Bé bị loét miệng bôi thuốc gì

1. Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi thấy trẻ bị loét miệng, cách chữa loét miệng tốt nhất là bạn nên đưa bé đi khám. Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình của bé mà chọn một phương án thích hợp.

  • Sữa bột ướp lạnh và sữa mẹ có thể là cách chữa loét miệng làm giảm cảm giác đau đớn khi trẻ sơ sinh bị loét miệng.
  • Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên làm gì? Bác sĩ có thể kê cho bé các loại thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em phù hợp
  • Cách trị nhiệt miệng cho bé: Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen cũng là cách trị lở miệng cho bé hay cách chữa loét miệng cho trẻ khá hữu ích.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

2. Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên làm gì? Sử dụng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm để vệ sinh miệng cho bé là một trong những cách chữa loét miệng. Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp vết loét mau lành.

3. Thoa nước cốt nghệ

Thoa nước cốt nghệ đã được giã nát hoặc xay nhuyễn lên vết loét cũng là cách trị nhiệt miệng cho bé rất hiệu quả. Nghệ có chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn nên sẽ giúp vết thương mau lành.

4. Thoa nước cốt lá húng quế hoặc lá rau ngót

Thoa nước cốt lá húng quế hoặc lá rau ngót lên vết loét miệng của bé là một cách chữa loét miệng hiệu quả. Lá húng quế có tính mát với tác dụng giải độc nên có thể làm giảm cảm giác đau đớn và làm dịu các vết nhiệt miệng.

5. Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Dùng dầu dừa

Dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét cũng là cách chữa loét miệng giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành. Chữa nhiệt miệng cho bé bằng cách thoa đều đặn dầu dừa 2 ngày, và bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với cách chữa loét miệng này.

6. Chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh bằng mật ong

Nếu con bạn trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong như một cách chữa loét miệng để chữa nhiệt miệng cho bé. Mật ong có đặc tính chống viêm hiệu quả, có khả năng làm lành vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức lưu ý không cho trẻ uống hay nuốt mật ong nếu trẻ dưới 1 tuổi.

Bạn có thể xem thêm:

Làm thế nào để giảm nguy cơ trẻ bị loét miệng?

Sau khi biết được những cách chữa loét miệng cho bé, cần tìm hiểu những phương pháp làm giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Bạn thực sự không thể làm bất cứ điều gì để ngăn ngừa bé bị loét miệng. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số bước sau để giảm nguy cơ tình trạng này xảy ra và tái xuất hiện:

  • Đảm bảo bé ngủ đủ giấc
  • Duy trì một số thói quen ngủ của bé
  • Đảm bảo rằng bé không bị căng thẳng
  • Cho bé bú đúng giờ
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có tính axit như cherry, dứa, dâu tây và những hoa quả thuộc họ cam quýt.

Bạn có thể xem thêm:

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách chữa loét miệng cho trẻ sơ sinh

Chắc hẳn là bạn đã không còn băn khoăn trẻ em bị loét miệng phải làm sao. Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường không phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một số điều sau khi áp dụng cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em:

  • Các vết loét này sẽ trở nên phổ biến khi bé được 5 tuổi.
  • Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở trẻ từ 1–5 tuổi.
  • Virus herpes thường xuất hiện ở các bé từ 1–3 tuổi.
  • Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bé xuất hiện những vết loét.
  • Loét miệng có là do nhiễm trùng hoặc các bệnh khác.

Bạn có thể xem thêm:

Trên đây là những cách chữa loét miệng cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo cho con em mình. Nếu bạn nghĩ rằng các vết loét của bé đang trở nên tồi tệ hơn, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nhé.

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến dễ xảy ra với các bé nhỏ, đặc biệt khi vào những ngày hè nắng nóng. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và hoạt động hàng ngày, nghiêm trọng hơn là dẫn đến một số bệnh lý về tai mũi họng. Để cải thiện, bố mẹ có thể cho con sử dụng một số loại thuốc trị bệnh nhiệt miệng trẻ em tốt nhất hiện nay.

8 thuốc nhiệt miệng trẻ em hiệu quả, an toàn

Nhiệt miệng ở trẻ em là vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến. Cụ thể theo thống kê có khoảng 40% trẻ em bị nhiệt miệng, trong đó có 20% trường hợp bị tái phát bệnh thường xuyên. Mặc dù nhiệt miệng là một dạng viêm loét tại niêm mạc miệng lành tính, tuy nhiên vẫn có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Song nếu bệnh lý này lại gây ra các vết loét nhỏ ở niêm mạc miệng, kèm theo cảm giác sưng tấy, đau rát và khó chịu.

Các vết loét do nhiệt miệng thường tự thuyên giảm sau khoảng 7 – 10 ngày, hoặc nhiều nhất là kéo dài vài tuần. Mặc dù không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng những vết loét ở niêm mạc miệng lại gây ra không ít phiền toái đối với việc ăn uống và sinh hoạt của các bé. Chính vì vậy, nếu cần thiết ba mẹ có thể cho con sử dụng thuốc nhiệt miệng trẻ em nhằm cải thiện tình trạng sưng, tấy, đau rát và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét tại niêm mạc miệng.

Thông thường những sản phẩm cải thiện nhiệt miệng cho bé đều được sản xuất theo công thức lành tính, đảm bảo độ an toàn hơn so với các loại thuốc dành riêng cho người lớn. Việc kết hợp dùng thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp các vết loét nhanh lành, nhờ đó các bé có thể thoải mái ăn uống và giao tiếp.

Một số loại thuốc nhiệt miệng cho bé thông dụng hiện nay gồm có:

1. PV Kids (siro)

PV Kids là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Phúc Vinh nghiên cứu và sản xuất dưới dạng siro. Công dụng chính sản phẩm mang lại là thanh nhiệt cơ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng, viêm lở loét lưỡi cho trẻ em.

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì
PV Kids là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Phúc Vinh

Các phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm này cho trẻ, bởi PV Kids được bào chế hoàn toàn từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Điển hình phải kể đến là kim ngân hoa, sinh địa, huyền sâm, hoàng liên, bạch thược, cam thảo, tri mẫu, ngọc trúc,…

Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng PV Kids cho trẻ bị nhiệt miệng được khuyến cáo tùy theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi lần bạn dùng 7.5ml và sử dụng 3 lần/ngày. Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút, khi đã loại bỏ thức ăn thừa và làm sạch răng miệng cho các bé.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Mỗi lần các bạn sử dụng 5ml và một ngày đều đặn 3 lần vào khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Chống chỉ định sử dụng với đối tượng bé nhỏ này.

Giá bán tham khảo: Hiện nay, sản phẩm này đang được bán trên thị trường với mức giá trung bình là 55.000 đồng/chai 125ml.

2. Xịt miệng Traful

Xịt miệng Traful là sản phẩm có nguồn gốc xuất từ từ đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Đây là sản phẩm được nghiên cứu tối ưu, phù hợp với mọi lứa tuổi, gồm cả trẻ em. Bởi loại xịt miệng này được tạo ra từ các thành phần an toàn, lành tính, không chứa chất bảo quản, không gây tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm này cho các bé nhà mình.

Sản phẩm Traful có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng, giúp giảm sưng, đau, sát trùng nhẹ vết loét và ngăn ngừa tình trạng nấm, vi khuẩn ở miệng, lưỡi hình thành.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Kiểm tra vùng môi lưỡi bị lở loét, sau đó dùng băng gạc để lau sạch.
  • Mở nắp sản phẩm và xịt một nhát dứt khoát vào vị trí đang bị lở loét.
  • Mỗi ngày các bạn kiên trì thực hiện 3 – 4 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm này hiện đang được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc cửa hàng chuyên bán đồ Nhật với mức giá là 300.000 đồng/hộp 1 chai 20ml.

3. Thuốc nhiệt miệng trẻ em Mouthpaste

Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste do Công ty cổ phần Medipharco Việt Nam sản xuất. Thuốc được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài và có thể dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Thành phần chính có trong sản phẩm là Triamcinolon – một loại corticoid mang tới công dụng kháng viêm và giảm sưng bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì
Thuốc nhiệt miệng trẻ em Mouthpaste

Loại thuốc này có khả năng giảm nhanh các triệu chứng sưng nóng, đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Ngoài tác dụng chữa nhiệt miệng, thuốc còn được dùng để điều trị tình trạng viêm loét môi và sưng đau lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, sản phẩm chống chỉ định dùng cho những trường hợp bị dị ứng với corticoid và nguyên nhân viêm loét niêm mạc miệng là do nhiễm trùng virus, vi khuẩn và nấm.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn rửa sạch tay bằng xà phòng nhằm loại bỏ nấm, vi khuẩn và virus.
  • Cho bé súc miệng sạch trước khi dùng thuốc.
  • Sử dụng tăm bông hoặc đầu ngón tay lấy một ít gel thoa nhẹ nhàng lên vết loét.
  • Giữ như vậy trong vài phút, khi thuốc đã thấm thấu và ổn định trên bề mặt niêm mạc miệng, bạn rửa sạch tay.
  • Lưu ý chỉ sử dụng sản phẩm với lượng nhỏ, mỗi ngày 2 – 3 lần trong vài ngày, tuyệt đối không kéo dài.

Giá bán tham khảo: Loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé này đang được bán trên thị trường với giá khoảng 25.000 đồng đến 35.000 đồng/tuýp 10g.

4. Thuốc bôi Zytee

Các vết loét do nhiệt miệng rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của các virus, nấm men và vi khuẩn thường trú trong khoang miệng. Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm, ba mẹ cũng có thể cho bé dùng thuốc bôi nhằm kháng khuẩn và sát trùng.

Thuốc bôi Zytee có đặc tính kháng khuẩn và giảm đau nhờ công thức chứa Choline carbonat, Salicylic acid và Benzalkonium chloride. Thuốc thường được dùng để điều trị tình trạng viêm miệng, nhiệt miệng, viêm lợi, sưng đau nướu và các tổn thương bên trong khoang miệng. Loại thuốc này đặc biệt có tác dụng giảm đau mạnh, nhanh chóng phát huy tác dụng trong 3 – 4 phút và kéo dài hiệu quả trong 3 – 4 giờ đồng hồ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn rửa sạch tay và cho bé súc miệng để làm sạch thức ăn thừa ở trong khoang miệng.
  • Lấy 1 – 2 giọt gel thuốc bôi lên đầu ngón tay trỏ và thoa nhẹ nhàng lên các vết loét.
  • Sau 3 – 4 giờ bạn bôi lặp lại cho các bé, nhưng lưu ý chỉ sử dụng liên tục tối đa là 3 – 5 ngày. Trong trường hợp các vết loét đau nhiều, chậm lành, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm này hiện đang được bán trên thị trường với mức giá trung bình chỉ khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng/tuýp.

5. Kamistad Gel N – Thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em

Kamistad Gel N là thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ thông dụng hiện nay, với thành phần chính là Lidocaine. Đây là hoạt chất có tác dụng phong bế dây thần kinh, nhờ đó giảm nhanh chóng cảm giác đau rát và khó chịu tại các vết viêm loét.

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì
Kamistad Gel N – Thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em

Bên cạnh đó, trong loại gel bôi nhiệt miệng này còn được bổ sung dịch chiết hoa cúc mang đến tác dụng làm dịu và đẩy nhanh tốc độ làm lành các vết loét. Nếu kiên trì sử dụng, vết loét sẽ nhanh chóng lành lại chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Hơn nữa, loại thuốc này tương đối an toàn, ít tác dụng phụ và có thể dùng mà không cần chỉ định kê toa. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên cho bé dùng trong trường hợp cần thiết, tuyệt đối không lạm dụng quá mức gây kích ứng, bỏng rát niêm mạc miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Cho các bé súc miệng, còn ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vết loét, mỗi ngày thực hiện 3 lần, duy trì trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày.
  • Sau khi sử dụng, chú ý đậy kín nắp tuýp thuốc và rửa sạch tay bằng xà phòng.

Giá bán tham khảo: Dòng thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ này đang được bán trên thị trường với giá khoảng 45.000 đồng đến 55.000 đồng/tuýp 10g.

6. Gel bôi nhiệt miệng Taiso

Taiso là loại gel bôi nhiệt miệng được sản xuất tại Nhật Bản, nhận được nhiều phản hồi tốt về mặt an toàn, cũng như hiệu quả khi sử dụng cho các bé. Sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu lành tính, có sẵn trong tự nhiên, hoàn toàn không chứa chất bảo quản, hay phụ gia.

Loại gel này có khả năng giúp các bé yêu cải thiện các triệu chứng đau rát khó chịu khi bị nhiệt miệng nhanh chóng. Đồng thời hỗ trợ làm lành các vết loét, đặc biệt là phòng ngừa tình trạng viêm lở loét miệng tái phát.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng cách súc miệng với nước muối.
  • Tiếp đó bóp nhẹ tuýp kem để lấy một lượng vừa đủ ra bôi trực tiếp lên phần niêm mạc bị viêm loét.
  • Để đạt được kết quả tốt nhất, mỗi ngày các bạn nên sử dụng 2 – 4 lần.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm này hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 199.000 đồng/hộp 1 tuýp 6g.

7. Trinolone Oral Paste – Kem bôi trị nhiệt miệng ở trẻ

Kem bôi trị nhiệt miệng Trinolone Oral Paste được sản xuất tại xứ sở Chùa Vàng. Thành phần chính trong sản phẩm là Triamcinolone acetonide với tác dụng giúp ngăn ngừa vết loét miệng ở lưỡi lan rộng ra các vùng lành khác. Bên cạnh công dụng cải thiện bệnh nhiệt miệng, sản phẩm này còn mang đến tác dụng cải thiện các cơn đau do tổn thương chân răng, viêm nướu răng,…

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì
Trinolone Oral Paste – Kem bôi trị nhiệt miệng ở trẻ

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn cho bé làm sạch khoang miệng với nước muối ấm.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ ra tăm bông và tiến hành bôi trực tiếp lên vị trí bị viêm loét.
  • Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng là sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Mỗi ngày ba mẹ nên sử dụng cho bé 2 – 3 lần để đạt được tác dụng tốt nhất.
  • Lưu ý sản phẩm này chỉ sử dụng cho các bé trên 2 tuổi.

Giá bán tham khảo: Hiện tại loại kem bôi này đang được bán trên thị trường với mức giá trung bình là 55.000 đồng/tuýp.

8. Chai xịt Smart Fresh

Smart Fresh là một trong những sản phẩm được đánh giá uy tín về mặt công dụng và mức độ an toàn cho trẻ. Thành phần của sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần lành tính, không chứa chất độc hại.

Bên cạnh công dụng giúp đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng cho các bé, sản phẩm này còn hỗ trợ làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa vi khuẩn. Đồng thời giảm đau họng, viêm họng, có khả năng điều trị bệnh tay chân miệng, sởi, hay thủy đậu.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trước khi tiến hành xịt dung dịch, các bạn cần hướng dẫn các bé làm sạch răng miệng bằng nước muối ấm.
  • Sau đó xịt dứt khoát thẳng vào khoang miệng, mỗi ngày 1 lần thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Tuyệt đối không lạm dụng, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Giá bán tham khảo: Chai xịt trị nhiệt miệng được bán với giá 320.000 đồng.

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc nhiệt miệng trẻ em

Để việc điều trị tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em bằng thuốc đạt được hiệu quả tối ưu, ngoài việc tuân thủ theo các chỉ định sử dụng thuốc, quý phụ huynh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

Bé bị loét miệng bôi thuốc gì
Điều trị tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em
  • Kiểm tra bao bì sản phẩm và hạn sử dụng in trên bao bì trước khi cho các bé sử dụng. Tuyệt đối không dùng khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có những dấu hiệu hư hỏng. Đồng thời, các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để được hướng dẫn xử lý.
  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp với mức độ bệnh lý và thể trạng của các bé. Tránh sử dụng phải loại thuốc mà cơ thể trẻ không thể thích ứng.
  • Chú ý bảo quản sản phẩm tại nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đồng thời chú ý cất giữ thuốc ở vị trí cách xa tầm với của trẻ nhỏ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nhiệt miệng cho trẻ em, nếu thấy bé xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, các bạn cũng nên cho bé tạm ngưng sử dụng thuốc.
  • Thận trọng nếu sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau. Nguy cơ rất cao có thể xảy ra tương tác thuốc, vì vậy tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
  • Đưa các bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện những vấn đề bất thường và kịp thời xử lý.
  • Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống cho con. Chú ý bổ sung nhiều hơn cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Song song với đó chăm sóc răng miệng bằng cách hướng dẫn các bé đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Hướng dẫn các bé uống nhiều nước lọc để làm mát cơ thể, đào thải độc tố, từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng xảy ra. Đồng thời giúp cơ thể con yêu được khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi về top 8 thuốc nhiệt miệng trẻ em, cùng với một số lưu ý trong quá trình sử dụng các sản phẩm này hữu ích với độc giả. Qua đó bạn lựa chọn được loại phù hợp để nhanh chóng cải thiện sức khỏe răng miệng của trẻ, giúp các bé tự tin, thoải mái ăn uống và sinh hoạt.