Bị phổi trắng là gì

Nguyên nhân nào dẫn đến phổi trắng xóa hậu Covid?

Chủ Nhật ngày 29/05/2022

  • Dấu hiệu nhận biết thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân Covid-19
  • 4 câu hỏi thường gặp về thuốc điều trị Covid-19
  • Cần làm gì để cơ thể mau hồi phục sau Covid - 19

Hậu Covid cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng lạ do ảnh hưởng từ quá trình điều trị. Đặc biệt trong đó phải kể đến tình trạng phổi trắng xóa hậu Covid, khiến nhiều người không khỏi lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Phổi là cơ quan vốn đã rất nhạy cảm trong cơ thể, nhất là khi mắc Covid-19, một loại vi rút nguy hiểm có khả năng biến hóa liên tục lại càng khiến phổi thêm yếu hơn, dẫn đến tình trạng khó thở, thở nặng nề, thậm chí là xơ trắng phổi hậu Covid.

Tìm hiểu về hậu Covid bịphổi trắng

Phổi bị xơ trắng hậu Covid là định nghĩa được dùng cho bệnh xơ phổi hậu Covid, là tình trạng phổi bị thương tổn dẫn đến xơ cứng 1 trong 2 bên, thậm chí cả 2 bên lá phổi. Nếu bệnh hậu Covid phổi trắng duy trì lâu sẽ dẫn đến phổi mất dần khả năng trao đổi oxy với tế bào, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở, thở mệt.

Tác động của vi rút corona đã khiến các tế bào phổi bị tổn thương, gây ra hiện tượng phổi xơ trắng xóa khi chụp X - quang và khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì tình trạng phổi trắng hậu Covid có rất nhiều nguyên nhân, trong đó sự phá hủy của vi rút chính là nguyên nhân chính, ngoài ra vẫn còn một số nguyên nhân khác.

Bị phổi trắng là gì

Hình ảnh phổi trắng xóa hậu Covid

Phổi trắng xóa hậu Covid là do đâu?

Phổi tổn thương do vi rút

Vi rút corona tác động rất nhiều và sâu đến phổi của chúng ta, thậm chí là sau khi khỏi bệnh, những di chứng của Covid để lại trên hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe chung của cơ thể nói chung là rất lớn.

Loại vi rút này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên càng khiến cho mức độ phá hủy tăng thêm nhiều lần, làm phổi tổn thương sâu, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và cung cấp oxy cho các tế bào toàn cơ thể.

Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thời gian dài

Ngày càng có nhiều người hút thuốc lá và khiến những người xung quanh hít phải khói thuốc độc hại này. Những người này đều có nguy cơ cao mắc chứng hậu Covid phổi trắng xóa, xơ phổi cũng như một số bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, lao phổi, tràn dịch màng phổi, thậm chí là ung thư phổi.

Những người hít khói thuốc thời gian dài được chứng minh là chịu tác động tiêu cực lên sức khỏe nhiều hơn cả người trực tiếp hút thuốc nên nguy cơ đối mặt với bệnh về phổi cũng cao không kém, thậm chí còn cao hơn cả người hút. Phổi của những người này thường yếu hơn, dễ bị tác động và phá hủy sâu hơn, thậm chí không thể hồi phục.

Thời tiết thất thường

Một số ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu có thể là nguyên nhân dẫn đến hậu Covid phổi trắng. Khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến hệ hô hấp không thích ứng kịp, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi rút corona, ho khan, ho có đờm lâu ngày, viêm phổi, viêm màng phổi, viêm họng, viêm phế quản,… và nguy hiểm hơn là gây ra chứng xơ phổi trắng sau điều trị Covid.

Nếu tình trạng bệnh lý trên kéo dài lâu ngày gây ra nguy cơ mắc bệnh xơ phổi ngày càng cao hơn. Chính vì vậy, bạn hãy chủ động bảo vệ lá phổi của bản thân mỗi lúc thời tiết giao mùa, trị dứt điểm những bệnh về đường hô hấp, tránh để bệnh kéo dài thành mãn tính.

Bị phổi trắng là gì

Thời tiết thay đổi nhanh khiến hệ hô hấp yếu dần, dễ mắc bệnh

Môi trường ô nhiễm

Công nghiệp ngày càng phát triển và được chú trọng dẫn đến chất lượng không khí, nguồn nước, môi trường sống ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tình trạng khói bụi triền miên trong không khí, các chất hóa học, khí thải không ngừng thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện di chuyển,… khiến cho không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, gián tiếp dẫn đến hiện tượng hậu Covid phổi trắng xóa.

Những chất thải, chất hóa học này làm môi trường ô nhiễm, con người khi hít phải những tạp chất đó lâu ngày làm hệ hô hấp yếu đi, gây ra nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm, trong đó có xơ phổi trắng hậu Covid.

Đặc biệt là những người làm việc trong môi trường đặc thù có chứa chất cực độc như Uranium hay thạch tín sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng về phổi cao hơn nhiều do với những người bình thường, đặc biệt là ung thư phổi.

Phòng chống hậu Covid phổitrắng bằng cách nào?

Xơ phổi, phổi trắng hậu Covid là một trong những di chứng nguy hiểm, có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt tổn thương khác của phổi và cơ thể, nhất là với trẻ em cũng như người lớn tuổi, người có bệnh nền.

Chính vì vậy mà phòng chống phổi trắng là điều rất nên làm. Bạn hãy tuân thủ một số biện pháp phòng tránh di chứngnàyđể bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh nhé:

  • Hạn chế tối đa việc hít khói thuốc lá, cần tránh đi những nơi có người hút thuốc, tránh đi môi trường hút thuốc nhiều, có thể có một góc riêng của mình hoặc lên tiếng đề nghị, nhắc nhở người xung quanh không nên hút thuốc lá nơi công cộng.

  • Cai thuốc lá càng sớm càng tốt để tránh bệnh về hô hấp cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân.

  • Đeo khẩu trang kháng khuẩn, chống bụi khi đi ra ngoài hay khi ở nơi công cộng.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, tránh khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn.

  • Ăn uống đủ chất, tăng thêm rauxanh trong thực đơn ăn uống mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch, làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm.

  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, chế độ tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh tập quá sức khiến bạn mệt mỏi, chán nản trong những lần tập sau.

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng sau khi đi ra ngoài về để tránh tối đa khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút gây bệnh.

  • Thường xuyên đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là cần khám tổng quát hậu Covid để kịp thời phát hiện những di chứng nguy hiểm, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

  • Luôn giữ ấmphổi, đắp chăn lên ngực khi ngủ, tránh nhiễm lạnh.

  • Nên điều trị dứt điểm một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… để tránh để lại di chứng về sau.

Bị phổi trắng là gì

Cai thuốc là biện pháp phòng ngừa phổi trắng hiệu quả

Hậu Covid phổi trắng xóa là hiện tượng thường gặp sau khi bệnh nhân đã, hoặc đang điều trị bệnh. Tuy là một bệnh khá nguy hiểm vì khiến người bệnh có triệu chứng khó thở nhưng có thể hoàn toàn chữa trị được, nhất là khi phát hiện bệnh sớm.

Nếu nhận thấy cơ thể có gì bất thường, mệt mỏi, khó thở, thở mất sức thì bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định chụp X - quang chẩn đoán, chữa trị kịp thời nhé.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • hậu covid
  • di chứng covid

Khỏi Covid-19 xuất viện về nhà, bà Tâm 56 tuổi, ở Châu Đốc, An Giang, vẫn liên tục gặp tình trạng khó thở.

Giữa tháng 11/2021 bà mắc Covid-19 mức độ nặng, điều trị tại TP Châu Đốc, sử dụng thuốc kháng siêu vi, kháng đông, kháng viêm và được hỗ trợ thở HFNC (oxy dòng cao). Xuất viện về nhà, bà thường mệt mỏi và khó thở.

Cuối tháng 12/2021, bà đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn khám, kết quả chụp X-quang cho thấy xơ phổi hậu Covid, tổn thương xơ phổi nặng hai bên. Tình trạng tổn thương dạng mô kẽ rải rác hai phổi, xơ rải rác hai phổi, dãi phế quản rải rác hai phổi. Bà Tâm phải điều trị dài ngày, đến nay chưa khỏi.

Bà Tâm là một trong số người đang gặp các vấn đề di chứng hậu Covid-19. Bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Thanh Lịch (Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại bệnh viện này bị tổn thương xơ phổi. Phần lớn họ thuộc nhóm bệnh nhân nặng bị tổn thương phổi, phải thở oxy dòng cao, thở máy trong giai đoạn cấp tính điều trị Covid-19, số ít bệnh nhân nhẹ gặp di chứng Covid-19 kéo dài.

"Tình trạng xơ phổi của các bệnh nhân hậu Covid-19 ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số người xuất hiện kén khí, trong phổi có túi khí với nhiều kích thước, vỡ ra gây tràn khí màng phổi. Tình trạng xơ hóa làm giảm trao đổi khí cũng dẫn đến bệnh phổi hạn chế ở một số bệnh nhân hậu Covid-19", bác sĩ Lịch chia sẻ.

Bị phổi trắng là gì

Hình ảnh chụp X-quang phổi của bà Tâm với nhiều đốm trắng xóa, cho thấy mức độ xơ phổi nặng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề tổn thương phổi ở mức 20% trong số khoảng gần 4.000 bệnh nhân khám hậu Covid-19. Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh (Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM), nhiều bệnh nhân không có triệu chứng hậu Covid-19 vẫn đến viện khám nên tỷ lệ bệnh nhân phổi bình thường khoảng 80%. Trong các triệu chứng hậu Covid-19 thì khó thở là triệu chứng phổ biến, khoảng 50% bệnh nhân mắc triệu chứng này.

"Tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không triệu chứng hậu Covid-19, không khó thở nhưng phổi vẫn bị xơ hóa nhẹ; ngược lại nhiều bệnh nhân không có tổn thương phổi nhưng vẫn khó thở", bác sĩ Vinh chia sẻ.

Di chứng Covid-19 tác động đến phổi ở nhiều mức độ, như tổn thương xơ phổi mức độ nhẹ. Nặng hơn là phổi xơ nhiều (viêm phổi tổ chức hóa), khi ấy hình chụp X-quang phần trắng nhiều hơn đen, bệnh nhân khó thở liên tục, chỉ số oxy trong máu (SpO2) thấp, phải thở oxy tại nhà. Một số bệnh nhân bị nhiễm vô mô phổi lủng lỗ như lao (do lúc cấp tính mắc Covid-19 nặng quá), xơ xẹp phổi.

Bác sĩ Thanh Lịch cho biết để điều trị di chứng hậu Covid-19, tùy theo mức độ và triệu chứng, các bác sĩ sẽ kiểm tra hô hấp, tâm thần kinh, da niệu... Trong khám hô hấp, bệnh nhân được chụp X-quang phổi, điện tim, đo chức năng hô hấp để biết mức độ trao đổi khí, từ đó bác sĩ đánh giá mức độ nặng nhẹ để điều trị thuốc, tập thở và vật liệu trị liệu.

Bệnh nhân hậu Covid nhẹ có các triệu chứng như hồi hộp nhẹ, rối loạn giấc ngủ, rụng tóc thì thời gian hồi phục 1-2 tháng, còn bệnh nhân bị xơ hóa phổi, có triệu chứng khó thở thì thời gian phải mất 3-6 tháng. Bệnh nhân xơ hóa phổi rất nặng thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, có thể phải tính bằng năm và cần kiên trì điều trị.

Theo bác sĩ Lịch, để giảm di chứng hậu Covid-19, bệnh nhân có triệu chứng khó thở, viêm phổi trong thời gian mắc Covid nên tập thở sớm. Khi tập có các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hỗ trợ, hướng dẫn thì càng tốt, giúp tăng trao đổi khí, hỗ trợ hô hấp và ngăn xơ hóa phổi. Bệnh nhân cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để nâng sức đề kháng, tránh diễn tiến nặng. "Nhóm nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, người có bệnh nền nên dùng thuốc kháng virus sớm, thuốc giảm tỷ lệ chuyển nặng, giảm tỷ lệ viêm phổi và xơ hóa phổi do nCoV", bác sĩ khuyến cáo.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Anh Dũng chia sẻ tại Hội nghị triển khai các hoạt động trọng tâm của ngành y tế năm 2022, chiều 12/1, các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận di chứng hậu Covid không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, mắc bệnh nhẹ. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ tuổi 18-34, không nhập viện, không triệu chứng, vẫn mắc di chứng. Phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân Covid-19 lứa tuổi 17 đến 87, thời gian 14 đến 110 ngày sau nhiễm Covid, ghi nhận 55 nhóm tác động lâu dài với nhiều triệu chứng, hậu quả để lại trên cơ thể. Khoảng 80% bệnh nhân từng nhiễm có ít nhất một triệu chứng kéo dài, thậm chí đến 5 triệu chứng.

Tại TP HCM, đến nay hơn nửa triệu người dân mắc Covid-19, trên 300.000 người đã xuất viện. Ngành y tế thành phố đề ra mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là xác định mô hình của bệnh nhân hậu Covid trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc sức khỏe hậu Covid, nâng năng lực chăm sóc của ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Hai chiến lược chăm sóc hậu Covid được Sở Y tế TP HCM triển khai là tiếp cận và can thiệp sớm. Mục đích nhằm quản lý, chăm sóc, điều trị sớm người mắc di chứng, đảm bảo về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội cho nguời bệnh.

Mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 của thành phố cũng thực hiện theo mô hình tháp 3 tầng. Trong đó, tầng một là cấp y tế cơ sở (tiếp nhận bệnh nhân nhẹ), tầng hai là bệnh viện tuyến quận, huyện (chăm sóc người bệnh mức độ trung bình), tầng ba là bệnh viện chuyên khoa sâu và đa khoa tuyến cuối (tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch). Hai tầng đầu tập trung mục tiêu chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời từ sớm, hạn chế nguy cơ chuyển nặng

Bị phổi trắng là gì

Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân Covid-19 tập thở và vật lý trị liệu trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Nam Sài Gòn. Ảnh: Lê Cầm

Lê Cầm