Bảng đánh giá nguy cơ tim mạch của who

Thang điểm này giúp phân tầng nguy cơ tim mạch cho người Việt Nam từ 40 - 89 tuổi có bề ngoài khỏe mạnh (bao gồm những người không có bệnh tim mạch xơ vữa, đái tháo đường týp 2, bệnh thận mạn, hoặc tăng lipid máu có tính chất gia đình[di truyền]).

2.1. Nguy cơ rất cao:

Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những yếu tố nguy cơ sau:

- BTM đã được chẩn đoán xác định bằng các thăm dò xâm lấn hoặc không xâm lấn (như chụp mạch vành, xạ hình tưới máu cơ tim, siêu âm tim gắng sức, mảng xơ vữa động mạch cảnh trên siêu âm), tiền sử NMCT, hội chứng mạch vành cấp, can thiệp mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành và các thủ thuật can thiệp động mạch khác, đột quị do thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên. - Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 hoặc ĐTĐ týp 1 có tổn thương cơ quan đích (Ví dụ: Albumin niệu vi thể). - Bệnh nhân CKD mức độ trung bình-nặng (MLCT <60 ml/phút/1,73 m2). - Điểm SCORE ≥ 10%.

2.2. Nguy cơ cao:

Bao gồm các đối tượng có bất kì một hoặc những yếu tố nguy cơ sau: - Có yếu tố nguy cơ đơn độc cao rõ rệt như rối loạn Lipid máu có tính gia đình hay tăng huyết áp nặng. - Điểm SCORE ≥ 5% và < 10%.

2.3. Nguy cơ trung bình:

- Các đối tượng được xem là có nguy cơ trung bình khi điểm SCORE ≥1% và < 5%.

2.4. Nguy cơ thấp:

- Các đối tượng được xem là có nguy cơ thấp khi điểm SCORE < 1%.

Thang điểm SCORE dự báo tỉ lệ mắc BTM gây tử vong trong 10 năm. Thang điểm được trình bày dạng biểu đồ màu, có 2 biểu đồ riêng cho nhóm các nước nguy cơ cao (chủ yếu là các nước Tây Âu) và nhóm các nước nguy cơ thấp (chủ yếu là các nước Đông Âu). Tại Việt Nam, chúng ta sử dụng biểu đồ cho nhóm các nước nguy cơ thấp. Chúng ta có thể tải về máy tính cá nhân (miễn phí) từ địa chỉ www.heartscore.org.

THA ít khi xảy ra đơn độc. Ở bệnh nhân THA thường hay kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như rối loạn Lipid máu, rối loạn Glucose máu... (bảng 1) và khi có mặt càng nhiều yếu tố nguy cơ thì nguy cơ bị các biến cố và tử vong do tim mạch của bệnh nhân lại càng gia tăng.

Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp [12]

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được *:

Hút thuốc lá

Đái tháo đường

Rối loạn lipid máu, tăng cholessterol

Thừa cân/ Béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2)

Ít vận động thể chất

Chế độ ăn không có lợi cho sức khỏe (Ăn mặn, ăn ít rau...)

Các yếu tố nguy cơ không thể hoặc khó thay đổi được:

Bệnh thận mạn

Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch

Tuổi tăng cao (tuổi càng cao càng tăng nguy cơ bệnh TM)

Tình trạng giáo dục, kính tế - xã hội thấp

Nam giới

Ngừng thở khi ngủ

Stres tâm lý

(*) Các yếu tố khi thay đổi sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

  • Nguy cơ tim mạch tổng thể (gọi tắt là nguy cơ tim mạch) phản ánh nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính trong 10 năm.
  • Nguy cơ tim mạch được phân loại thành các mức
    • “thấp” (nguy cơ tử vong 10 năm < 1%),
    • “trung bình” (nguy cơ tử vong 10 năm 1-5%) ,
    • “cao” (nguy cơ tử vong 10 năm 5- <10%)
    • “rất cao” nguy cơ tử vong 10 năm ≥ 10% (bảng 6)

2. Phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp

  • Đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA không chỉ dựa vào con số HA mà còn bao gồm các yếu tố nguy cơ khác kèm theo, tình trạng tổn thương cơ quan đích và các bệnh đồng mắc đi kèm.
  • Nguy cơ tim mạch cùng với số đo HA là các yếu tố quyết định chiến lược điều trị THA cho mỗi bệnh nhân, bao gồm: Ngưỡng HA ban đầu cần khởi trị bằng thuốc, HA mục tiêu cần đạt, nhóm thuốc hạ HA nên lựa chọn, sự cần thiết của điều trị bằng statin cũng như các thuốc khác không phải là thuốc hạ HA...
  • Để đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể có nhiều mô hình đã được đề xuất. Năm 2018, Hội Tim mạch Việt nam, Phân hội THA Việt nam thống nhất áp dụng mô hình phân tầng nguy cơ của Hội Tim Mạch Châu Âu, sử dụng thang điểm SCORE (hình 1. Thang điểm SCORE cho các nước có nguy cơ thấp).Thang điểm này bao gồm 5 yếu tố là HATT, tuổi, giới, Tình trạng hút thuốc lá, Nồng độ Cholessterol/máu. [2] [4]
  • Các bệnh nhân THA đã có bằng chứng rõ rệt bị bệnh tim mạch (kể cả các biểu hiện bệnh tim mạch do xơ vữa trên chẩn đoán hình ảnh), bệnh đái tháo đường Type I, II, bệnh thận mạn (giai đoạn 3 – giai đoạn 5), đều là các trường hợp có nguy cơ tim mạch ở mức rất cao (nguy cơ tử vong 10 năm ≥ 10% ) hoặc cao (nguy cơ tử vong 10 năm 5% - 10% ) (xem chi tiết ở bảng 2). Những bệnh nhân này không cần thiết phải ước tính nguy cơ tim mạch 10 năm theo thang điểm SCORE để quyết định điều trị. Các bệnh nhân khác đều cần được đánh giá nguy cơ tử vong tim mạch 10 năm theo thang điểm SCORE (hình 1)
  • Việc đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm sẽ được hoàn tất khi có thêm các đánh giá về tổn thương cơ quan đích. Khi có thêm các dấu hiệu này thì nguy cơ tim mạch của bệnh nhân có thể sẽ tăng lên (mặc dù không có triệu chứng) (xem chi tiết bảng 2 các mức nguy cơ tim mạch 10 năm theo bảng điểm SCORE )
  • Các yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu của tổn thương cơ quan đích có ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch tổng thể của bệnh nhân tăng huyết áp được trình bày ở Bảng 3. Các yếu tố tham gia vào đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA.
  • Như vậy một bệnh nhân có THA độ 1 nếu có kèm theo dày thất trái hoặc có cholesterol > 8 mmol/L thì đã là thuộc nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Ví dụ về áp dụng thang điểm SCORE: một bệnh nhân nam 55 tuổi, có THA độ 2, mức Cholessterol là 5 mmol/l, nếu không hút thuốc là thì điểm SCORE là 3 – mức nguy cơ trung bình, nhưng nếu bệnh nhân này có hút thuốc lá thì điểm SCORE là 5 – và ở nguy cơ cao
  • Nguy cơ tim mạch của bệnh nhân THA phụ thuộc khá nhiều vào tuổi của bệnh nhân. THA ở người trẻ tuổi, nguy cơ tim mạch có thể thấp cho dù bệnh nhân có kèm theo các yếu tố nguy cơ khác. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích đáng, bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển sang nhóm nguy cơ cao hơn trong những năm tiếp theo, vì vậy không nên chủ quan đánh giá thấp.

Bảng đánh giá nguy cơ tim mạch của who

(Nếu chưa làm được xét nghiệm thì có thể tạm coi Cholesterol\= 5 mmol/l.)

Các mức chỉ số nguy cơ tim mạch 10 năm:

<1% -Thấp 1-<5% -Trung Bình 5-<10% -Cao >=10% -Rất cao

Hình 1. Mô hình tính điểm SCORE theo 5 yếu tố HATT, Tuổi, Giới, Cholesterol TP, hút thuốc lá dành cho các nước nguy cơ tim mạch thấp[2], [4]

Bảng 2. Các mức nguy cơ tim mạch 10 năm theo bảng điểm SCORE [2], [4]

Nguy cơ

rất cao

Những người có bất kỳ các biểu hiện sau:

Bệnh TM rõ, lâm sàng hoặc trên hình ảnh

BTM lâm sàng bao gồm NMCT, HCVC, bệnh mạch vành hoặc tái tưới máu ĐM khác, đột quỵ, TBMNTQ, lóc tách ĐMC, bệnh mạch máu ngoại biên.

BTM xác định rõ trên hình ảnh bao gồm: mảng vữa xơ đáng kể (hẹp ≥ 50%) khi chụp mạch hoặc siêu âm (lưu ý không bao gồm dấu hiệu dày lớp nội trung mạc ĐMC).

ĐTĐ kèm theo tổn thương cơ quan đích: ví dụ có Protein niệu hoặc với nguy cơ chính như THA độ 3 hoặc tăng Cholesterol.

Suy thận nặng (eGFR < 30 mL/phút/1.73 m2) Chỉ số nguy cơ 10 năm theo SCORE ≥ 10%

Nguy cơ cao

Những người có bất kỳ các biểu hiện sau:

Sự gia tăng rõ của một YTNC, đặc biệt cholesterol > 8 mmol/L (> 310 mg/dL), vd tăng cholesterol gia đình, THA độ 3 (HA ≥ 180/110 mmHg)

Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ (trừ một số người trẻ ĐTĐ type 1 và không có YTNC chính thì có thể là nguy cơ vừa)

Dày thất trái do tăng huyết áp.

Suy thận mức độ vừa (eGFR 30-59 mL/phút/1.73 m2) Chỉ số nguy cơ 10 năm theo SCORE là 5-10%

Nguy cơ vừa

Những người có:

Chỉ số nguy cơ 10 năm theo SCORE từ 1% đến < 5%

THA độ 2

Nhiều người trung niên thuộc về nhóm này

Nguy cơ thấp

Những người có:

Chỉ số nguy cơ 10-năm theo SCORE là < 1%

Bảng 3. Các yếu tố tham gia vào đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA[2] [4]

Các yếu tố nguy cơ ( tuổi, giới và các thông số lâm sàng, cận lâm sàng )

Giới (nam > nữ) +

Tuổi +

Thuốc lá – đang hút hoặc đã hút +

Cholesterol toàn phần và HDL-C +

* acid Uric

Đái tháo đường +

Tăng cân hoặc béo phì

Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (tuổi nam < 55 và nữ < 65)

Tiền sử gia đình hoặc người thân mắc bệnh THA sớm

Mãn kinh sớm

Lối sống tĩnh tại

Yếu tố tâm lý và xã hội

* Nhịp tim (khi nghỉ > 80/phút)

Tổn thương cơ quan đích không có triệu chứng

Độ cứng động mạch:

HA mạch (=HATT - HATTr) (ở người lớn) ≥ 60 mmHg Vận tốc sóng mạch (PWV) ĐMC - đùi > 10 m/s

Dày thất trái trên ĐTĐ (chỉ số Sokolow-Lyon > 35mm/R, avL >11mm)

Dày thất trái trên siêu âm tim (LVM/BSA >115g/m2 ở nam, > 95g/m2 ở nữ)

Albumine niệu vi thể (30-300mg/24h)

hoặc tăng tỉ lệ Albumin-Creatinine (30-300mg/, hoặc 3,4-34 mg/mmol)

Bệnh thận mạn mức độ vừa (eGFR > 30-59 mL/ph/1.73 m2

hoặc suy thận mạn nặng (eGFR < 30 mL/phút/1.73 m2)

Chỉ số cẳng chân−cổ tay < 0.9

Bệnh võng mạc tiến triển: xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị

Bệnh tim mạch đã xác định

Bệnh mạch não: đột quỵ thiếu máu, xuất huyết não, TBMN thoáng qua

Bệnh động mạch vành: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tái tưới máu cơ tim

Có mảng xơ vữa qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Suy tim, bao gồm cả Suy tim với EF bảo tồn

Bệnh lý ĐM ngoại biên

Rung nhĩ

(+ Các yếu tố tham gia vào thang điểm SCORE)

3. Lựa chọn các xét nghiệm đánh giá tổn thương cơ quan đích

Việc phát hiện tổn thương cơ quan đích trước khi biểu hiện lâm sàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với phân tầng nguy cơ tim mạch.

Cần lựa chọn các kỹ thuật thăm dò thích hợp, sẵn có tại cơ sở để tìm kiếm các bằng chứng của tổn thương cơ quan đích.

3.1. Đối với tổn thương tại Tim

  • Cần làm điện tâm đồ một cách thường quy cho tất cả các bệnh nhân THA nhằm phát hiện tình trạng phì đại thất trái, thiếu máu cục bộ cơ tim hay các rối loạn nhịp tim.
  • Siêu âm tim có thể chỉ định nếu có điều kiện. Siêu âm tim là phương pháp thăm dò có độ nhạy cao hơn điện tâm đồ trong việc đánh giá có hay không tình trạng phì đại thất trái. Siêu âm tim giúp xác định hình thái, cấu trúc thất trái, chức năng tâm thu và chức năng tâm trương thất trái.

3.2. Đối với tổn thương ở mạch máu

  • Nên chỉ định siêu âm Doppler mạch máu để đánh giá hệ thống động mạch cảnh (đặc biệt trong việc phát hiện các mảng xơ vữa mạch cảnh không triệu chứng), đánh giá hệ thống động mạch thận…
  • Phương pháp đo vận tốc lan truyền sóng mạch rất hữu ích trong việc đánh giá độ cứng thành mạch (là cơ chế bệnh sinh chính gây THA tâm thu đơn độc ở người cao tuổi).
  • Đo chỉ số HA cổ chân - cánh tay (ABI): ABI < 0,9 có thể coi như một chỉ điểm cho bệnh động mạch ngoại vi mức độ nặng.

3.3. Đối với tổn thương ở Thận

  • Tổn thương thận do THA bao gồm suy giảm chức năng lọc cầu thận trên xét nghiệm và tình trạng tiểu ra albumin.
  • Cần đo mức lọc cầu thận hoặc mức độ thanh thải creatinin một cách thường quy ở các bệnh nhân THA.
  • Albumin niệu có thể định tính sơ bộ bằng que thử, nếu mẫu thử là dương tính thì chỉ định xét nghiệm định lượng.

3.4. Đối với tổn thương ở đáy mắt

  • Soi đáy mắt nên thực hiện ở những trường hợp THA nặng. Các biến đổi nhẹ ở đáy mắt nhìn chung là không đặc hiệu ngoại trừ khi tổn thương này được tìm thấy ở những người trẻ tuổi.
  • Các tổn thương đáy mắt mức độ nặng như xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị chỉ thấy ở các trường hợp THA mức độ nặng và được chứng minh có liên quan với tăng nguy cơ tim mạch.

3.5. Đối với tổn thương ở Não

  • Ở bệnh nhân THA khá thường gặp các tổn thương Nhồi máu não hay chảy máu não ổ nhỏ không triệu chứng, nhồi máu não ổ khuyết, tổn thương chất trắng.Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) và đặc biệt là chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp phát hiện các tổn thương não này.
  • Ở bệnh nhân THA cao tuổi, có thể chỉ định các trắc nghiệm về nhận thức nhằm phát hiện sớm tình trạng suy giảm chức năng não bộ.

Tài liệu thamkhảo

  1. Thom T et al, Heart Disease and Stroke Statistics—2006 Update: A Report From the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee, Circulation2006. Feb 14;113(6):e85-151. Epub 2006 Jan 11.
  2. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA Phân hội THA/Hội Tim Mạch học Việt nam 2018
  3. Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA Anh quốc (BSH), NICE 2013.
  4. Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA châu Âu (ESH) 2018.
  5. Khuyến cáo thực hành lâm sàng xử trí THA trong cộng đồng của Hội THA Hoa Kỳ/ Hội THA Quốc Tế (AHS/ISH) 2014.
  6. Khuyến cáo dựa trên bằng chứng về điều trị THA ở người lớn 2014 của những thành viên được chọn trong Ủy ban Liên Quốc gia (Hoa Kỳ) lần thứ 8 (JNC 8) .
  7. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA của Hội THA Canada (CHEP) 2016,2017, 2018.
  8. Khuyến cáo của Hội Tăng huyết áp Korean 2014.
  9. Khuyến cáo của Hội THA Malaysia 2012.
  10. Khuyến cáo của Hội Tim mạch Đài loan 2010.
  11. Khuyến cáo ACC/AHA về THA có bệnh mạch vành 2015. Hướng dẫn về Phòng chống, Phát hiện, Đánh giá và Xử trí Tăng huyết áp ở người lớn 2017, ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC /NMA / PCNA