Bộ phận nào sau đây không có trong số độ khối của một máy quang phổ lăng kính

Đáp án B


Các bạn nhớ lại công dụng của các bộ phận này giúp ta hiểu nhớ sâu sắc hơn:


Máy quang phổ có ba bộ phận chính:


- Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm sáng song song.


- Hệ tán sắc có tác dụng phân tích chùm tia song song thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.



- Buồng ảnh dùng để quan sát hay chụp ảnh quang phổ.

31/03/2022 487

B. Lăng kính. 

Đáp án chính xác

Phương pháp: Sử dụng lý thuyết máy quang phổ lăng kính Cách giải: Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng là lăng kínhChọn B.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đơn vị mức cường độ âm là

Xem đáp án » 31/03/2022 57

Một sóng hình sin có tần số f truyền trong một môi trường với tốc độ v thì có bước sóng là

Xem đáp án » 31/03/2022 40

Đặt điện áp u=U0cosωt+π4 (U0 không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị sự phụ thuộc của giá trị hiệu dụng I của cường độ dòng điện trong mạch theo tần số góc ω. Gọi i1, i2, i3 và i4 là cường độ dòng điện tức thời tương ứng khi ω có giá trị lần lượt là ω1, ω2, ω3 và ω4. Hệ thức nào sau đây đúng? 

Bộ phận nào sau đây không có trong số độ khối của một máy quang phổ lăng kính

Xem đáp án » 31/03/2022 22

Tần số dao động riêng của con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m là

Xem đáp án » 31/03/2022 17

Cho đoạn mạch AB như hình vẽ, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Đặt vào A, B điện áp xoay chiều u=U0cosωt thì giá trị điện áp cực đại hai đầu đoạn mạch Y cũng là U0  và các điện áp tức thời uAN lệch pha π2 so với uMB. Biết 4LCω2=3. Hệ số công suất của đoạn mạch Y lúc đó là

Xem đáp án » 31/03/2022 16

Trong đoạn mạch xoay chiều, chỉ số của Ampe kế cho biết giá trị nào của dòng điện? 

Xem đáp án » 31/03/2022 15

Thiết bị nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng? 

Xem đáp án » 31/03/2022 15

Một người quan sát một sóng hình sin thấy 6 gợn sóng truyền qua một điểm trong 5 s và khoảng cách giữa hai gợn liên tiếp là 8 cm. Tốc độ truyền của sóng này là 

Xem đáp án » 31/03/2022 15

Trong các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục, chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng nào?

Xem đáp án » 31/03/2022 14

Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc, tại vị trí có vân tối trên màn thì hai sóng ánh sáng truyền đến phải

Xem đáp án » 31/03/2022 14

Tần số dao động của một con lắc đơn được tính bằng công thức nào sau đây?

Xem đáp án » 31/03/2022 12

Hai hạt tích điện nhỏ giống nhau đặt cách nhau 6 cm trong điện môi lỏng có hằng số điện môi ε=81 thì lực đẩy giữa chúng là 2 μN. Biết k=9.109 Nm2/C2. Độ lớn điện tích của từng hạt là

Xem đáp án » 31/03/2022 12

Khi nhìn qua một thấu kính hội tụ thấy ảnh ảo của một dòng chữ thì ảnh đó 

Xem đáp án » 31/03/2022 12

Một chất điểm dao động với phương trình x=10cos(2πt+π) cm (t tính bằng s). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm là 

Xem đáp án » 31/03/2022 12

Trong điện xoay chiều, đại lượng nào sau đây không có giá trị hiệu dụng? 

Xem đáp án » 31/03/2022 12

Câu hỏi: Cấu tạo của buồng tối trong máy quang phổ lăng kính gồm các bộ phận chính:

A.Một thấu kính hội tụvà một khe hẹp tại tiêu điểm chính.

B.Một (hoặc hai, ba) lăng kính làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng.

C.Một thấu kính hội tụ và một tấm phim đặt ở tiêu diện.

D.Một hay nhiều lăng kính đặt song song nhau.

Trả lời :

Đáp án đúng: C. Một thấu kính hội tụ và một tấm phim đặt ở tiêu diện.

Giải thích :

Máy quang phổ lăng kính dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau.

Nó được cấu tạo gồm 3 bộ phận đơn giản là: ống chuẩn trực, hệ tán sắc và buồng ảnh( buồng tối ). Cụ thể cấu tạo và chức năng của từng phần như sau:

- Ống chuẩn trực:Một đầu là TKHT L1, đầu còn lại có 1 khe hẹp F nằm ở tiêu diện thấu kinh hội tụL1 để cho chùm tia ló song song.

-Hệ tán sắc: Gồm 1 hoặc vài lăng kính P để phân tích chùm ánh sáng song song thành các chùm ánh sáng đơn sắc song song.

-Buồng ảnh: Là một hộp kín, một đầu là thấu kính hội tụ L2 (nằm sau lăng kính) đầu còn lại là kính ảnh đặt tại tiêu diện của L2. Chùm ánh sáng đơn sắc song song khi vào buồng ảnh tạo thành nhiều ảnh của nguồn sáng, mỗi ảnh ứng với một bước sóng xác định gọi là vạch quang phổ.

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về máy quang phổ lăng kính nhé

MÁY QUANG PHỔ LÀ GÌ?

Máy quang phổlà thiết bị hoạt động dựa trên sự phân tích quang phổ.Theo đó, thiết bị này sẽ phân tích chùm sáng phức tạp thành những chùm sáng đơn sắc khác nhau, từ đó sẽ thu được thông tin về thành phần, tính chất hay trạng thái của những khối vật chất liên quan đến chùm sáng đó.

Máy quang phổ xác định phân bố cường độ ánh sáng dựa trên bước sóng của ánh sáng do khối vật chất nào đó tự phát ra, hoặc phản xạ hay truyền qua nó. Những khối vật chất khác nhau sẽ có đặc tính phát quang hay hấp thụ ánh sáng với các bước sóng hoặc mức năng lượng của photon xác định và thường được gọi là vạch quang phổ.

Khi đo cường độ ánh sáng ở các bước sóng đặc trưng như thế sẽ giúp ta xác định tỉ lệ, hàm lượng của chất tương ứng trong vật cần nghiên cứu.

CẤU TẠO MÁY QUANG PHỔ

Cấu tạo của máy quang phổ

Máy quang phổ có cấu tạo gồm những bộ phận sau:

-Ổng chuẩn trực: bộ phận này có tác dụng biến chùm sáng đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song nhờ vào thấu kính hội tụ.

-Hệ tán sắc:bộ phận này gồm hai lăng kính với tác dụng làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn trực.

-Buồng ảnh: bộ phận này còn có tên gọi là ống ngắm hoặc buồng tối. Đây là nơi để đặt mắt vào quan sát quang phổ hoặc để thu được ảnh quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu.

NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY QUANG PHỔ

Nguyên lí hoạt động

-Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. Bộ phận chính thực hiện nhiệm vụ này là lăng kính.

-Hiện tượng tán sắc xảy ra là do chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

CÁCH SỬ DỤNG MÁY QUANG PHỔ

-Trước tiên là chiếu vào khe F của ống chuẩn trực C một chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng J. Ta giả sử rằng nguồn sáng J phát ra hai bức xạ đơn sắc là đỏ và tím.

-Sau đó, ánh sáng phát ra từ nguồn sáng J sẽ được thấu kính L1 biến thành chùm tia song song.

-Ngay khi chùm sáng song song đi vào lăng kính thì chúng sẽ bị tách ra thành hai chùm sáng sóng song: một chùm màu đỏ và một chùm màu tím và chúng lệch theo hai phương khác nhau.

-Sau cùng, ta thu được hai vạch quang phổ là vạch S1 màu đỏ và vạch S2 màu tím trên màn M của buồng ảnh nhờ vào thấu kính hội tụ L2.

SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI QUANG PHỔ VÀ MỘT SỐ LOẠI MÁY QUANG PHỔ

Các loại quang phổ

Có 3 loại quang phổ cơ bản:

Quang phổ liên tục:

-Quang phổ này được hiểu là một dải sáng có màu biến đổi liên tục và không bị gián đoạn.

-Nguồn gốc của nó là do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.

-Nó không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

-Loại quang phổ này chủ yếu được dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng và đặc biệt là các vật ở xa.

Quang phổ vạch phát xạ

-Quang phổ này được định nghĩa là hệ thống các vạch sáng riêng lẻ trên nền tối.

-Loại quang phổ này phát ra do các chất khí áp suất thấp khi được nung nóng đến nhiệt độ cao hoặc được kích thích bằng điện đến phát sáng.

-Đặc điểm của loại quang phổ này là số lượng, vị trí các vạch của các quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố khác nhau thì khác nhau và độ sáng tỉ đối của các vạch cũng khác nhau. Mỗi nguyên tố sẽ có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.

-Quang phổ này dùng để xác định thành phần cấu tạo nên vật.

Quang phổ vạch hấp thụ

-Quang phổ này là hệ thống các vạch tối trên nền quang phổ liên tục.

-Nó phát sinh khi đặt một chất khí áp suất thấp trên đường đi của một chùm sáng trắng.

-Đặc điểm của quang phổ này là vị trí của các vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của nguyên tố có trong chất khí đang xét trong điều kiện chất khí ấy được phát sáng.

-Loại quang phổ này dùng để xác định thành phần của hợp chất.

Một số loại máy quang phổ

1. Máy quang phổ lăng kính

-Máy quang phổ lăng kính dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau.

-Nó được cấu tạo gồm 3 bộ phận đơn giản là: ống chuẩn trực, hệ tán sắc và buồng ảnh( buồng tối ). Cụ thể cấu tạo và chức năng của từng phần như sau:

+ Ống chuẩn trực:Một đầu là TKHT L1, đầu còn lại có 1 khe hẹp F nằm ở tiêu diện thấu kính hội tụ L1 để cho chùm tia ló song song.

+ Hệ tán sắc: Gồm 1 hoặc vài lăng kính P để phân tích chùm ánh sáng song song thành các chùm ánh sáng đơn sắc song song.

+ Buồng ảnh: Là một hộp kín, một đầu là thấu kính hội tụ L2 (nằm sau lăng kính) đầu còn lại là kính ảnh đặt tại tiêu diện của L2. Chùm ánh sáng đơn sắc song song khi vào buồng ảnh tạo thành nhiều ảnh của nguồn sáng, mỗi ảnh ứng với một bước sóng xác định gọi là vạch quang phổ.

* Máy này hoạt động như sau:

+ Khi chiếu vào khe F của ống chuẩn trực một chùm sáng phát ra từ nguồn sáng thì ánh sáng này sẽ được thấu kính hội tụ trong ống chuẩn trực biến thành chùm tia song song.

+ Chùm tia song song đó ngay khi đi vào lăng kính thì sẽ bị tách ra thành các chùm sáng đơn sắc song song và lệch theo 2 phương khác nhau.

+ Ở buồng ảnh ta sẽ thu được quang phổ của nguồn sáng.

* Ứng dụng của máy quang phổ

Ứng dụng của thiết bị này thường có ích cho các hoạt động nghiên cứu nhiều hơn. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng tại phòng thí nghiệm tại các trường học để học sinh thực hành quan sát các vật chất. Dưới đây là một số ứng dụng hiện nay:

- Dùng để xác định thành phần cấu tạo của vật chất. Những vật liệu nhỏ hoặc có cấu tạo phức tạp cần dụng đến loại máy này. Nó góp phần khá lớn trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khi phân tích các mảnh kim loại nhỏ hay các nguyên tố cấu tạo.

- Kiểm tra và phát hiện các chất độc hại. Những chất này nếu có tồn tại trong vật được quan sát thì sẽ nhanh chóng được phát hiện ra. Và ta có thể loại bỏ kịp thời tránh gây nguy hiểm cho mọi người.

2. Máy quang phổ huỳnh quang tia X

-Loại máy này được dùng để phân tích thành phần nguyên tố trong vật liệu.

-Máy này hoạt động như sau:

+ Khi chiếu tia X vào vật thể thì một phần tia X bị hấp thụ bởi vật thể vàphần còn lại thì xuyên qua.

+ Mức độ hấp thụ và xuyên qua đó phụ thuộc vào thành phần hóa học tạo nên vật thể cũng như độ dày của chúng.