Bệnh viện 198 nằm ở đâu

Bệnh Viện 198 Bộ Công An là bệnh viện tuyến Trung ương đa khoa hạng I đầu ngành Y tế trực thuộc Bộ Công an, một trong những bệnh viện hàng đầu, uy tín khu vực cầu giấy, hà nội.

1. Giới thiệu về Bệnh Viện 198

Bệnh viện 198 được thành lập ngày 28/8/1976 có tiền thân từ hai đơn vị có lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gồm: Bệnh xá 265 và Bệnh viện 367.

Ngày 28/8/1976, Bệnh viện 198 thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 bệnh xá, bệnh viện này.

Hiện nay, Bệnh viện 198 là bệnh viện tuyến Trung ương đa khoa hạng I đầu ngành Y tế trực thuộc Bộ Công an. Quy mô bệnh viện gồm 700 giường với 41 phòng/ khoa, trung tâm, với gần 1000 cán bộ chiến sĩ, công nhân viên.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giỏi và nhiệt huyết cùng hàng chục Tiến sĩ, Thạc sĩ và 6 Phó Giáo sư. Ngoài ra, bệnh viện đầu tư trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất tiên tiến, hàng đầu giúp mang đến chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Sáu - Giám đốc của bệnh viện 198

2. Quy trình khám tại Bệnh viện 198

Bước 1: Người bệnh đến quầy tiếp đón, nhận số thứ tự, cung cấp các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh, giấy hẹn hoặc sổ khám bệnh (nếu có), đóng tiền khám. Nếu là đối tượng có thẻ BHYT, người bệnh xuất trình giấy tờ để làm các thủ tục cần thiết.

Bước 2: Nhân viên quầy tiếp đón sẽ hướng dẫn bạn đến phòng khám bệnh đúng như số phòng đã được chỉ định. Nếu cần thiết sau khi khám tổng quát bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm lâm sàng khác.

Bước 3: Nếu phải làm xét nghiệm lâm sàng bạn sẽ được hướng dẫn đến quầy thanh toán phí và tiến hành làm các xét nghiệm. Chờ lấy kết quả và mang quay lại phòng khám ban đầu. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán ban đầu để kê đơn thuốc, chỉ định nhập viện (nếu có).

Bước 4: Người bệnh cầm kết quả đến quầy thanh toán để đóng tiền và kết thúc quy trình.

3. Các dịch vụ khám và điều trị của Bệnh viện 198

Bệnh viện 198 hoạt động theo mô hình đa khoa, bệnh viện cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh cho quân dân khi có nhu cầu:

  • Bệnh viện tiếp nhận khám chữa tất cả các đối tượng người bệnh, kể cả có bảo hiểm y tế.
  • Điều trị các bệnh chuyên khoa như: Tiêu hóa, Da liễu, Thận khớp, Nội tiết, Truyền nhiễm, Tim mạch…
  • Khám và điều trị các vấn đề Sản phụ khoa như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; khám điều trị bệnh Phụ khoa (viêm âm đạo, sùi mào gà âm hộ…); khám thai; mổ lấy thai, đỡ đẻ; phẫu thuật Nội soi u xơ cổ tử cung…
  • Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh như: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…
  • Điều trị bệnh bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
  • Khám ngoại trú và điều trị nội trú bệnh rối loạn cương dương.
  • Khám và điều trị các bệnh Da liễu như: Mề đay, nám, mụn cóc…
  • Thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ như: Xóa bỏ hình xăm mày, kẻ mi mắt xấu, thu hẹp lỗ chân lông, tạo hình Thẩm mỹ thuộc chuyên ngành…
  • Khám, điều trị các bệnh ung thư như: Phẫu thuật ung thư lưỡi, ung thư sàn chậu…

4. Thời gian làm việc

Bệnh viện 198 làm việc từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần, cụ thể như sau:

  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng: 7h30-11h30.; Chiều: 13h30-16h30.

5. Thông tin liên hệ

Bệnh Viện 198

Địa chỉ: Số 9 đường Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội.

Điện thoại: 04 37682607.

Bệnh viện 19-8 trực thuộc Bộ Công an Việt Nam có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ, công nhân viên công an, đối tượng bảo hiểm và nhân dân, tham gia y tế cộng đồng, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, làm nhiệm vụ quốc tế và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật giao phó.[1][2][3][4][5][6]

Bệnh viện 19-8
Bệnh viện 198 nằm ở đâu
Hoạt động14/9/1961 (60năm, 263ngày)
Quốc gia
Bệnh viện 198 nằm ở đâu
Việt Nam
Phục vụ
Bệnh viện 198 nằm ở đâu
Công an nhân dân Việt Nam
Phân loạiBệnh viện
Chức năngBệnh viện
BộphậncủaBộ Công an Việt Nam
Bộ chỉ huySố 9 Trần Bình - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Các tư lệnh
Giám đốcĐại tá Hoàng Thanh Tuyền
Trang chủhttps://benhvien198.net/

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lãnh đạo hiện nay
  • 3 Tổ chức
    • 3.1 Khối cơ quan
    • 3.2 Khối ngoại
    • 3.3 Khối nội
    • 3.4 Khối Cận lâm sàng
  • 4 Khen thưởng
  • 5 Giám đốc qua các thời kỳ
  • 6 Chú thích

Lịch sửSửa đổi

Ngày 14/09/1961, Thiếu tướng Phạm Kiệt, Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, ký Quyết định thành lập Bệnh xá 265 trực thuộc Cục Hậu cần, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của phòng Quân y. Biên chế ban đầu gồm 72 cán bộ, nhân viên. Tổ chức thành 06 bộ phận: ban Điều trị, ban Dược, ban Xét nghiệm, ban Cấp dưỡng, phòng Khám bệnh, đội Phẫu thuật lưu động. Bệnh xá 265 có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ, công nhân viên cơ quan Bộ Tư lệnh và các đơn vị Công an nhân dân vũ trang trên địa bàn Hà Nội, sẵn sàng cơ động phục vụ chiến đấu.[1]

Ngày 07/11/1967, Bệnh viện 367 được thành lập theo Quyết định số 837 CA/QĐ của Bộ Công an với 50 giường bệnh, trực thuộc Văn phòng Bộ. Tổ chức Bệnh viện 367 gồm: khoa Nội, khoa Ngoại, phòng Khám bệnh (bao gồm cả Xét nghiệm, Dược), tổ Hành chính quản trị, tổ Tổ chức và Y vụ. Bệnh viện 367 có nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên công an, tham gia công tác phòng bệnh trong cơ quan Bộ Công an và nhân dân khu vực Bệnh viện đóng quân, tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ y tế của ngành.[1]

Ngày 28 tháng 8 năm 1976, Bệnh viện 19-8 đã ra đời trên cơ sở hợp nhất hai bệnh xá trong thời chiến đó[2]

Năm 2018, Theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an. Sau khi giải thể 06 Tổng cục thì Bệnh viện 198 được điều chuyển từ trực thuộc Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật về trực thuộc Bộ Công an.

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • Giám đốc: Đại tá, PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền.

Tổ chứcSửa đổi

Khối cơ quanSửa đổi

  • Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Hành chính - Quản trị
  • Phòng Tài chính - Kế toán
  • Phòng Vật tư trang bị y tế
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Đào tạo và chỉ đạo tuyến

Khối ngoạiSửa đổi

  • Khoa Ngoại chấn thương (B1)
  • Khoa Ngoại sản (B2)
  • Khoa Ngoại bụng (B3)
  • Khoa Gây mê hồi sức (B4)
  • Khoa Tai mũi họng (B5)
  • Trung tâm Ung bướu (B6)
  • Khoa Ngoại tiết niệu (B7)
  • Khoa Răng hàm mặt (B8)
  • Khoa Ngoại thần kinh (B9)
  • Khoa Mắt (B10)

Khối nộiSửa đổi

  • Khoa Nội thần kinh (A1)
  • Khoa Nội Tim mạch (A2)
  • Khoa Nội Tiêu hóa (A3)
  • Khoa Lao bệnh phổi (A4)
  • Khoa Truyền nhiễm (A5)
  • Khoa Y học cổ truyền (A6)
  • Khoa Điều trị tích cực và chống độc (A7)
  • Khoa Nội thận khớp (A8)
  • Khoa Cấp cứu (A9)
  • Khoa Nội tiết (A10)
  • Khoa Điều trị cao cấp (A11)
  • Khoa Da liễu (A12)

Khối Cận lâm sàngSửa đổi

  • Khoa Khám bệnh (C1)
  • Trung tâm Huyết học truyền máu (C2)
  • Khoa Hóa sinh (C3)
  • Khoa Vi sinh (C4)
  • Khoa Giải phẫu bệnh (C5)
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh (C6)
  • Khoa Dược (C7)
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (C8)
  • Khoa Vật lý trị liệu (C9)
  • Khoa Tiết chế dung dịch (C10)

Khen thưởngSửa đổi

  • Huân chương Quân công hạng Nhất (2011)[1]
  • Huân chương Quân công hạng Nhất (2006)[1]
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất (1985)[1]

Giám đốc qua các thời kỳSửa đổi

  • 2003-2006, Nguyễn Quang Hùng PGS.TS Đại tá
  • 2006-2008, Phạm Quang Cử, Đại tá, Trung tướng (2015), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật[7]
  • 2008-2020, Trần Minh Đạo, Thiếu tướng
  • 2020-nay, Hoàng Thanh Tuyền, Đại tá.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c d e f “Giới thiệu”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ a b “Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an): 50 năm trưởng thành bền vững”.
  3. ^ “Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập bệnh viện 19-8”.
  4. ^ “Lãnh đạo CATP Hà Nội chúc mừng các đơn vị y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam”.
  5. ^ “PGS.TS. Đại tá Trần Minh Đạo, Giám đốc Bệnh viện 198 - Bộ Công an: Lặng lẽ giữa đời thường”.
  6. ^ “Bệnh viện 19-8: 50 năm trưởng thành và phát triển”.
  7. ^ “Lãnh đạo Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an chúc mừng Ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2”.