Bao lâu thay dây curoa xe ô to

Dây cu-roa là bộ phận cực kỳ quan trọng trên xe tay ga. Nhưng rất ít người để ý đến nó, hay không biết khi nào phải bảo dưỡng hoặc thay thế.

Dây curoa là gì?

Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga. Với các dòng xe số hay xe mô tô có phân khối lớn thù người ta sẽ dùng dây xích (dây sên). Hoặc bánh răng (nhông trước, nhông sau) để truyền động cho xe.

Để tạo cảm giác êm ái khi lái xe tay ga. Các nhà sản xuất đã áp dựng phương pháp truyền động vô cấp bằng cách sử dụng dây curoa và hai pu-li (pulley) ở trước và sau. Lợi ích của việc này là người dùng chẳng cần sang số, chỉ việc mở khóa và tăng ga là xe đã chạy được. Vì lực được truyền từ máy ra bánh sau làm cho xe hoạt động êm ái trên đường.

Bao lâu thay dây curoa xe ô to
                                         Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga

Vì nó mang tính chất quan trọng như vậy. Nên khi sử dụng xe nếu không “quan tâm” đến nó sẽ dễ gây ra các hiện tượng. Như: hao xăng, mất lực, giật cục và hư pu-li, lâu dần sẽ rất hại cho máy xe.

Cách nhận biết dây curoa bị gãy và thời điểm cần thay

Tương tự như các dòng xe số dây curoa được dùng để thay thế cho xích tải. Nó cũng là bộ phận nhanh xuống cấp vì phải chịu rất nhiều lực truyền động đến. Hơn thế nữa, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tới sự vận hành của xe tay ga.

Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Quãng đường hoạt động hoặc quá trình chăm sóc xe của người sở hữu ra sao. Lực truyền động từ động cơ đến bánh sẽ thông qua lực ma sát chủ động của dây đai. Chính vì thế, điều kiện làm việc của bề mặt curoa rất khắc nghiệt.

Bao lâu thay dây curoa xe ô to
                                    Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng

Xuyên suốt quá trình hoạt động lâu ngày, trong hộp đai sẽ đóng nhiều bụi, khiến dây đai bị mòn nhanh hơn. Nếu để lâu mà không sửa chữa sẽ gây giảm hiệu quả truyền lực. Thêm vào đó, nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động tạo ma sát. Sẽ khiến bề mặt dây curoa chai cứng đi, thậm chí có khả năng làm nứt dây.

Thông thường, người lái nên dùng trực quan của mình để kiểm tra tình trạng của bộ phận này. Các dây curoa sau khi hoạt động được một thời gian. Dùng tay bẻ ngược phần răng vào trong sẽ thấy có nhiều khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này, thì chưa cần thay thế. Vì nó vẫn có thể làm việc ổn định mà không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.

Nhưng khi quan sát thấy bề mặt tiếp xúc của 2 dây đai bị nứt, thì cách khắc phục tốt nhất là phải thay mới. Để đảm bảo hiệu quả truyền động cũng như đem lại sự an toàn cho người lái xe. Nếu chỉ có phần lưng dây đai bị nứt thì cũng phải thay mới. Vì lúc này khả năng chịu lực tải hay lực kéo suy giảm và gây đứt nếu tiếp tục sử dụng.

Các nhà sản xuất đều khuyến cao người dùng nên kiểm tra dây curoa thường xuyên. Sau khi đai truyền động được khoảng 8.000 km và thay mới sau khi làm việc được 20.000 km. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ sẽ duy trì hoạt động của xe tốt hơn.

Theo Cartimes

Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Bao lâu thay dây curoa xe ô to

Bỏ tiền triệu rửa xe máy, thú chơi xa xỉ của dân chơi xe Hà Nội mùa dịch

Nhiều chủ xe tay ga, mô tô tiền tỷ không tiếc bỏ ra tiền triệu để làm vệ sinh sạch sẽ từ trong ra ngoài xế cưng, để rồi lại đem cất gọn một chỗ vì không dùng đến.

Bao lâu thay dây curoa xe ô to

Lịch thay phụ tùng, bảo dưỡng xe của bạn cần có ít nhất những hạng mục sau:

Lọc nhiên liệu

Đây là bộ phận thường ít được các chủ xe quan tâm. Mặc định xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp, thì bộ lọc nhiên liệu phải hoạt động liên tục từ khi bạn nổ máy và bơm nhiên liệu hoạt động, để ngăn chất bẩn làm tắc kim phun. Bộ lọc nhiên liệu có thể nằm ở dưới ca-pô, dưới gầm xe hoặc bên trong bình nhiên liệu. Việc thay thế không quá khó, nhưng cần biết cách giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật để có thể tháo bộ lọc mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu, và các ống dẫn nhiên liệu cũng cần được tháo lắp đúng cách để đảm bảo an toàn. Do đó, lời khuyên chung là bạn nên đem xe ra ngoài hàng cho thợ xử lý.

Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.

Dầu lái trợ lực

Bạn nên định kỳ kiểm tra mức dầu lái trợ lực bằng que thăm dầu. Hãy nhớ chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị và lập tức hỏi ý kiến thợ máy nếu bạn thấy dầu hao quá mau hoặc bạn cảm thấy khó quay vô-lăng.

Khi nào cần thay? Kiểm tra mức dầu lái trợ lực mỗi khi thay dầu máy để xác định thời điểm cần thay.

Pin/Ắc quy

Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Và khi thay ắc quy, hãy làm cho đúng. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Cân nhắc mua loại ắc quy ứng dụng công nghệ tiên tiến, chi phí đầu tư ban đầu có thể thao hơn, nhưng đổi lại là tuổi thọ dài hơn và đảm bảo sự vận hành ổn định hơn cho xe.    

Khi nào cần thay? Thông thường là từ 48 - 60 tháng/lần, hoặc khi cần thiết ngoại lệ.

Lọc gió

Bao lâu thay dây curoa xe ô to

Không khí dùng cho động cơ và các cảm biến khí lưu cần phải sạch, không có tạp chất, bụi bẩn, và đó là lý do cần đến bộ lọc gió. Nếu bộ lọc bị bẩn, tắc sẽ ảnh hưởng đến công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.

Khi nào cần thay? Từ 6-12 tháng hoặc 19.000 km, hoặc các trường hợp cần thiết ngoại lệ.

Dầu hộp số tự động

Ở xe số tự động hoặc bán tự động, dầu hộp số có chức năng và tầm quan trọng ngang dầu máy. Nó chống ma sát và đảm bảo nhiệt độ hoạt động an toàn cho các bộ phận trong hộp số. Chi phí sửa chữa sẽ rất cao nếu bạn không chú ý thay dầu hộp số đúng hạn.

Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.

Bugi

Nếu không có bộ phận này, ô tô không thể nổ máy. Động cơ đốt trong ngày một sạch hơn và những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo bugi giúp chủ xe ít phải bảo dưỡng hơn, nhưng rút cục cũng đến lúc cần thay bugi. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu của xe, tăng lượng khí thải và làm giảm hiệu suất động cơ.

Khi nào cần thay? 48.000 - 160.000 km.

Dây curoa động cơ và dây curoa cam

Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam (timing belt) - ở một số xe có dây xích truyền động trục cam - timing chain) - có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ (valve, piston). Giới thiệu đơn giản như vậy hẳn đã đủ để bạn hiểu tầm quan trọng của các dây curoa này.

Khi nào cần thay? 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 - 145.000 km đối với dây curoa cam.

Dung dịch làm mát

Dung dịch làm mát ở trong bộ tản nhiệt đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ - chất chống đông, chất làm mát và chất chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết, với đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước (thường là 50/50).

Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000 km.

Lốp

Bao lâu thay dây curoa xe ô to

Nhìn kiểu mòn của lốp có thể biết lái xe quá “húng”, áp suất lốp không phù hợp hoặc hệ thống treo có bộ phận bị mòn hỏng. Dù nguyên nhân là gì thì lốp mòn là phải thay. Cách tốt nhất để xác định thời điểm thay lốp là sử dụng dụng cụ đo độ mòn của lốp. Một cách khác mà người Mỹ thường dùng một đồng xu có hình Tổng thống Lincoln, cắm vào rãnh lốp để kiểm tra độ mòn, nếu bạn có thể nhìn ngang thấy toàn bộ đầu tổng thống tức là lốp đã mòn đến mức cần thay.

Khi nào cần thay? Khi lốp mòn, hoặc thông thường 6-10 năm.

Phanh

Không cần nhắc hẳn ai cũng rõ tầm quan trọng của phanh xe, nhưng không phải ai cũng nhớ kiểm tra để thay phanh và dầu phanh đúng lúc.

Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000km (dầu phanh), trước khi má phanh ở mức mòn tối đa.

Lời cuối, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên bao giờ cũng ít tốn kém hơn sửa chữa những hỏng hóc. Quan trọng hơn cả vấn đề tài chính là hãy luôn sở hữu một chiếc xe an toàn về kỹ thuật.

Nhật Minh

Theo Askmen