Bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền?

Chẳng may vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn bỏ bằng lái xe ô tô ra ngắm và….Trời ơi! giấy phép lái xe đã hết hạn từ bao giờ rồi? Bạn băn khoăn không biết nếu bây giờ điều khiển xe ô tô mà bằng lái xe hết hạn này sẽ ra sao? Trong bài viết này, Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền?

1. Quy định xử phạt hiện nay nếu Bằng lái xe ô tô quá hạn:

  • Theo quy định mới nhất tại mục 4 – điều 21- khoản 4c của nghị định 46/2016/ND-CP thì : Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.
  • Theo quy định mới nhất tại mục 4 – điều 21- khoản 7a của nghị định 46/2016/ND-CP thì : Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm hành vi Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang Điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên.
  • Theo quy định tại điều 30 – khoản 4đ của nghị định 46/2016/ND-CP thì : Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ Điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người Điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).

2. Bằng quá hạn bao lâu mới bị xử phạt :

nếu các bạn đã đọc nội dung thứ nhất mà tôi đã nêu thì chỉ cần bằng lái xe của bạn quá hạn (kể cả là 1 ngày) là đã bị phạt rồi. Có 2 mốc xử phạt đó là :

  • Bằng quá hạn dưới 6 tháng (400.000 đến 600.000)
  • Bằng quá hạn trên 6 tháng (4triệu đến 6 triệu)

3. Tôi phải làm gì khi bằng đã hết hạn :

Khi bằng lái xe của bạn đã hết hạn thì việc bạn cần làm bây giờ sẽ là làm hồ sơ để xin cấp lại bằng lái xe hết hạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem quy định về cấp lại giấy phép lái xe đã hết hạn như thế nào nhé:

  • Nếu giấy phép lái xe ô tô hết hạn dưới 3 tháng :

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT: “Người có giấy phép lái xe còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng được xét đổi giấy phép lái xe”.

Như vậy trong trường hợp này bạn chỉ cần làm thủ tục là được cấp lại mà không phải thi lại.

  • Nếu giấy phép lái xe ô tô hết hạn trên 3 tháng :

Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên sẽ áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015. Nội dung cụ thể như sau :

Dạ thưa Luật sư, con tôi nay 18 tuổi hiện chưa thi bằng lái xe máy. Liệu tôi có thể đưa xe máy cho con tôi điều khiển khi chưa có bằng lái xe máy không ạ? Trường hợp vi phạm thì mức xử phạt sẽ là bao nhiêu ạ? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng đến dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư giao thông và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật về bằng lái xe máy cũng như làm sáng tỏ về Mức phạt không có bằng lái xe máy. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Thông tư 58/2020/TT-BCA

Người lái xe phải mang theo các giấy tờ gì khi điều khiển ô tô xe máy tham gia giao thông?

Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông; người lái xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,… Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:

Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi; sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có  Giấy chứng nhận kiểm định;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.

Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?

Hiện nay, phần lớn người dân không có thói quen mang giấy tờ xe trong đó có bằng lái xe máy ra đường bởi người dân có tâm lý không vi phạm an toàn giao thông thì không bị công an bắt. Do vậy, khi phạm lỗi thì người vi phạm sẽ bị phạt cả lỗi mang mang theo bằng lái xe máy.

Lỗi không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

Lỗi không có bằng xe máy phạt bao nhiêu?

Lỗi không có bằng lái xe máy sẽ bị phạt nặng hơn so với lỗi không mang bằng lái xe máy bởi vì không có bằng lái xe máy có nghĩa là người điều khiển xe máy chưa học hết các quy định của Luật giao thông đường bộ và các ký hiệu biển số… để tham gia kỳ thi sát hạch cả lý thuyết và thực hành, nếu đỗ sẽ được cấp bằng trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.

Ngoài ra lỗi không có bằng lái xe máy sẽ còn là một tình tiết tăng nặng nếu bạn tham gia giao thông gặp tai nạn, dù là bên gây tai nạn hay bên bị tai nạn đều sẽ bị ảnh hưởng bất lợi bởi tình tiết này.

Mức phạt lỗi không có bằng xe máy theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

+ Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 thì bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng

+ Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm3 thì bị phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng

Bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt không có bằng lái xe máy

Lỗi không mang giấy tờ xe máy phạt bao nhiêu?

Giấy tờ xe máy cũng giống như giấy tờ tùy thân, là những loại giấy tờ bắt buộc luôn phải mang theo khi có việc cần đến. Giấy tờ xe máy bao gồm giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy đăng ký xe, bằng lái xe máy.

Đối với lỗi không mang các loại giấy tờ xe theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, cụ thể quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định 

Không có bằng lái có được đứng tên xe máy?

Theo quy định về làm hồ sơ đăng ký xe máy, không có quy định nào về việc đứng tên xe máy phải có bằng lái xe máy. Chỉ cần đủ 18 tuổi, có căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu và kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Như vây, việc không có bằng lái xe máy vẫn hoàn toàn được đứng tên xe máy hoặc bất cứ phương tiện nào