểu được những giá trị căn bản đó, những tôi tin rằng với quyết tâm cao, những lý thuyết cơ bản đó sẽ được vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống của chúng ta. Đơn giản được gói gọn trong hai từ: DỄ VÀ KHÓ Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.

Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình. Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình. Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.

Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình. Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc, nhưng khó là khi làm theo chúng. Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ. Dễ là khi thể hiện chiến thắng, nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại. Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã, những khó là khi đứng dậy và đi tiếp. Dễ là khi hứa một điều với ai đó, nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó. Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày. Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình. Dễ là khi để xảy ra sai lầm nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó. Dễ là khi buồn bực về một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất. Dễ là khi nghĩ về một việc, nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin. Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho. Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó.Nếu cơ hội mãi không gõ cửa bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã.