Bán đảo trieuf tiên chia cách năm bao nhiêu năm 2024

Các hoạt động kỷ niệm 67 năm ngày ký kết Hiệp định đình chiến như một lời nhắc nhở rằng hai miền Triều Tiên cần tiếp tục các nỗ lực hướng tới việc ký kết một hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt cuộc chiến mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gọi là “đau thương nhất trong lịch sử thế giới” này.

Theo AFP, ngày 27-7, các hoạt động kỷ niệm 67 năm ngày ký kết Hiệp định đình chiến (27-7-1953 / 27-7-2020) đã diễn ra theo những cách khác nhau tại Triều Tiên và Hàn Quốc.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đến viếng những người lính Triều Tiên ngã xuống trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại Nghĩa trang liệt sĩ chiến tranh giải phóng Tổ quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định: “Chiến công bất diệt của những người bảo vệ Tổ quốc trong những năm 1950 là di sản tinh thần quý giá của cuộc cách mạng giữa ngọn lửa chiến tranh khốc liệt và sẽ tỏa sáng trong lịch sử”. Trước đó, theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng đã tham dự một buổi lễ kỷ niệm được tổ chức tại trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên chiều 26-7. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trao tặng các sĩ quan chỉ huy của lực lượng vũ trang nước này những khẩu súng ngắn mang tên ngọn núi thiêng Paektu của Triều Tiên. Ông Kim Jong Un nhấn mạnh đây là sự trao gửi niềm tin và kỳ vọng lớn lao của Đảng Lao động Triều Tiên đối với các sĩ quan chỉ huy thế hệ mới, “những người sẽ hoàn thành sự nghiệp cách mạng bằng cách nắm chắc các vũ khí của cuộc cách mạng”.

Trong khi đó, theo AFP, tại thủ đô Seoul, nhiều cựu chiến binh Hàn Quốc mang khẩu trang đã tham dự một buổi lễ kỷ niệm 67 năm ngày ký kết Hiệp định đình chiến. Những người tham dự buổi lễ đã cùng xem các thước phim về nỗ lực tái thiết đất nước đan xen những cuộc phỏng vấn các cựu binh nước ngoài cũng như thông điệp ủng hộ của lãnh đạo các quốc gia từng đưa quân hỗ trợ Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Sau năm 1953, Hàn Quốc và Triều Tiên có những hướng đi riêng để phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên chưa khi nào có hòa bình đúng nghĩa. Sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên luôn bị Bình Nhưỡng coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Triều Tiên lo ngại cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc là “cuộc tập dượt” để chuẩn bị xâm lược Bình Nhưỡng. Trong khi đó, chương trình hạt nhân của Triều Tiên phát triển song song với hàng loạt biện pháp trừng phạt của Washington nhằm vào Bình Nhưỡng.

Tình hình bán đảo Triều Tiên có những khi chứng kiến căng thẳng quân sự tưởng chừng sẽ dẫn tới xung đột vũ trang thực sự như vào năm 2010 hay năm 2017, nhưng có lúc lại cảm thấy hòa bình lâu dài đã cận kề. Bản thân lãnh đạo hai miền đã có không ít nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, trong đó đáng chú ý là các hội nghị thượng đỉnh vào các năm 2000, 2007, 2018. Gần đây, quan hệ liên Triều hầu như đang “đóng băng” kể từ sau khi Triều Tiên cho nổ văn phòng liên lạc chung ở thị trấn biên giới Kaesong hồi tháng 6 vừa qua nhằm đáp trả hoạt động rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng ở khu vực biên giới chung.

Cũng cần lưu ý rằng việc tiến tới hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên đặc biệt phức tạp do vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào hai miền Triều Tiên mà còn liên quan tới rất nhiều bên, trong đó có Mỹ. Theo đài KBS, trong một tuyên bố nhân kỷ niệm 67 năm ngày ký kết Hiệp định đình chiến cuộc chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn bền chặt và vững chắc, “được xây dựng trong chiến tranh dựa trên tình hữu nghị đoàn kết sâu sắc và khát khao tự do”. Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh, đây là mối quan hệ cần thiết cho hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới, đồng thời khẳng định quân đội hai nước sẽ luôn song hành trong những nhiệm vụ chung. Đài KBS lưu ý rằng khác với hai năm trước, tuyên bố năm nay của ông chủ Nhà Trắng “không chứa thông điệp về Triều Tiên”.

Thứ Hai, 17:44, 18/03/2013

(VOV) - Cuộc chiến 60 năm trước diễn ra chỉ trong 3 năm nhưng gây ra thương vong lớn, với sự tham chiến của rất nhiều nước.

Ngày 1/1/2013, nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên lên truyền hình đọc thông điệp đầu năm đầu tiên, trong đó khẳng định năm 2013 sẽ là năm của “những sáng tạo và thay đổi vĩ đại để tạo ra 1 bước tiến căn bản”, đồng thời đề cập đến việc “chấm dứt tình trạng chia cắt và tiến tới thống nhất đất nước”.

Đến ngày 12/2/2013, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3 của nước này và vấp phải sự phản đối trong cộng đồng quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 7/3 đã thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do hoạt động thử hạt nhân nói trên. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lập tức sôi lên. Hai miền Triều Tiên tiến hành tập trận quy mô lớn. Phía Hàn Quốc tham gia diễn tập cùng quân đội Mỹ. CHDCND Triều Tiên thì liên tục đưa ra những lời răn đe cứng rắn đối với cả Mỹ và Hàn Quốc.

Tình trạng căng thẳng “bên miệng hố chiến tranh” này khiến chúng ta liên tưởng đến cuộc Chiến tranh Triều Tiên ác liệt đã kết thúc đúng 60 năm về trước. Liệu đây có phải là “sự thay đổi căn bản” của năm 2013 trên bán đảo Triều Tiên?

Trong quá khứ, bán đảo Triều Tiên đặt dưới ách đô hộ của đế quốc Nhật, từ năm 1910 đến 1945. Khi Thế chiến thứ 2 kết thúc và nước Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, Liên Xô và Mỹ đã tiến vào bán đảo Triều Tiên để giải giáp quân đội Nhật. Theo thỏa thuận của Hội nghị Moscow 1945, hai cường quốc này sẽ thực hiện chế độ quân quản trên bán đảo Triều Tiên với thời gian ủy trị 5 năm, Liên Xô ở miền Bắc, còn Mỹ ở miền Nam, sau thời hạn 5 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước Triều Tiên. Đất nước Triều Tiên tạm thời bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38.

Khi đó ở 2 miền Triều Tiên quần chúng đã tự hình thành các “ủy ban nhân dân” nhằm chuẩn bị tiếp quản nước Triều Tiên sau khi được giải phóng. Từng quằn quại dưới sự cai trị hà khắc của đế quốc Nhật nên nhân dân Triều Tiên đều rất khát khao độc lập. Ở miền Bắc, các “ủy ban nhân dân” nói trên có thái độ thân thiện với lực lượng quân quản Liên Xô. Tuy nhiên, tình hình ở miền Nam thì lại khác. Chế độ quân quản của Mỹ nhận thấy các yếu tố cánh tả trong các “ủy ban nhân dân” do quần chúng lập nên, và đã ra sắc lệnh giải tán các tổ chức này. Thay vào đó, Mỹ đã chủ động xây dựng ở đây 1 chính quyền lâm thời do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Quần chúng lập tức tiến hành biểu tình hoặc vũ trang nổi dậy chống lại chế độ quân quản của Mỹ và chính quyền lâm thời Lý Thừa Vãn. Lực lượng của Mỹ và của ông Lý Thừa Vãn đã nhanh chóng trấn áp các cuộc biểu tình và nổi dậy này.

Lý Thừa Vãn và nhóm của ông này cho rằng, 35 năm cai trị của Nhật Bản là đủ lắm rồi và không muốn có thêm một thời kỳ chiếm đóng nào nữa của nước ngoài. Do đó họ phản đối chính chế độ ủy trị do Mỹ thực hiện. Kết quả là Mỹ nhất trí rút ngắn thời hạn ủy trị và tiến hành tổng tuyển cử ở miền Nam Triều Tiên vào năm 1948. Liên Xô đã phản đối và tẩy chay cuộc bầu cử này, cho rằng Mỹ phải tôn trọng thỏa thuận tại Hội nghị Moscow 1945.

Bất chấp sự tẩy chay của lực lượng cánh tả địa phương, cuộc bầu cử quốc hội đã diễn ra ở Nam Triều Tiên vào tháng 5/1948. Quốc hội này bầu ra Tổng thống vào tháng 7/1948 (Lý Thừa Vãn đắc cử vào vị trí này). Đến tháng 8/1948 thì Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) chính thức ra đời. Trước diễn biến trên, miền Bắc Triều Tiên đã đáp lại bằng 1 cuộc bầu cử quốc hội, và vào tháng 9/1948, CHDCND Triều Tiên tuyên bố thành lập, do lãnh tụ Kim Nhật Thành đứng đầu (CHDCND Triều Tiên tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội của nước này không chỉ diễn ra công khai ở miền Bắc mà còn được tiến hành bí mật ở cả miền Nam). Trong năm 1948, các lực lượng Liên Xô rút khỏi Triều Tiên. Sang năm 1949, Mỹ rút quân khỏi bán đảo này.

Cả ông Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành đều có mong muốn cháy bỏng thống nhất bán đảo Triều Tiên. Các xung đột vũ trang nhỏ lẻ đã diễn ra dọc giới tuyến quân sự giữa quân đội 2 miền.

Ngày 25/6/1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (tức quân đội của CHDCND Triều Tiên) vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Hàn Quốc. Với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, và lực lượng đông hơn, quân đội Triều Tiên đã nhanh chóng đột kích, chiếm gọn thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ sau vài ngày khai chiến. Đến ngày 10/9/1950, quân đội Triều Tiên đã gần như tràn ngập toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và dồn quân đội Hàn Quốc cùng với 1 lực lượng nhỏ của Mỹ về khu vực Busan nằm ở cực nam bán đảo Triều Tiên.

Trước tình hình Hàn Quốc nguy ngập, Mỹ đã can thiệp một cách quyết tâm. Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây. Mặt khác Mỹ lo phong trào XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình.

Ngày 25/6/1950, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 82 lên án CHDCND Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc và kêu gọi Triều Tiên rút quân ngay lập tức. (Liên Xô lúc đấy đã không thể phủ quyết nghị quyết này do Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an từ đầu năm 1950 để phản đối việc Đài Loan chứ không phải Trung Quốc được giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an). Tiếp đó, Hội đồng này vào ngày 27/6/1950 ra tiếp nghị quyết 83, cho phép hỗ trợ (bao gồm cả hỗ trợ quân sự) cho Hàn Quốc đẩy lui quân Triều Tiên. Sang đầu tháng 7/1950, Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an được ban ra, khuyến nghị tập hợp các lực lượng và nguồn lực trợ giúp dưới 1 bộ chỉ huy thống nhất do Hoa Kỳ lãnh đạo. Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia cùng mình tại chiến trường Triều Tiên. Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên quân số của Mỹ và Hàn Quốc vẫn là chủ đạo.

Sự tham chiến của lực lượng Liên Hợp Quốc đã làm thay đổi cục diện chiến trường. Quân Liên Hợp Quốc do Mỹ chỉ huy đã phản công đẩy lui quân đội Triều Tiên về phía Bắc vĩ tuyến 38 và gây thiệt hại nặng cho lực lượng quân sự Triều Tiên. Trước thắng lợi này, phía Hàn Quốc lại mơ về khả năng thống nhất toàn bán đảo Triều Tiên và đã cùng với quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh CHDCND Triều Tiên. Quân Liên Hợp Quốc sau đó đã chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng và đẩy quân đội của ông Kim Nhật Thành về sát sông Áp Lục, ranh giới tự nhiên giữa Triều Tiên và Trung Quốc.

Trước thực tế đó, Trung Quốc dù mới thành lập nước vào năm 1949, đã quyết định tung hàng trăm ngàn “chí nguyện quân” (lực lượng quân tình nguyện- PV) sang Triều Tiên để thực hiện “kháng Mỹ viện Triều” – đây là điều khá bất ngờ đối với Mỹ. Sử dụng một số chiến thuật hợp lý và có lợi thế quân đông, Trung Quốc đã giúp Triều Tiên đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc về vĩ tuyến 38. Thừa thắng, liên quân Trung-Triều đã vượt vĩ tuyến 38, tái chiếm Seoul.

Có thể nói, Chiến tranh Triều Tiên là 1 cuộc chiến diễn ra với tốc độ nhanh, với quyền kiểm soát lãnh thổ thay đổi liên tục giữa đôi bên (riêng Seoul đã đổi chủ tới 4 lần).

Đến đây, quân Liên Hợp Quốc thay đổi một số chiến thuật, tăng cường thêm vũ khí mạnh, và nỗ lực cao để đẩy quân đội Triều Tiên và Trung Quốc trở lại vĩ tuyến 38. Chiến sự sau đó giằng co quanh khu vực giới tuyến quân sự, và Hiệp định đình chiến (chứ không phải hòa ước) đã được ký kết giữa các bên vào ngày 27/7/1953. Riêng Lý Thừa Vãn - Tổng thống Hàn Quốc khi ấy - đã khước từ ký vào Hiệp định này.

Chiến tranh Triều Tiên còn có 1 đặc điểm đáng lưu ý là đã suýt dẫn tới khả năng đụng độ lớn bằng vũ khí hạt nhân. Khi phía Mỹ bị thương vong lớn, bị đẩy lùi hoặc không đạt được mục tiêu tái chiếm trong trận chiến này, cả tướng lĩnh và Tổng thống Mỹ đã nhiều lần tính đến phương án sử dụng bom hạt nhân (cấp chiến thuật) để giáng trả quân đội Triều Tiên và Trung Quốc. Nhưng cuối cùng Mỹ đã kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân do lo ngại xảy ra chiến tranh tổng lực với Trung Quốc và chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, cũng như lo sợ áp lực của quốc tế.

Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc đến với cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế chiến thứ 2 và trước Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao.

Dưới đây là những bức ảnh lịch sử về Chiến tranh Triều Tiên. Hy vọng cuộc chiến này sẽ không bị lãng quên, còn cộng đồng quốc tế sẽ nỗ lực hết sức vì một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực: