Hạch toán chi phí bán hàng theo thông tư 133 năm 2024

Ở bài viết này, Phần mềm kế toán EasyBooks sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin quan trọng về Chi phí quản lý doanh nghiệp thông tư 133 nhằm đơn giản hóa công tác quản lý chi phí phức tạp trong doanh nghiệp.

Hạch toán chi phí bán hàng theo thông tư 133 năm 2024

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một loại chi phí nằm trong chi phí quản lý kinh doanh. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm:

  • Các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…);
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp;
  • Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi;
  • Dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…);
  • Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi 2013).

Trường hợp có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

(Điểm 1.1, 1.2 Khoản 1 Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC)

\>>>>> Tham khảo: Kế Toán Xuất Hàng Tiêu Dùng Nội Bộ

2. Phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp

Hạch toán chi phí bán hàng theo thông tư 133 năm 2024

– Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.

– Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm… vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ,… (giá có thuế hoặc chưa có thuế giá trị gia tăng).

– Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế giá trị gia tăng).

– Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,…

– Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác.

– Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,… (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ.

– Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,…

\>>>>>> Xem thêm: Cách Lập Tờ Khai Thuế GTGT Mẫu 01/GTGT Theo Thông Tư 80

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642

3.1 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp 642

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, khoản phí phát sinh trong quá trình xây dựng & thực hiện các hoạt động quản lý doanh nghiệp được quy định với tên gọi là Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 (hay Tài khoản 642).

Đây được xem như một nhân tố nền tảng cho toàn bộ hệ thống chi phí của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, làm sao để quản lý khoản phí này một cách hiệu quả & tối ưu nhất nhằm hạn chế mọi ảnh hưởng tiêu cực như sai sót, thua lỗ luôn là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào.

3.2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 642

Hạch toán chi phí bán hàng theo thông tư 133 năm 2024

– Tài khoản này chỉ dùng để quản lý chi phí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ & đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

– Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định (cụ thể ở phần ví dụ về chi phí quản lý doanh nghiệp).

\>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Hạch Toán Thu Hộ Chi Hộ

3.3. Kết cấu & nội dung hệ thống tài khoản 642

Bên Nợ:

  • Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ
  • Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)

Bên Có:

  • Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;
  • Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
  • Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

\>>>> Tìm hiểu thêm: Góp Vốn Vào Chi Nhánh Độc Lập

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Thông Tư 133“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

Chi phí bán hàng là gì theo Thông tư 133?

Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên ...nullThông tư 133-2016 - điều 64. tài khoản 642 - chi phí quản lý kinh ...ketoanthue.vn › index.php › thong-tu-133-2016 › 3139-thong-tu-133-201...null

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

2.1. Tài khoản được dùng để hạch toán tiền lương là tài khoản 334 – Phải trả người lao động. Trong tài khoản 334, chúng ta có TK 3341 – Phải trả cho công nhân viên và TK 3348 – Phải trả cho người lao động khác.nullCách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương năm 2024aztax.com.vn › hach-toan-tien-luongnull

Doanh thu khác 5118 là gì?

- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản ...nullHệ thống tài khoản - 511. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch.baocaotaichinh.vn › thong-tu-200null

Tài khoản 511 là gì?

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111). Phản ánh số tiền khách hàng phải trả căn cứ vào hóa đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng; Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.nullCách hạch toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ - TK 511ketoananpha.vn › hach-toan-tai-khoan-511null