Biên bản xác minh là gì

Ngày đăng: 23/10/2020

Ngày nay việc giải quyết và xử lí mọi vấn đề, nếu liên quan đến yếu tố hành chính thì rất cần đến giấy trắng mực đen rõ ràng để có thể xác nhận và tạo lập thông tin. Mẫu biên bản xác nhận rất đa dạng, mỗi trường hợp sẽ có những mẫu biên bản xác nhận được sản xuất. Bạn đã hiểu rõ hết nội dung và các loại mẫu biên bản xác nhận, theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé

1. Mẫu biên bản xác nhận là gì?

Đối với nhiều trường hợp mẫu biên bản xác nhận được dùng để xác nhận những thông tin cá nhân, được kê khai nội dung được xác định từ trước. Hiện nay đối với nhiều trường hợp khác nhau mà sẽ có những loại mẫu biên bản xác nhận khác nhau, nhưng chủ yếu đều được dùng để kê khai thông tin và xác nhận thông tin cá nhân. 

Những mẫu biên bản xác nhận hiện sẽ có những nội dung cơ bản cụ thể gần giống các mẫu văn bản hành chính khác. Tùy thuộc vào cơ quan giải quyết và xử lí mà nội dung sẽ được trình bày cụ thể hay quản lí. Nên việc lựa chọn cho mình nội dung mẫu biên bản xác nhận phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

2. Các loại mẫu biên bản xác nhận hiện có

Hiện nay các loại mẫu biên bản xác nhận được ban hành khá nhiều, vì lí do tiện dụng và nhu cầu nhanh chóng hơn sẽ giúp cho người dùng được linh hoạt trong việc xử lí các vấn đề cần được các cấp, cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Có nhiều loại mẫu biên bản xác nhận cho người dùng lựa chọn như biên bản xác nhận thông tin cá nhân (xác minh danh tính), mẫu biên bản xác nhận công tác, mẫu biên bản xác nhận công nợ,...có khá nhiều loại mẫu biên bản cho người dùng chọn. 

3. Những nội dung cơ bản có trong mẫu biên bản xác nhận

Cũng giống như những văn bản hành chính khác, yêu cầu bắt buộc đối với mẫu biên bản xác nhận cũng cần có 3 phần chính tạo lập nên văn bản. Phần mở đầu (quốc hiệu, tên mẫu đơn); phần nội dung (thông tin của người làm đơn, cơ quan chứng thực, nội dung kê khai); phần kết (tổng quan nội dung và cam kết, thời gian thực hiện, kí danh của những bên có liên quan để xác nhận nhận dung yêu cầu thực hiện)

Để có thể hướng dẫn làm rõ về mặt nội dung, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một mẫu biên bản xác nhận cụ thể, tùy thuộc vào độ cần thiết và mức độ quy mô của các mẫu đơn sẽ được đề cập khác nhau. 

3.1. Phần mở đầu

Quốc hiệu là một điều không thể thiếu đối với bất cứ lá đơn hay những loại văn bản hành chính nào, đây là một trong những yếu tố quan trọng yêu cầu mà ai cũng phải hiểu rõ. 

Tiếp đến sẽ là thời gian tạo lập mẫu biên bản xác nhận, cần ghi đúng thời gian tạo lập (địa điểm làm mẫu đơn, ngày/tháng/năm). Trong phần mở đầu này cần nêu cho người xem biết mẫu đơn bạn lập thuộc loại giấy tờ gì, liên quan đến vấn đề gì. 

Ví du: mẫu biên bản xác minh hoặc làm việc, mẫu biên bản xác nhận nợ công, mẫu biên bản xác nhận công tác,...

3.2. Phần nội dung

Ở phần nội dung, những thông tin cần có có thể kể đến như nội dung thông tin của người cung cấp và cả người tạo lập đơn. Những bên cung cấp có thể thêm những nội dung như tên công ty hay tên người tạo lập, sẽ cần phân rõ cơ quan tiếp nhận giấy tờ và người tạo lập mẫu biên bản xác nhận. 

Những thông tin cần có ở hầu như mẫu biên bản xác nhận nào cũng sẽ có như (địa chỉ, điện thoại liên hệ, chức vụ đảm nhiệm, người đại diện). Đây là những thông tin mà hầu hết ở các mẫu biên bản xác nhận đều có, những nội dung trên có thể được bổ sung hay giảm tùy vào yêu cầu của mẫu đơn hướng đến.

Tiếp theo những nội dung kê khai thông tin ở phần nội dung còn có yêu cầu xác nhận của mẫu đơn. Tùy thuộc vào điều kiện tạo lập. Nếu là mẫu biên bản xác nhận nợ công thì sẽ thêm phần số tiền cần trả, có cả chữ và số. Đối với những mẫu biên bản xác nhận nơi làm việc sẽ có người đại diện đứng ra xác nhận quá trình công tác và vị trí, đôi lúc sẽ có thêm phần đánh giá thái độ làm việc và chuyên môn công việc. 

Kết thúc của phần nội dung sẽ là mục ở hầu hết nội dung nào cũng sẽ có là câu “Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản”. Đây là câu kết cho mỗi mẫu biên bản xác nhận sau khi đã kê khai đầy đủ nội dung yêu cầu đối với mẫu biên bản.

3.3. Phần kết

Ở phần kết sẽ là phần kí xác nhận của các bên có liên quan, bên thực hiện tạo lập mẫu đơn, người thực hiện tạo lập mẫu đơn, người đại diện cho cơ quan có thẩm quyền xác định mẫu đơn. Sau khi tạo lập nội dung và kí xác nhận thì phần này là qua trọng, quyết định mọi yêu cầu về giấy tờ chứng thực của bạn được thực hiện.

4. Những lưu ý khi thực hiện tạo mẫu biên bản xác nhận

4.1. Kê khai đúng thông tin

Việc kê khai thông tin cho mẫu biên bản xác nhận thực sự dễ dàng nhưng để tạo lập chính xác, tránh sự rườm rà và mất thời gian xử lí khi vấn đề thông tin cung cấp sai. Do vậy trước khi tạo lập, người tạo cần nắm rõ những thông tin như, địa điểm, họ tên người đại diện, số điện thoại liên lạc. Những nội dung cung cấp cần phải ứng với thực tế, phải là địa chỉ và số điện thoại vẫn tồn tại và sử dụng, cần có sự kiểm tra kĩ lưỡng trước khi thực hiện.

4.2. Tránh mắc lỗi về chính tả

Đối với những văn bản hành chính việc mắc những lỗi chính tả là điều không nên trong mỗi văn bản. Vì nếu sai ở địa chỉ thì một sai sót nhỏ cũng có thể gây nhầm sang tới địa chỉ khác. Hay sai một con số cũng vậy, đối với số tiền sẽ gây thất thoát nghiêm trọng sẽ gây tổn thất to lớn. Vì thế, trước khi hoàn thành mẫu biên bản xác nhận người lập cần kiểm tra kĩ nội dung về thông tin và lỗi chính tả, tránh gây ra những sai sót không đáng có

Trên đây là những thông tin có liên qua đến việc tạo lập mẫu biên bản xác nhận, hi vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về các loại mẫu cũng như chức năng, nội dung của mẫu biên bản xác nhận. Còn rất nhiều mẫu biên bản hay ho khác ở trên trang đang chờ bạn khám phá, tuy cập những bài viết khác để biết thông nhiều thông tin hữu ích nhé!

Trọn bộ thông tin biên bản xác nhận công nợ

Trong tài chính, công nợ cũng là một vấn đề được rất nhiều công ty, doanh nghiệp quan tâm và để ý. Do đó, để tránh bị thiệt hại về lợi nhuận, bộ phận kế toán sẽ phải chuẩn bị biên bản xác nhận công nợ

biên bản xác nhận công nợ

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Mục lục bài viết

  • Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là gì?
  • Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm gì?
  • Mẫu biên bản số 15
  • Hướng dẫn cách ghi
  • Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm

Trong quá trìnhthi hành công vụ, người có thẩm quyền phát hiện có hành vi vi phạm trên lĩnh vực đất đai nhưng không xác định được đối tượng vi phạm hành chính. Sau khi lập biên bản , người lập biên bản đã chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền để ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả đối với trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, khi nhận hồ sơ thì người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu tiến hành xác minh đối tượng vi phạm hành chính. Qua xác minh đến ngày, cơ quan được giao xác minh đã tiến hành lập biên bản xác minh và đã xác định được đối tượng vi phạm hành chính.

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là gì?

– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Xác minh là làm rõ sự vật, sự việc, tình tiết thông qua việc tiến hành các biện pháp trên thực tế để đưa ra những căn cứ xác đáng nhằm mục đích nào đó.

– Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền sử dụng những biện pháp nghiệp vụ của mình để tiến hành làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ việc vi phạm hành chính nhằm phục vụ việc xử phạt khách quan.

– Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính là văn bản ghi chép lại quá trình các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm, trong đó nêu rõ thành phần tham gia, tham dự; các thông tin về tổ chức, cá nhân vi phạm; hành vi vi phạm; tính chất, mức độ của hành vi vi phạm; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;….

Luật Minh Khuê cung cấp đến quý khách hàng Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu biên bản số 15)Ban hành kèm theo Nghị định số: 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm gì?

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được sử dụng để ghi nhận quá trình tiến hành xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền, từ đó là căn cứ để raquyết định xử phạt vi phạm hành chínhkhách quan, đúng người đúng luật.

1./Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu biên bản số 15)Ban hành kèm theo Nghị định số: 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017

Mẫu biên bản số 15

CƠ QUAN(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.../BB-XM

BIÊN BẢN

Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính*

Căn cứ ...(2)

Hôm nay, hồi... giờ... phút, ngày.../.../..., tại(3)...

...

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: ... Chức vụ: ...

Cơ quan: ...

2. Với sự chứng kiến của(4):

a) Họ và tên: ... Nghề nghiệp: ...

Nơi ở hiện nay:...

b) Họ và tên: ... Nghề nghiệp: ...

Nơi ở hiện nay:...

c) Họ và tên: ... Chức vụ: ...

Cơ quan: ...

Tiến hành lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính đối với<ông (bà)/tổ chức>có tên sau đây:

<1. Họ và tên>:... Giới tính: ...

Ngày, tháng, năm sinh:.../.../... ... Quốc tịch: ...

Nghề nghiệp: ...

Nơi ở hiện tại:...

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:...; ngày cấp:.../.../...;
nơi cấp: ... ...

<1. Tên tổ chức vi phạm>:...

Địa chỉ trụ sở chính: ...

Mã số doanh nghiệp: ... ...

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

...

Ngày cấp:.../.../... ... ; nơi cấp:...

Người đại diện theo pháp luật(5): ... Giới tính: ...

Chức danh(6): ...

2. Đã có hành vi vi phạm hành chính(7): ...

...

...

3. Quy định tại(8):...

4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có)(9): ...

5. Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra: ...

6. Tình tiết giảm nhẹ: ...

...

7. Tình tiết tăng nặng: ...

...

8. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:...

...

...

9. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ...

...

...

10. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): ...

...

...

11. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải trưng cầu giám định

(trong trường hợp cần thiết): ...

...

...

12. Những tình tiết xác minh khác:...

...

...

...

...

...

Biên bản lập xong hồi... giờ... phút, ngày.../.../..., gồm... tờ, được lập thành... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(10)...

là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>

Lý do ông (bà)(10)... cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(11):...

...

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

_____________

2./ Hướng dẫn cách sử dụngMẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu biên bản số 15)Ban hành kèm theo Nghị định số: 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017

Hướng dẫn cách ghi

* Mẫu này được sử dụng để xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(1)Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản xác minh.

(2)Ghi các căn cứ của việc lập biên bản xác minh.

(3)Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản xác minh.

(4)Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.

(5)Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6)Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7)Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm.

(8)Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

(9)Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.

(10)Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.

(11)Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác...

(Luật Minh Khuê cung cấp đến quý khách hàng Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu biên bản số 15)Ban hành kèm theo Nghị định số: 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017)

Lưu ý:

Mẫu này được sử dụng để xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính.

“Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:

a) Có hay không có vi phạm hành chính;

b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;

c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;

e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.

Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.”

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm

Tình tiết giảm nhẹ:

a) Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

c) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

d) Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

g) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

h) Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Tình tiết tăng nặng:

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Video liên quan

Chủ đề