Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào

Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất thật sự quan trọng và là chi phí nền tảng cần có để doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất có những loại nào? Bạn còn chần chừ gì nữa mà không lấp đầy kiến thức của mình qua bài chia sẻ bên dưới của Luận Văn Việt?

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào

1. Khái niệm chi phí sản xuất là gì? 

Chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi mua tất cả các yếu tố đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định giá thành sản phẩm. Xác định chi phí sản xuất rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm chính xác, giúp doanh nghiệp dễ tạo ra lợi nhuận hơn.

Trong nền kinh tế hiện đại và cạnh tranh ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến chi phí sản xuất, và tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách cố gắng giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Phân loại chi phí sản xuất

Khi phân tích chi phí sản xuất là gì trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, người ta phân loại chúng theo các cách sau đây:

2.1. Theo tính chất kinh tế của chi phí

Điều này có nghĩa là khi phân loại, chúng ta sẽ căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Bao gồm: 

  • Chi phí nguyên vật liệu.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • Các chi phí bằng tiền khác.

Cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế

Hiện tại Luận Văn Việt cung cấp dịch vụ hỗ trợ luận văn, VIẾT THUÊ ASSIGNMENT các chuyên ngành kế toán, kinh tế,… Nếu bạn đang gặp bất kì khó khăn gì khi làm bài luận văn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

2.2. Theo mục đích và công dụng của chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia vào ba loại: 

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố: 
  • Chi phí nhân viên phân xưởng; 
  • Chi phí vật liệu; 
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài; 
  • Chi phí dụng cụ sản xuất; 
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định; 
  • Chi phí bằng tiền khác.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất theo định mức, giúp công tác tính giá thành sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để định mức sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho những kỳ sau.

2.3. Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành

Có hai loại chi phí được chia theo dạng này, đó là:

  • Biến phí (Chi phí khả biến)
  • Định phí (Chi phí bất biến)

Đây là cách phân loại có tác dụng rất lớn trong công tác quản trị của mỗi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất. Giúp nhà quản trị phân tích được điểm hòa vốn, và căn cứ để đưa ra những quyết định kinh doanh, quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Phân loại chi phí sản xuất

2.4. Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm

Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:

  • Chi phí cơ bản.
  • Chi phí chung.

Cách này giúp các nhà quản trị xác định chính xác phương hướng và đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa đối với từng loại. Mục tiêu cốt lõi cũng là tìm cách hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận.

2.5. Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí

Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chi phí gồm: 

  • Chi phí trực tiếp.
  • Chi phí gián tiếp.

Cách phân loại này giúp việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách hợp lý nhất.

Tham khảo: Giá trị thặng dư là gì? Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư

3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Bởi đây chính là thang đo giá trị đầu vào của doanh nghiệp đó.

Đối với góc nhìn của kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có mối quan hệ với nhiều vấn đề khác của một doanh nghiệp cũng như với xã hội. Việc giảm chi phí sản xuất chính là cách mà những nhà quản trị đang tìm kiếm để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

Bài toán làm thế nào để giảm chi phí sản xuất là gì? Làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng là bài toán muôn thuở mà doanh nghiệp nào cũng luôn cân nhắc và cải tiến.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Tuy nhiên, chi phí sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, và không chỉ có riêng chi phí sản xuất. Vì thế, để tính giá thành sản phẩm, bạn cũng cần xem xét nhiều mặt khác trong chi phí ban đầu chứ không nhất thiết là chỉ nhìn vào chi phí sản xuất nhé.

Như vậy, qua bài viết trên, các bạn hiểu hơn về chi phí sản xuất là gì rồi đúng không? Mong rằng bạn đã trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích giúp tối đa hóa lợi nhuận và tăng doanh thu cho tổ chức. 

Luận Văn Việt rất vui vì được đồng hành cùng các bạn trên hành trình hơn 10 năm qua. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp được bạn có được những kiến thức bổ ích, làm hành trang cho hành trình chinh phục tri thức phía trước.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: . Chúc các bạn gặt hái thật nhiều thành công!

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Trong kinh doanh, định giá sản phẩm luôn là một khâu quan trọng. Chúng đảm bảo mang lại lợi ích cho bên sản xuất, phù hợp với mặt bằng thị trường và điều kiện của khách hàng, ổn định khả năng tiêu thụ. Với mỗi sản phẩm, dựa vào nhiều yếu tố mà sẽ được định giá khác nhau. Vậy định giá như thế nào, phương pháp ra sao là điều bạn cần nắm rõ.

Định giá sản phẩm là một khái niệm tương đối dễ hiểu. Đơn giản nhất thì đây là cách thức xác định giá cả sản phẩm, đã bao gồm chi phí và giá trị của chúng. Tuy nhiên, để đưa ra được một định giá sản phẩm đúng thì cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố quan trọng. Bởi thế trong kinh doanh, việc định giá sản phẩm được hiểu tương đối chuyên sâu, phức tạp.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Định giá sản phẩm và những đặc điểm cơ bản cần nắm rõ

Giá, hiểu đơn giản nhất chính là số tiền khách hàng phải chi trả nếu muốn sở hữu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Giá sản phẩm, dịch vụ không chỉ bao gồm chi phí sản xuất mà còn cả giá trị lao động mà chúng chứa đựng. Định giá sản phẩm là việc dựa trên các yếu tố khách quan để thiết lập giá niêm yết cho những sản phẩm, dịch vụ này.

Định giá sản phẩm phải chịu tác động từ rất nhiều yếu tố. Chúng phải đảm bảo được sự cân bằng giữa giá trị sản phẩm với giá cả bán ra, sự phù hợp với thị trường, khách hàng và lợi ích của chính bên sản xuất. Khi một trong những yếu tố cốt lõi không được đảm bảo, hay vì lợi nhuận, chúng sẽ mang lại những rủi ro, thua lỗ không đáng có.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm luôn phải bắt nguồn từ việc nắm rõ các khoản chi phí vận hành của doanh nghiệp. Các khoản như thuế tài sản, trả nợ vay, tiền hoa hồng, tiền lương của nhân viên, các mặt hàng tồn kho đến những vấn đề rủi ro như sản phẩm hư hỏng, chương trình giảm giá, chiết khấu, … Nắm rõ và cân đối tốt sẽ đảm bảo mang lại cho bạn lợi nhuận mong muốn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ma trận SPACE là gì? Đánh giá định kỳ chiến lược kinh doanh với ma trận Space

Có khá nhiều loại chi phí tác động và cấu thành lên giá thành của sản phẩm. Với mỗi loại, chúng sẽ có những đặc trưng và các tính khác ngoài. Cụ thể, các chi phí tác động tiêu biểu nhất đến định giá sản phẩm bạn cần nắm rõ là:

Chi phí cố định: Đây là chi phí không thay đổi, không bị ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm, dịch vụ phân phối. Những loại chi phí phổ biến mà doanh nghiệp phải chi trả thường là tiền thuê nhà, xưởng hay khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân viên, tiện ích sử dụng hay các loại bảo hiểm. Doanh thu của công ty tăng hay giảm vẫn phải đảm bảo các chi phí này.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Những chi phí tác động và cấu thành lên giá sản phẩm

Chi phí biến đổi: Đây là loại chi phí có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với doanh thu hoặc các chương trình sự kiện kích thích khách hàng. Tiêu biểu nhất có thể kể đến phần trăm khuyến mại, chiết khấu, tiền hoa hồng, các loại chi phí dành cho in ấn hoặc quảng cáo, … Để xác định, các doanh nghiệp cần dựa vào số liệu trung bình được ước tính.

Giá vốn bán hàng: Là khoản phí bạn phải bỏ ra để nhập hàng, sản xuất đưa ra thành phẩm hoàn chỉnh trước khi phân phối ra thị trường. Đây cũng là chỉ số cốt lõi và quan trọng trong các báo cáo tài chính, là cơ sở để đánh giá sự tưởng trưởng của lợi nhuận.

Định giá sản phẩm là giai đoạn quan trọng, buộc không thể thiếu trong kinh doanh. Mỗi một sản phẩm để được định giá đều thông qua rất nhiều những nghiên cứu, đánh giá số liệu khác nhau. Định giá đúng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp.

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Khi nào cần đưa ra định giá sản phẩm?

Đặc biệt, trong quá trình phân phối sản phẩm, vì nhiều lý do mà giá sản phẩm cũng cần được thay đổi. Vậy khi nào cần đưa ra định giá để đảm bảo sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường? Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần lưu ý:

  • Muốn ra mặt một sản phẩm mới đến với thị trường
  • Chi phí sản xuất và các yếu tố liên quan thay đổi
  • Đưa sản phẩm gia nhập vào một thị trường mới có tính cạnh tranh cao
  • Đối thủ thay đổi mức giá nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách hàng
  • Do xu hướng hoạt động của thị trường trong tình hình thực tiễn khi thời kỳ kinh tế có dấu hiệu bị lạm phát, suy thoái hoặc ngược lại là đang phát triển mạnh
  • Có sự thay đổi lớn trong chiến lược bán hàng ra thị trường
  • Sản phẩm mang lại những giá trị lớn cho khách hàng hơn cả dự tính, giúp họ thu lại về được nhiều lợi ích từ chúng.

Định giá sản phẩm như thế nào là điều mà tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều nên biết. Thực tế, có rất nhiều phương pháp định giá hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với những sản phẩm, thời gian phân phối và tính chất thực tế từ thị trường. Do đó, bạn có thể cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp nhất:

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Định giá sản phẩm như thế nào? Các phương pháp phổ biến nhất

Phương pháp cộng chi phí từng là một hình thức mà các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay, khi thị trường càng trở nên tinh vi và phức tạp thì phương pháp này lại lộ ra nhiều hạn chế hơn. Tuy nhiên với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, theo xu hướng cá nhân, hộ gia đình vì vẫn có thể cân nhắc tìm hiểu và lựa chọn.

Phương pháp định giá sản phẩm cộng chi phí được tính theo công thức: Giá bán sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận mong muốn (thường tính theo phần trăm dựa vào doanh số bán hàng).

Phương pháp này khá đơn giản, dễ hiểu, hợp lý. Nhưng khi ứng dụng lại những mô hình lớn, cần tác động từ nhiều phía thì rất có để đưa ra được chi phí thực tế chính xác. Tăng hay hạ thấp giá so với tiêu chuẩn sẽ khiến doanh nghiệp không đáp ứng được năng lực hay niềm tin của khách hàng. Chúng cũng ảnh hưởng đến việc tăng giá nếu sau này sản phẩm phát triển.

>>> Có thể bạn quan tâm: Người ảnh hưởng: Marketing thông qua người ảnh hưởng

Phương pháp định giá sản phẩm cạnh tranh được quyết định dựa trên mức giá đã được thị trường thiết lập. Theo đó, khi đối thủ đưa ra một mức giá ca bản cho sản phẩm của họ thì giá sản phẩm của bạn nên dao động quanh chúng. 

Bạn sẽ xác định chi phí như thế nào
Định giá bằng phương pháp cạnh tranh

Nếu không có sự vượt trội, phá cách thì mức giá tốt là bằng hoặc thấp nhân một mức nhất định để kích thích khách hàng mua hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên nếu tự tin sản phẩm khác biệt, động nhất, bạn hoàn toàn có thể định ra một mức giá tương xứng. 

Phương pháp định giá sản phẩm trên nhu cầu này là sự kết hợp khối lượng và lợi nhuận trên dòng sản phẩm. Tùy vào nguồn hàng, nơi phân phối mà giá được quy định sẽ khác nhau vì có hoa hồng và chiết khấu. Đây cũng là lý do có 2 khái niệm được hình thành là giá bán sỉ và bán lẻ.

Định giá sản phẩm giúp các doanh nghiệp xác định được rõ mặt mạnh, yếu của sản phẩm. Thông qua các nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể đưa ra những mức giá phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Để có thêm kiến thức về định giá sản phẩm, bạn có thể nghiên cứu thêm tại: https://doanhnhanonline.com.vn/.