Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?

Hệ tim mạch (hệ tuần hoàn) là một trong những bộ máy quan trọng hàng đầu của cơ thể để đảm bảo và duy trì sự sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cấu tạo của hệ cơ quan này, cách chúng hoạt động, các bệnh lý tim mạch thường gặp cũng như các biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ các thắc mắc trên.

Hệ tim mạch được cấu tạo như thế nào?

Hệ tim mạch (tuần hoàn) trong cơ thể được cấu tạo từ hai bộ phận chính là tim và hệ thống mạch máu:

Cấu tạo của tim

Trong cơ thể, tim nằm ở vị trí giữa lồng ngực, trên cơ hoành, phía sau xương ức, giữa hai lá phổi và hơi lệch về bên trái.

Tim là bộ phận trung tâm và quan trọng của hệ tuần hoàn. Nó được ví như một máy bơm hoạt động liên tục để đưa máu đến mọi mô, cơ quan trong cơ thể.

Trái tim có thể hoạt động như vậy là nhờ cấu tạo đặc biệt của nó. Tim là một khối cơ rỗng, được tạo thành từ một loại cơ đặc biệt gọi là cơ tim và được chia thành 4 buồng tim: hai tâm thất và hai tâm nhĩ.

Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?
Cấu tạo của tim

Hai tâm thất nằm ở phần dưới cùng của tim, gồm tâm thất trái tâm thất phải được ngăn cách với nhau bởi vách liên thất. Cả hai tâm thất đều có nhiệm vụ co bóp đẩy máu từ tim vào các động mạch.

Ngược lại, hai tâm nhĩ trái tâm nhĩ phải nằm ở phần trên của tim và đảm nhiệm chức năng nhận máu từ tĩnh mạch đổ về rồi đưa máu xuống tâm thất. Giữa hai tâm nhĩ cũng được ngăn cách với nhau bởi vách nhĩ thất.

Để đảm bảo máu trong tim chỉ đi theo một chiều, tránh rối loạn vòng tuần hoàn, tim có hệ thống van tim giúp xác định hướng đi của máu trong tim. Trái tim mỗi người đều có 4 van tim:

  • Van nhĩ – thất: Nằm ở giữa tâm nhĩ và tâm thất, bên phải có van ba lá, bên trái có van hai lá. Chúng giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
  • Van bán nguyệt: Giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van động mạch chủ, giữa tâm thất phải và động mạch phổi có van động mạch phổi. Các van này giữ cho máu chảy một chiều từ tim vào động mạch.

Bên cạnh đó, tim còn có hệ thống sợi đặc biệt đóng vai trò chủ yếu trong sự co bóp nhịp nhàng và tự động của tim, gọi là hệ dẫn truyền tim. Hệ thống này bao gồm các mô nút như: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His.

Hệ dẫn truyền tim có khả năng tạo nhịp, phát ra xung động và dẫn truyền các xung động này đến khắp các vị trí của tim làm tim đập chậm theo tần số: co rồi giãn, đó là một lần đập, rồi lại co giãn, như vậy mãi mãi.

Hệ thống mạch máu

Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?
Mạch máu trong cơ thể gồm ba loại: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

Máu sau khi ra khỏi tim có thể đến được mọi vị trí trong cơ thể rồi trở về tim là nhờ vai trò to lớn của hệ thống mạch máu dày đặc của hệ tuần hoàn. Hệ mạch có thể chia làm ba loại mạch chính là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

Động mạch:

Động mạch là những mạch máu làm nhiệm vụ dẫn máu từ tim đến mao mạch ở tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Động mạch có thành mạch dày cùng với khả năng co thắt và đàn hồi giúp máu có thể chảy liên tục trong lòng mạch và điều hòa lượng máu đến các cơ quan. Để duy trì dòng chảy trong động mạch đòi hỏi có một áp lực nhất định gọi là huyết áp, bao gồm huyết áp tối đa (khi tim co bóp) và huyết áp tối thiểu (khi tim giãn).

Tĩnh mạch:

Là những mạch máu dẫn máu từ các cơ quan, tổ chức trong cơ thể về tim.

Tĩnh mạch không có thành dày như động mạch, nhưng các tĩnh mạch ở phía dưới cơ thể lại có các van tĩnh mạch giúp máu về tim không bị chảy ngược trở lại theo tác động của trọng lực.

Mao mạch:

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ kết nối động mạch với tĩnh mạch

Vai trò của hệ tim mạch

Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?
Hệ tuần hoàn giúp đảm bảo và duy trì sự sống của cơ thể

Trong cơ thể, hệ tim mạch đảm nhiệm ba chức năng chính sau đây:

  • Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và các hormone đến các tế bào trong khắp cơ thể và loại bỏ các chất thải của quá trình trao đổi chất.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân lạ nhờ các tế bào bạch cầu, kháng thể, bổ thể lưu thông trong máu, tránh mất máu nhờ tiểu cầu.
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể, ổn định pH và duy trì cân bằng nội môi.

Đây đều là những nhiệm vụ quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự sống của cơ thể. Nếu tim và mạch máu bị suy yếu, các chức năng này có thể bị ngưng trệ, dẫn đến rối loạn hoạt động nhiều cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí không thể tiếp tục nếu hệ tuần hoàn ngừng hoạt động.

Tim và mạch máu hoạt động như thế nào?

Hệ tim mạch là một trong những cơ quan hoạt động bền bỉ nhất trong cơ thể từ khi bạn sinh ra đến khi mất đi. Nó hoạt động liên tục ngay cả khi ta đang ngủ hay đang nghỉ ngơi để thực hiện các chức năng cơ bản của mình.

Hoạt động của tim cùng với mạng lưới động mạch, tĩnh mạch, mao mạch sẽ giúp máu di chuyển liên tục trong một hệ thống tuần hoàn kép bao gồm hai vòng tuần hoàn riêng biệt: Vòng tuần hoàn cơ thể (vòng tuần hoàn lớn) và vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ).

Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?
Máu chảy trong cơ thể theo hai vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn cơ thể và vòng tuần hoàn phổi

Trong vòng tuần hoàn phổi, tim sẽ co bóp đẩy máu nghèo oxy từ tâm thất phải vào động mạch phổi. Động mạch phổi sẽ chia làm hai nhánh dẫn máu đến hai lá phổi tương ứng.

Tại phổi, máu chảy trong hệ thống mao mạch phổi với tốc độ chậm để trao đổi khí với các phế nang trong phổi. Máu lấy oxy từ các phế nang và ngược lại, khí CO2 từ máu sẽ đi vào phế nang rồi được thải ra ngoài khi bạn thở ra.

Kết thúc quá trình, máu mới giàu oxy theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái của tim.

Trong vòng tuần hoàn cơ thể, máu giàu oxy trở về từ vòng tuần hoàn phổi được đẩy xuống tâm thất trái rồi được bơm vào động mạch chủ để đến mọi mô, cơ quan trong cơ thể.

Máu sẽ chảy từ động mạch chủ đến các tiểu động mạch nhỏ hơn và sau đó đến các mao mạch. Khi ở trong mao mạch, máu trao đổi oxy và dinh dưỡng cho các tế bào đồng thời lấy đi chất thải dư thừa từ các tế bào đó.

Sau khi quá trình trao đổi hoàn thành, máu sẽ đi vào các tiểu tĩnh mạch, rồi đến các tĩnh mạch lớn hơn và cuối cùng trở về tim qua tĩnh mạch chủ trên (đối với máu từ đầu và cánh tay) và tĩnh mạch chủ dưới (đối với máu từ phần dưới cơ thể).

Máu trở về tim sẽ tiếp tục quay lại vòng tuần hoàn phổi để lấy oxy và thải CO2, từ đó tạo thành một hệ thống tuần hoàn hoàn toàn khép kín.

Như vậy, có thể thấy rằng, tim là động lực chính của hệ tuần hoàn. Tim co bóp nhịp nhàng theo chu kỳ giúp hút và đẩy máu vào động mạch. Theo đó, hệ thống mạch máu sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ dẫn truyền máu đi khắp cơ thể.

Tùy theo nhu cầu của cơ thể mà tim sẽ hoạt động với cường độ phù hợp nhất. Ví dụ nếu bạn đang ở trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập khoảng 60 – 100 lần/phút. Nếu bạn hoạt động thể thao, bị sốt, căng thẳng, hồi hộp… hay sử dụng một số loại thuốc có thể khiến tim đập nhanh hơn bình thường (hơn 100 nhịp/phút).

Các bệnh lý về tim mạch thường gặp

Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?
Bệnh lý tim mạch đang ngày càng phổ biến và gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến, cướp đi sinh mạng của 610.000 người bệnh mỗi năm.

Các vấn đề về tim và mạch máu được chia làm hai nhóm chính là: Bệnh bẩm sinh (các vấn đề xuất hiện ngay sau khi sinh) và bệnh mắc phải (các vấn đề tim mạch xuất hiện trong quá trình trưởng thành).

Dưới đây là một số bệnh lý tim mạch thường gặp:

  • Dị tật tim bẩm sinh: Những bất thường trong cấu trúc của tim có thể xảy ra khi thai nhi đang phát triển và biểu hiện ngay từ khi trẻ được sinh ra. Khoảng 8 trong số 1000 trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Rối loạn nhịp tim: Xảy ra khi hệ dẫn truyền tim bị tổn thương, biểu hiện bằng việc tim đập không đều, quá nhanh hay quá chậm.
  • Bệnh cơ tim: Là bệnh lý xảy ra khi cấu trúc và chức năng của cơ tim bị biến đổi, làm giảm khả năng bơm máu của tim. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim.
  • Bệnh động mạch vành: Động mạch vành là mạng lưới mạch máu nuôi tim. Sự tích tụ các mảng xơ vữa trong thành động mạch vành sẽ làm giảm lưu lượng máu đến tim và thậm chí có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn nếu có cục máu đông. Hậu quả là gây ra những cơn đau thắt ngực và đau tim.
  • Bệnh van tim: Bệnh xảy ra khi một hay nhiều van tim bị hẹp, hở hoặc đóng mở không đúng cách, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim gây mệt mỏi, khó thở, đau ngực, thậm chí suy tim.
  • Đột quỵ: Xuất hiện khi nguồn cung cấp máu cho não bị cắt hoặc khi mạch máu não bị vỡ và tràn vào một vùng của não, gây tổn thương tế bào não. Đột quỵ thường gây nguy cơ tử vong rất cao.

Các bệnh lý về tim mạch không chỉ ảnh hưởng tới người cao tuổi mà có thể xuất hiện ở cả trẻ em, thanh thiếu niên và có thể gây nguy cơ tử vong cao.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tim mạch?

Bộ phận nào của tim nhận máu từ cơ thể theo tĩnh mạch trở về?
Duy trì sức khỏe tim mạch từ những thói quen tốt

Bệnh tim mạch có thể được cải thiện, thậm chí là ngăn ngừa khi bạn duy trì thực hiện tốt một số biện pháp dưới đây:

☛ Duy trì cân nặng phù hợp: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch. Thực tế cũng cho thấy, những người bệnh tim mạch nếu duy trì cân nặng phù hợp sẽ tốt hơn cho quá trình hồi phục cơ thể sau khi mắc bệnh.

☛ Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên ăn các loại rau, củ quả tươi, lương thực phụ (ngô, khoai, sắn), sữa, tôm, cua, cá, đậu, đỗ, cần tây… và hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật.

☛ Tập luyện thể dục thích hợp và đều đặn: Tập luyện các môn thể thao phù hợp với sức khỏe từ 3 – 5 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ giúp phòng chống béo phì, tăng khả năng điều tiết của hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển bệnh tim mạch.

☛ Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, giữ tinh thần vui vẻ, tránh xúc động mạnh, tránh bị stress kéo dài.

☛ Từ bỏ thói quen có hại: Hút thuốc lá, uống rượu, bia…

☛ Điều trị các bệnh có liên quan với bệnh tim mạch: như đái tháo đường, mỡ máu, cao huyết áp,… để phòng ngừa biến chứng tim mạch nguy hiểm do các bệnh lý này gây ra.

☛ Tích cực điều trị bằng thuốc: Người bệnh tim mạch phải kiên trì sử dụng thuốc đúng cách, lâu dài, không tự ý điều chỉnh liều lượng hay thay đổi loại thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ và phải chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc.

☛ Theo dõi huyết áp thường xuyên: Huyết áp là một trong các dấu hiệu quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch. Theo dõi huyết áp giúp bạn phát hiện sớm các bất thường trong hệ tim mạch để có biện pháp điều trị kịp thời.

☛ Khám bệnh định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng để đánh giá nguy cơ tim mạch và tiến triển bệnh của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chương trình điều trị phù hợp nhất với tình trạng người bệnh.

Tim và mạch máu có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe tuần hoàn, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch nguy hiểm cũng cần được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào cho thấy hệ tim mạch của mình đang bị tổn thương, bạn nên đến gặp bác sĩ để phát hiện bệnh sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://kidshealth.org/en/teens/heart.html
  • https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/heart-and-blood-vessels/about-the-heart/understanding-how-your-heart-functions
  • https://www.rchsd.org/health-articles/heart-and-circulatory-system/