Bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất tại việt nam

“Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022” do Bộ KH&ĐT vừa công bố cho thấy nhiều thông tin toàn diện về khu vực doanh nghiệp nước ta giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021.

Đến hết năm 2021 cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động

Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020.

Bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất tại việt nam
Tính đến năm 2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động

Trong đó, những địa phương tăng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2021 so với thời điểm 31/12/2020 là: Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang…

Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2021 cao, gồm: TP Hồ Chí Minh có 268.465 doanh nghiệp, chiếm 31,3% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, tăng 5,4% so với năm 2020; Hà Nội có 178.493 doanh nghiệp, chiếm 20,8%, tăng 7,6%; Bình Dương có 37.668 doanh nghiệp, chiếm 4,4%, tăng 8,1%...

Cũng trong năm 2021, cả nước có hơn 116.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.116 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, hơn 54.900 doanh nghiệp ngừng kinh doanh và hơn 16.700 doanh nghiệp giải thể.

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, năm 2021 tăng 18% so với năm 2020 và tăng 90,8% so với giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2021 số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký nhiều gấp 1,28 lần số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bình quân năm 2016 - 2020 là 0,84 lần.

Theo khu vực kinh tế: Dịch vụ có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký cao nhất với 39.223 doanh nghiệp, chiếm 71,4% số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, tăng 17,9% so với năm 2020.

Đồng thời, năm 2021 khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cao gấp 1,26 lần số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 1,32 lần và 1,35 lần.

Khu vực FDI báo lỗ cao hơn khu vực trong nước

Điều đáng lưu ý trong “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022”, là số doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm thường thấp hơn rất nhiều so với con số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.

Ví dụ năm 2020, cả nước có hơn 811.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế nhưng chỉ khoảng 684.200 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh, có tới 127.300 doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nhưng không có kết quả kinh doanh - tức là "doanh nghiệp ma". Thống kê trên cho thấy con số doanh nghiệp ma trong nền kinh tế khá lớn.

Trong số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020, chỉ có khoảng 39,7% làm ăn có lãi, 18,8% doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn, 41,5% kinh doanh thua lỗ.

Cũng theo “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022”, nếu xét theo loại hình doanh nghiệp, năm 2020 cả nước có khoảng 1.960 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong đó 77,6% kinh doanh có lãi, 3,7% kinh doanh hòa vốn, 18,7% kinh doanh thua lỗ.

Số doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân) có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ khoảng 660.000 doanh nghiệp (chiếm 95,5% số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh), trong đó 39,3% kinh doanh có lãi, 19,2% kinh doanh hòa vốn, và 41,5% kinh doanh thua lỗ.

Khu vực doanh nghiệp FDI có 22.242 doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 47,5% doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 9,1% kinh doanh hòa vốn và 43,4% kinh doanh thua lỗ.

Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế Việt Nam cao hơn cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân.

(HNMO) - Tính đến 31-12-2020, cả nước có 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đáng lưu ý, số lượng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có xu hướng giảm.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết và công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do Tổng cục Thống kê tổ chức chiều 11-1.

Bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất tại việt nam

Quang cảnh hội nghị.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng điều tra kinh tế 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 4 loại đơn vị điều tra, bao gồm: Doanh nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Tính đến 31-12-2020, cả nước có 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với số lao động là 14,7 triệu người, tăng 35,3% về số doanh nghiệp và tăng 4,7% về số lao động so với năm 2016. Có 15,3 nghìn hợp tác xã; hơn 5,19 triệu hộ kinh doanh cá thể; 59 nghìn đơn vị sự nghiệp, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ; 46,8 nghìn cơ sở tôn giáo tín ngưỡng. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm, số doanh nghiệp tăng 7,9%.

Cũng tại thời điểm trên, cả nước có 15,3 nghìn hợp tác xã với số lao động là 169,6 nghìn người. Bên cạnh đó, cả nước có gần 5,2 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, với số lao động là 8,5 triệu người.

Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 giảm ở khối doanh nghiệp. Lao động bình quân trong các đơn vị điều tra giảm nhẹ từ 4,5 người năm 2016 xuống 4,3 người năm 2020. Trong đó, doanh nghiệp giảm từ 27,2 người xuống 21,5 người; hợp tác xã giảm từ 15,1 người xuống 11,1 người; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể giảm nhẹ, từ 1,7 người xuống 1,6 người. Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ và tôn giáo, tín ngưỡng lại có biến động tăng so với năm 2016. Trong đó, đơn vị sự nghiệp năm 2020 tăng 11 người so với năm 2016; tổ chức phi chính phủ tăng 5,9 người; đơn vị hiệp hội tăng 0,2 người.

Xét theo khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng đơn vị và lao động. Cụ thể, khu vực dịch vụ có gần 4,9 triệu đơn vị, chiếm 81,8% (năm 2016 là 80,8%); khu vực công nghiệp - xây dựng là 1,1 triệu đơn vị, chiếm 18,0% (năm 2016 là 19,0%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 14,8 nghìn đơn vị, chiếm 0,2% (tương đương với năm 2016).

Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng đơn vị điều tra lớn nhất cả nước với 1,6 triệu đơn vị, chiếm 25,9% tổng số đơn vị điều tra của cả nước. Đứng thứ hai là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 1,3 triệu đơn vị, chiếm 21,9%.

Vùng Đông Nam Bộ có gần 280,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 41,1% tổng số doanh nghiệp; Đồng bằng sông Hồng có 216,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 31,7%. Thấp nhất là Tây Nguyên với 17,9 nghìn doanh nghiệp, chiếm 2,6%.

Trong giai đoạn 2016-2019, số doanh nghiệp và số lao động tăng nhanh qua từng năm nhưng có xu hướng tăng chậm lại trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Xét theo loại hình doanh nghiệp thì khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước có 659,4 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96,5% tổng số doanh nghiệp cả nước, tăng 1,8% so với năm 2019 và tăng 35% so với năm 2016. Tương ứng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 22,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 3,2%, tăng 18,4% và tăng 58,6%; doanh nghiệp Nhà nước có gần 2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 0,3%, giảm 5,5% và giảm 25,1%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng doanh nghiệp ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng doanh nghiệp ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Doanh nghiệp khu vực dịch vụ là 465,6 nghìn doanh nghiệp, chiếm 68,2% tổng số doanh nghiệp, tiếp đến là doanh nghiệp khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 30,9%, trong khi doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 0,9%.

Có bao nhiêu doanh nghiệp tại Việt Nam 2023?

Tính chung 9 tháng năm 2023, cả nước có 116,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.086,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 748,9 nghìn lao động, tăng 3,1% về số doanh nghiệp, giảm 14,6% về vốn đăng ký và giảm 1,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất?

Tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã có gần 860.000 DN đang hoạt động, khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh. Với tổng dân số gần 100 triệu người, ước tính bình quân cứ 116 người dân có 1 DN.

Tập đoàn lớn nhất Việt Nam là ai?

Vingroup của vợ chồng ông Vượng-bà Hương được biết đến là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, với vốn hóa có lúc đạt hơn 400.000 tỷ đồng (khoảng 17 tỷ USD). Hiện, vốn hóa của Vingroup ở mức khoảng hơn 200.000 tỷ đồng (8,5 tỷ USD) và vẫn là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước.

Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp xã hội?

doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã và đang ngày càng khẳng định những đóng góp thiết thực cho kinh tế, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Tại Việt Nam, mô hình DNXH vẫn còn khá mới, với khoảng 300 doanh nghiệp đang hoạt động và hàng ngàn tổ chức, trung tâm có thể phát triển thành DNXH.