Biến mất ở thư viên review

Tuy còn trẻ nhưng nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được rất nhiều đánh giá cao từ cả độc giả lẫn nhà phê bình nghệ thuật. Đây là 7 cuốn truyện của Nguyễn Ngọc Tư hay và bán chạy nhất hiện nay.

1. Khói Trời Lộng Lẫy

Biến mất ở thư viên review
Quá khứ là kỷ niệm ấm áp, còn tương lai là những khát khao. Giữa hai miền thời gian đó, những chuyến rong ruổi, dù ngắn, qua ngóc ngách của làng quê hiện tại, đã giúp nhà văn viết nên những chi tiết hiện thực gây nhói buốt. "Gáy người thì lạnh" giống như những lời trần tình (hay tự vấn) của tác giả, đồng thời cũng là chia sẻ đến những ai mong được kết nối với tự nhiên, thèm được thở "những thứ khí trời bên ngoài cánh cửa".

2. Cánh đồng bất tận

"Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quách giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần. Nhưng ngay từ đầu, chúng tôi đã tự làm quẩn chân mình, vì không thể quay lại những cánh đồng cũ (với người quen cũ).Tôi gặp nhiều đứa trẻ tên Hận, tên Thù mang khuôn mặt rắp tâm của cha tôi, với đôi mắt sâu và chiếc mũi thẳng. Những đứa trẻ nhàu úa, cộc cằn, cắm cẳn, chỉ tiếng chửi thề là tươi rói, nhảy ra xoi xói ở đầu môi..."

3. Gáy người thì lạnh

Biến mất ở thư viên review

Quá khứ là kỷ niệm ấm áp, còn tương lai là những khát khao. Giữa hai miền thời gian đó, những chuyến dong ruổi, dù ngắn, qua ngóc ngách của làng quê hiện tại, đã giúp nhà văn viết nên những chi tiết hiện thực gây nhói buốt. "Gáy người thì lạnh" giống như những lời trần tình (hay tự vấn) của tác giả, đồng thời cũng là chia sẻ đến những ai mong được kết nối với tự nhiên, thèm được thở "những thứ khí trời bên ngoài cánh cửa".

4. Đảo

Biến mất ở thư viên review

Những trang truyện ngắn mới nhất của Nguyễn Ngọc Tư (Biến mất ở Thư Viên, Đảo, Lưu lạc, Tro tàn rực rỡ…) trong cuốn tiểu thuyết - Đảo do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào tháng 03/2014 đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và có những phản hồi đầy suy tư về cái cốt, cái tâm trong từng dòng thơ viết thành văn xuôi để mô tả nội tâm con người đầy biến động, như một hòn đảo nhỏ giữa vùng biển lớn. Hơn một nửa của Đảo là những truyện ngắn dưới 2000 chữ, nội dung xoay quanh chuyện mất mát, tổn thương và những cuộc tìm kiếm niềm vui đơn giản trong cuộc sống: yêu thương, thỏa mãn những mong ước và nhu cầu được tỏa sáng.

Đọc Đảo của Nguyễn Ngọc Tư hay còn được gọi bằng cái tên thân quen - chị Tư, bạn đọc sẽ đau vì nỗi đau của những cuộc sống không lối thoát, sẽ đau vì thấy đó những "số phận" không thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời mà không tìm thấy lối ra. Kết thúc mỗi câu chuyện như những dấu chấm hỏi về số phận đời người sẽ đi về đâu giữa lênh đênh dòng đời, buông cuốn sách rồi mà lòng vẫn còn khắc khoải một nỗi đau không thể thành lời.

- "Là tô đậm nỗi cô đơn của con người bằng nhiều vết mực khác nhau. Là tiếng thét câm của những con người không được nhìn thấy nghe thấy..."-

Đọc và cảm nhận, biết đâu, trong những lời tâm sự đó, có đâu đó nỗi lòng của chúng ta, cũng đang quẩn quanh trong những hòn đảo nhỏ giữa biển khơi rộng lớn mà vẫn chưa tìm thấy đáp số của cuộc đời mình.

5. Yêu người ngóng núi

Biến mất ở thư viên review

32 bài tản văn trong Yêu Người Ngóng Núi là những câu chuyện "rất tình" về Đất, về Người Nam Bộ. Từ những chi tiết nhỏ như...cục kẹo, đến những vấn đề mang tính sống còn của người nông dân đã được đề cập một cách thấu đáo, chân thành và ý nhị. Có cả những chuyện tưởng chừng riêng tư nhưng lại hòa vào dòng thời sự chung như chuyện đi du lịch, nuôi dạy con, và cả chuyện yêu đương...

Tập sách còn hấp dẫn bởi chất trữ tình phóng khoáng Nam bộ, cái duyên dáng tài năng thường thấy ở tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

6. Ngọn đèn không tắt

Biến mất ở thư viên review

Ngọn đèn không tắt là bức tranh sinh động về thanh niên hôm nay trên mọi mặt đời sống; là tập truyện ngắn vừa hấp dẫn vừa thuyết phục. Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng tổ quốc. Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ giản dị, bộc trực ấy chứa bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế.

7. Đong tấm lòng

Biến mất ở thư viên review
Tập tản văn mới của Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm vui buồn, âu lo không chỉ về thân phận người nông dân miền Tây, mà còn về bản sắc văn hóa, lịch sử, cội nguồn một vùng đất.

Nguyễn Ngọc Tư luôn là một cây bút chắc tay khi viết về con người, đời sống sinh hoạt miệt vườn. Chị tận dụng triệt để tâm hồn nhạy cảm vốn có cùng cơ hội được đắm mình trong không gian miền quê để lẩy ra những câu chuyện kể. Cảnh sinh hoạt ấy trong trang viết Nguyễn Ngọc Tư hiện lên vừa yên tĩnh, thanh bình mà cũng vừa dậy sóng, đầy ắp những đổi thay.

Trong bức tranh đồng quê có người già, trẻ nhỏ, có những thanh niên trai tráng, có con xóm nhỏ với rặng hoa dâm bụt, những chiếc ghe vất vả ngược xuôi mùa gió chướng, có mùa lụt nước về hay những câu chuyện ma mị dọc đường gió bụi giang hồ của miền Tây xa thẳm.

Nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ nói về con người miền Tây sống gần với ruộng vườn, sông nước, với thiên nhiên bằng tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, nghĩa khí, hào hiệp. Chị gần gũi với họ đủ để lẩy ra được cả những cái nhìn phản biện về tính cách nông dân. Những đặc tính của thói quen “sống hôm nay chẳng cần biết đến ngày mai”, tính “chịu chơi, xả láng” của người nông dân miệt vườn được chị phác lại với giọng văn tưởng như nhẹ nhàng nhưng ẩn trong đấy là một sự rưng rưng thương cảm. “… Người đàn bà kéo cá dưới ao lên đãi khách cho chồng, rồi bưng tô cơm nguội ăn với muối tiêu” (bài “người nơi biên giới”). Hay câu chuyện người ta bày đặt đổi vợ đổi chồng cho nhau trong “Miền Tây không có gì lạ”, bởi theo chị ở miền Tây, không có chuyện gì là không thể xảy ra.