Biết cách từ chối

Bài nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối

  • Dàn ý Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
  • Văn mẫu Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
  • Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối mẫu 2
  • Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối mẫu 3

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

  • Nghị luận xã hội về sự chia rẽ
  • Nghị luận xã hội về sự nhường nhịn

Dàn ý Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cách nói lời từ chối.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cách nói lời từ chối: không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng.

b. Phân tích

Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí.

Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình.

Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những lời từ chối tích cực làm minh họa cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: từ chối những cuộc ăn chơi đàn đúm, từ chối nghe theo lời người khác xúi làm chuyện xấu, từ chối việc ôm đồm công việc cho người khác…

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao. Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: cách nói lời từ chối; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Văn mẫu Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối

Mỗi người hãy sống và chịu trách nhiệm với lời nói và cuộc sống của chính mình. Xã hội có nhiều cám dỗ, chính vì thế chúng ta cần phải có cách nói lời từ chối đúng lúc, đúng chỗ. Không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng. Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí. Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao. Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống và tạo ra nhiều giá trị có ích cũng như tránh xa những điều phù phiếm để hạn chế lãng phí thời gian.

Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối mẫu 2

Đôi khi trong cuộc sống, con người không thể nhận hết tất cả những công việc về bản thân mình. Chính vì thế, chúng ta phải biết cách nói lời từ chối. Nói lời từ chối tức là ta không nhận thêm công việc về mình, không làm những điều mà mình không thích. Việc nói lời từ chối đôi khi không phải dễ dàng vì thông thường, con người chúng ta thường hay có tính cả nể, thường ngại khi không giúp hoặc không làm theo lời người khác sẽ làm người khác cảm thấy phiền lòng. Nhưng cũng chẳng thể phủ nhận rằng, con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình. Ở một công ty, khi đồng nghiệp nhờ mình làm hộ một công việc gì đó ta có thể làm một, hai lần nhưng không thể ngày nào cũng giúp, cũng làm thay người ta phần việc của họ. Như vậy sẽ gây ra cho họ tính ỷ lại, đồng thời cũng làm giảm hậu quả công việc của ta. Hay một trường hợp khác, đó là bạn bè rủ đi chơi. Nếu là một người gia đình khá giả, ta có thể đi chơi, ăn uống xa hoa các chỗ cùng bạn bè. Nhưng nếu ta là con một gia đình nghèo khó, ta không thể cứ ăn chơi mặc cho cha mẹ gồng gánh đi làm nuôi con. Có những lúc, học cách từ chối là cách tốt nhất cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Chính vì thế, cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.

Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối mẫu 3

Trong cuộc sống, chắc hẳn đã có những lúc mỗi cá nhân cảm thấy bối rối, khó xử, thậm chí là áy náy khi phải nói lời từ chối một ai đó. Thật vậy, nói lời từ chối đúng nơi, đúng lúc và làm vừa lòng người bị từ chối chính là một nghệ thuật ứng xử mà chúng ta cần học được trong cuộc sống. Trên thực tế, chúng ta cần nói lời từ chối khi chúng ta không thể đáp ứng được yêu cầu hoặc nguyện vọng của đối phương; hoặc đối phương đang mời chúng ta một cái gì đó mà nó không thực sự hợp lý với chúng ta. Lúc đó, việc nói lời từ chối là 1 việc làm chính đáng cho bản thân mỗi người, là một nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp. Đầu tiên, để nói lời từ chối, ta cần phải nói lời làm đối phương cảm thấy vui vẻ trước. Ví dụ, bạn có lời mời đến một buổi hẹn nhưng bạn muốn từ chối. Thay vì nói lời từ chối ngay lập tức thì ta nên nói như là: "Ồ tuyệt thật, nó thật sự là 1 cơ hội đáng giá". Việc nói lời hay này phải làm cho đối phương cảm thấy được sự chân thành và một chút tiếc nuối vì bạn không thể tham dự cùng họ. Thứ hai, việc nói lời từ chối nên kèm theo một lý do chính đáng, có thể chấp nhận được nào đó. Trong trường hợp xấu nhất, nếu mà bạn không tìm ra được lý do nào để mà từ chối thì hãy thật sự nói với họ là bạn cảm thấy bạn không thích cái đó. Nếu như họ là người thực sự quan tâm đến bạn thì họ sẽ cảm thông; còn nếu họ không cảm thông cho bạn thì chẳng phải là bạn phát hiện ra 1 người bạn tồi hay sao? Thứ ba, việc nói lời từ chối cần có sự kiên quyết trong đó, vừa cương vừa nhu. Cái này cần áp dụng khi người ta mời bạn 1 việc làm xấu như hút thuốc chẳng hạn. Việc kiên quyết nói không với điếu thuốc cũng như lấy lí do thoái thác liên tục sẽ là lời từ chối thành công. Tóm lại, việc nói lời từ chối là việc làm cần thiết để tránh sa đà bản thân theo những việc mà mình thực sự không muốn.

----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối, mong rằng qua bài này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đừng nên khó xử khi ai đó nhờ bạn một điều gì. Bạn chưa thật sự muốn giúp đỡ, hay bạn không muốn thực hiện nó. Bạn sẽ làm gì trước tình huống đó? Hãy tham khảo 7 chiến thuật nói không dưới đây để tìm cho mình cách từ chối mà không gây mất lòng với người khác.

7 chiến thuật nói “không”, dưới đây là câu trả lời vừa nhẹ nhàng nhưng cũng kiên quyết để cho đối phương biết rằng bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Càng có thể nói “không” với những việc của người khác mà bạn không muốn làm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để dành cho bản thân, gặp những người bạn muốn gặp, đi những nơi bạn muốn đến, hoặc thỏa mãn những đam mê riêng của mình.

Vì sao bạn không thể nói “không”?

Có rất nhiều lý do khiến cho sự từ chối đối với bạn là cực kỳ khó khăn, chẳng hạn như:

  • Bạn lo lắng sẽ khiến người khác bị tổn thương.
  • Bạn lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội ghi điểm trong mắt đối phương.
  • Bạn sợ người kia sẽ giận, hoặc không thích bạn nữa.
  • Bạn không thể nói “không” vì bạn cảm thấy tội lỗi nếu không nói “có”.
  • Bạn không thể từ chối vì người kia năn nỉ rất thành tâm.
Vì sao bạn không thể nói không?

Vì sao bạn phải tập nói “không”?

Bạn không muốn ôm vào mình những trách nhiệm không phải của mình, vì bạn cần có thời gian cho bản thân, để thực hiện những việc mà bản thân mình thật sự mong muốn.

Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ, bởi mỗi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.

Bạn không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó.

Nói “không” giúp tạo ra được giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Cho mọi người hiểu rằng bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

Những lời nói “không” hiệu quả:

1. Quá nhiều việc phải làm:

Hãy cho người kia biết rằng bạn đang rất bận rộn, có nhiều thứ phải lo nên bạn không thể nhận thêm một trách nhiệm nào nữa.
Mình không thể giúp bạn xách đồ ra Đà Nẵng được vì mình có rất nhiều thứ phải mang về cho gia đình.

2. Giới thiệu sang một người khác:

Làm cho lời từ chối nhẹ nhàng hơn bằng cách giới thiệu cho đối phương một người khác có thể giúp đỡ họ: "mình không thể giúp bạn mang món đồ này được nhưng có lẽ anh C được đó."

3. Trì hoãn câu trả lời:

Hãy nói rằng bạn sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu đó. Đây là một cách hay nếu như bạn là người không thể từ chối một ai: "không biết hành lý cháu mua có đủ không nữa, để cháu xem lại rồi báo cho cô nha."

4. Trì hoãn lời yêu cầu:

Cho người kia biết rằng bạn cũng rất muốn nhận lời nhưng không phải là bây giờ: "tiếc quá mình không thể đi Phan Thiết với bạn vào ngày mai nhưng chắc tháng sau sẽ được."

5. Đơn giản, hãy nói “không”:

Bạn không cần bất cứ lý do biện hộ nào cả, chỉ cần nói thẳng ra rằng bạn không thể làm được là xong.: “Xin lỗi nha, em không giúp chị được!”

Cách từ chối người khác mà không gây mất lòng

6. Từ chối với sự thành tâm:

Biểu hiện cho đối phương thấy được sự cảm kích cũng như sự tiếc nuối khi không thực hiện được yêu cầu của họ: "thật sự cảm ơn bạn vì đã mời mình đến buổi tiệc nhưng mà tiếc quá, hôm đấy mình kẹt cứng lịch rồi"

7. Đưa ra giới hạn thời gian:

Nếu không thể hoàn toàn từ chối, hãy đưa ra giới hạn thời gian mà bạn có thể xem xét được: "Ok, mình sẽ giúp cho bạn nhưng mình chỉ rảnh 3 tiếng buổi chiều thứ 6 này thôi nhé!"

Cố gắng trở thành một con người hào hiệp, dễ mến là một việc tốt, tuy nhiên để làm hài lòng tất cả mọi người, chấp nhận tất cả mọi yêu cầu người khác đưa ra khiến cho bản thân mình mang thêm gánh nặng trách nhiệm hoặc đặt lợi ích của họ lên trên cả những ưu tiên của bản thân thì hoàn toàn là một chuyện không nên. Còn bạn, bạn có cách nào để từ chối khéo léo mà không gây mất lòng hay không?

Video liên quan

Chủ đề