Bơm gbu-17 là gì

Bom phát quang BLU - 82

Ngày 6-11, lần đầu tiên Mỹ đã dùng loại bom phát quang BLU-82 nặng 15.000 pound (6,8 tấn) ném xuống Afghanistan. BLU-82 được gọi là bom phát quang, thường được dùng để quét các bãi mìn hay sát thương bộ binh).

Nội dung chính Show

  • Bom phát quang BLU - 82
  • Ngày 6-11, lần đầu tiên Mỹ đã dùng loại bom phát quang BLU-82 nặng 15.000 pound (6,8 tấn) ném xuống Afghanistan. BLU-82 được gọi là bom phát quang, thường được dùng để quét các bãi mìn hay sát thương bộ binh).
  • Đặc điểm cấu tạo
  • Sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
  • Tham khảo
  • Liên kết ngoài

Bom này dài hơn 3,5 m. Trong chiến tranh VN, năm 1970, Mỹ đã từng dùng bom này để dọn bãi cho trực thăng đổ quân. Bom BLU-82 cũng từng được dùng trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 để tiêu diệt các đơn vị bộ binh Iraq.

Bom này chứa hơn 5,5 tấn thuốc nổ bột nhôm, khi nổ tạo ra sức ép lên đến 70 kg/ cm2. Khi nổ, bom sẽ phát quang một khu vực có đường kính gần 80 m. Sức ép bom sẽ thổi tung và kích nổ mìn chôn trong đất hay sát thương bộ binh địch. Bom BLU-82 được gắn trên một giá đỡ và thả theo đường ray trượt từ máy bay C-130 qua cửa thả hàng hóa phía sau từ độ cao khoảng 2.000 m. Bom rơi xuống tự do, không có hệ thống dẫn đường thông minh, giữ thăng bằng nhờ chiếc dù lớn gắn kèm. Một tác dụng khác của loại bom này là khủng bố tâm lý binh lính địch vì hiện trường sau khi bom nổ nhìn rất khủng khiếp. Giá loại bom này khoảng 27.000 USD/trái.

CBU-55 là một loại bom nhiệt áp dạng chùm (cluster bomb incendiary device) được quân đội Mỹ phát triển trong Chiến tranh Việt Nam, với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ. Nó cũng được gọi là bom chân không, bom nổ khối, bom nhiên liệu dạng khí, bom phát quang.[1]

Đặc điểm cấu tạo

Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, trong khi hầu hết các loại bom cháy khác chứa na-pan hoặc phosphor, quả bom CBU-55 nặng 750 cân Anh (khoảng 340 kg) chứa nhiên liệu chủ yếu là prô-pan.[2]

Điểm khác của CBU-55 so với bom nổ thông thường là nó không tạo mảnh văng sát thương và hố bom, mà chủ yếu là tạo ra nhiệt áp phá hủy hệ hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy hoàn toàn oxy trong phạm vi sát thương. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng oxide êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu dạng khí) có đường kính 25 - 17m; cao 2,5 - 3m. Đám mây này được một trạm nổ kích thích ở độ cao 1m sau khi hình thành 0,125 giây. Bán kính sát thương của mỗi bom con là 50m. Khi nổ, hỗn hợp nhiên liệu kết hợp với oxy trong không khí hình thành một khối nổ lớn và đốt hết khí oxy trong phạm vi rộng, với bán kính gây sát thương khoảng gần 500 mét, diện tích sát thương là 0,8 km2.

CBU-55 là loại bom chùm hàng không dạng cát-xét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mỹ. Cấu tạo của bom chùm CBU-55 gồm: kết cấu chứa bom mẹ SUU-49B và bom con BLU-73B. Trong đó, SUU-49B có hình trụ thon dài 2,3m, đường kính 0,36m, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235 kg, chứa 3 bom con BLU-73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy, có đặt một dây nổ, đảm bảo mở cát xét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45 kg, nạp 32,6 kg oxide êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33 m/s. Bom CBU - 54 được thiết kế cho loại máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH-1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120 km/giờ).

Được mô tả là "vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ"[3], loại bom này đã là một trong những vũ khí truyền thống có sức sát thương nhất được thiết kế cho chiến tranh. Tuy nhiên, do sức sát thương quá mạnh, có thể gây thảm sát hàng loạt không phân biệt dân thường và binh sĩ nên loại bom chùm nhiệt áp kiểu này bị coi là vô nhân đạo giống như vũ khí hóa học, và đã bị quốc tế cấm sử dụng trong chiến tranh.

Sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam

Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, CBU-55 đã được sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch Quảng Trị (1972).

Theo trang web của tỉnh Bến Tre, có hai quả bom CBU-55 khác đã được ném xuống Bến Tre, một quả xuống ấp 1, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, vào tháng 8-1972, quả thứ hai xuống xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm vào giữa năm 1973. Hai vỏ bom mang dòng chữ "BOMB... CBU - 55, US ARMY" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre.[4]

Một trong các sự kiện nổi bật nhất là vụ ném bom CBU-55 xuống ngã ba Dầu Giây, Long Khánh, trong trận Xuân Lộc, vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Từ đầu tháng 4 năm 1975, một số quả bom CBU-55 đã được chở bằng máy bay từ Thái Lan tới sân bay Biên Hòa. Được sự chuẩn y của tướng Homer D. Smith, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng 2 quả bom loại này, một máy bay vận tải C-130 bay tới Xuân Lộc tại độ cao 6.000m, rồi thả bom. Bom nổ tạo một quầng lửa đốt cháy một vùng rộng 1,6 hecta. Tướng Việt Nam Cộng hòa là Lê Minh Đảo tuyên bố trên đài phát thanh rằng bom đã ném trúng Sở chỉ huy Sư đoàn 341 quân đội nhân dân Việt Nam và tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng chỉ huy ở đó, nhưng thực ra Sở chỉ huy Sư đoàn 341 hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì[5] Nhưng với diện tích sát thương rộng (mỗi quả đốt hết oxy trong một vùng rộng 2 mẫu Anh), 2 quả bom này vẫn gây sát thương khá lớn. Các chuyên gia Mỹ ước lượng rằng khoảng 250 người lính quân đội nhân dân Việt Nam đã bị thương vong bởi bom này, chủ yếu do bị ngạt oxy hoặc bị bỏng.[3][6] Còn theo nhân chứng là Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Chín thì tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, sư đoàn 6) của ông đã bị trúng loại bom này tại khu vực suối Nhạn, khiến 28 người chết tại chỗ, hơn 50 người khác bị thương phải đưa đi điều trị.[5]

CBU-55 đã không được sử dụng thêm lần nào nữa trong chiến tranh. Còn lại hai quả CBU không rõ loại sau chiến tranh được đặt tại kho Long Bình đã bị quân đội nhân dân Việt Nam thu giữ. Tuy nhiên 2 quả bom này không có ngòi nổ nên hoàn toàn vô dụng.[7]

Bảo tàng tội ác chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh hiện cũng trưng bày loại bom này.

Tham khảo

  1. ^ Vũ khí phi hạt nhân “tàn bạo” Mỹ dùng ở Việt Nam. Kiến Thức, 01/04/2013. Truy cập 31/10/2015.
  2. ^ Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H., 1996, tr. 81
  3. ^ a b Spencer C. Tucker, Vietnam, UCL Press, 1999, tr.185
  4. ^ “Cổng Thông tin điện tử Bến Tre”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
  5. ^ a b “Đi tìm nơi quả bom CBU-55 rơi :Gặp nhau ở suối Nhạn”. Báo Tiền Phong. 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Frank Snepp. "Decent Interval"
  7. ^ “Tàn bạo bom chùm CBU Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam”. Báo Dân Việt. 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2021.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=CBU-55&oldid=68591787”

Bơm gbu-17 là gì

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5 gồm 30 câu trắc nghiệm có đáp án, chọn lọc, học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng lớp 10.

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của tên lửa hành trình?

A. Được phóng đi từ trên đất liền, tàu nổi, tàu ngầm hoặc máy bay.

B. Được điều kiển theo chương trình tính sẵn đến mục tiêu đã định.

C. Dùng để đánh phá các mục tiêu cố định như: nhà ga, khu dân cư…

D. Dùng để theo dõi, bắn phá các mục tiêu di động: con người, xe vận tải…

Hiển thị đáp án

Câu 2: Bom phát quang là tên gọi khác để chỉ loại bom nào dưới đây?

A. Bom CBU-24.

B. Bom CBU-55.

C. Bom GBU-17.

D. Bom MK-82.

Hiển thị đáp án

Câu 3. Loại bom nào dưới đây chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử?

A. Bom mềm.

B. Bom cháy.

C. Bom điện từ.

D. Bom từ trường.

Hiển thị đáp án

Câu 4. Bom hóa học là

A. loại bom chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương.

B. loại bom chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương.

C. được dùng để bắn phá các mực tiêu giao thông: cầu lớn, nhà ga…

D. là loại bom chưa các khí độc, chủ yếu để sát thương sinh lực đối phương.

Hiển thị đáp án

Câu 5. Bom mềm là

A. loại bom chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương.

B. loại bom chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương.

C. được dùng để bắn phá các mực tiêu giao thông: cầu lớn, nhà ga…

D. là loại bom chưa các khí độc, chủ yếu để sát thương sinh lực đối phương.

Hiển thị đáp án

Câu 6. Bom điện từ là

A. loại bom chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương.

B. loại bom chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương.

C. được dùng để bắn phá các mực tiêu giao thông: cầu lớn, nhà ga…

D. là loại bom chưa các khí độc, chủ yếu để sát thương sinh lực đối phương.

Hiển thị đáp án

Câu 7. Loại bom nào dưới đây chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương?

A. Bom phát quang.

B. Bom mềm.

C. Bom hóa học.

D. Bom GBU-17.

Hiển thị đáp án

Câu 8. Loại bom nào dưới đây chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương?

A. Bom CBU-55.

B. Bom hóa học.

C. Bom xung điện từ.

D. Bom CBU-24.

Hiển thị đáp án

Câu 9. Bom CBU-24 và CBU-55 đều

A. là loại bom chùm dạng catxet.

B. chuyên dùng để đánh phá các thiết bị điện tử.

C. chứa các khí độc, gây sát thương cho đối phương.

D. chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện.

Hiển thị đáp án

Câu 10. Bom CBU-55 thường được sử dụng để

A. phát quang cây cối, dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng.

B. gây bỏng rát, ho, ngứa, suy nhược thần kinh… cho đối phương.

C. đánh phá mạng lưới điện của đối phương, không sát thương sinh lực.

D. đánh phá các thiết bị điện tử của đối phương, không sát thương sinh lực.

Hiển thị đáp án

Câu 11. Bom hóa học thường được sử dụng để

A. tiến công trực tiếp vào các mục tiêu kiên cố: cầu, cống, sân bay…

B. gây bỏng rát, ho, ngứa, suy nhược thần kinh… cho đối phương.

C. phá hỏng các thiết bị và hệ thống điện của đối phương.

D. phát quang cây cối, dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng.

Hiển thị đáp án

Câu 12. Loại bom nào dưới đây không gây sát thương về sinh lực cho đối phương?

A. Bom cháy.

B. Bom CBU-24.

C. Bom CBU-55.

D. Bom mềm.

Hiển thị đáp án

Câu 13. Loại bom nào dưới đây được dùng để tiến công trực tiếp vào các mục tiêu kiên cố như: cầu, cống, sân bay, đài phát thanh, truyền hình?

A. Bom hóa học.

B. Bom GBU-29/30/31/32/15JDAM.

C. Bom điện từ.

D. Bom Từ trường.

Hiển thị đáp án

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh dudngs biện pháp phòng tránh bom, đạn?

A. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động.

B. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch.

C. Làm hầm, hố phòng tránh bom, đạn.

D. Tập trung, tụ họp dân cư ở một khu vực.

Hiển thị đáp án

Câu 15. Thiệt hại nào sau đây không phải do bom, đạn địch gây ra?

A. Lũ lụt lớn, sạt lở núi và lũ quét đã phá hủy đường giao thông.

B. Chất cháy Na pan làm cháy rừng trên một diện tích rộng lớn.

C. Chất độc hóa học đã hủy diệt môi trường sống của con người.

D. Chất độc hóa học để lại hậu quả lớn đối với sức khỏe con người.

Hiển thị đáp án

Câu 16. Khi Napan cháy bám lên quần áo, cần phải xử lí thế nào ?

A. Bình tĩnh, dùng que quấn bông hoặc vải gại nhẹ Napan ra.

B. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo hoặc dập bằng chăn/ màn ướt.

C. Nhanh chóng ra khỏi khu vực có Napan, chạy cùng hướng gió.

D. Bình tĩnh, dùng tay phủi ngay để dập tăt đám cháy.

Hiển thị đáp án

Câu 17. Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chứa chất nổ, chúng ta cần phải làm gì?

A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

B. Đứng gần lại gần để theo dõi, quan sát cho rõ.

C. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

D. Đứng ra xa để quan sát lại vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.

Hiển thị đáp án

Câu 18. Khi bom Napan, bom xăng của địch gây cháy, ta có thể sử dụng phương tiện/ vật liệu gì để dập tắt đám cháy một cách hiệu quả?

A. Quạt gió tốc độ mạnh.

B. Nước.

C. Cát.

D. Chăn/ màn/ bao tải/ vải… khô.

Hiển thị đáp án

Câu 19. Người ta thường sử dụng cát để dập tắt các đám cháy do bom Napan, bom xăng gây ra, vì

A. cát sẽ ngấm hết các hỗ hợp gây cháy.

B. cát sẽ ngăn ô xi cung cấp cho sự cháy.

C. ngoài cát không còn phương án nào khác.

D. cát rẻ hơn các vật liệu khác.

Hiển thị đáp án

Câu 20. Ở Việt Nam, luc lụt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường diễn ra chậm, nhưng kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ

A. 2 – 3 tháng.

B. 4 – 5 tháng.

C. 7 – 8 tháng.

D. 1 – 2 tháng.

Hiển thị đáp án

Câu 21. Lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra ở khu vực nào?

A. Khu vực đồng bằng.

B. Nơi có nhiều sông ngòi.

C. Đồi núi – nơi có độ dốc lớn.

D. Nơi có địa hình thấp, trũng.

Hiển thị đáp án

Câu 22. Nguyên nhân khiến cho lũ lụt ở khu vực miền Trung Việt Nam lên nhanh, xuống nhanh là gì?

A. Lượng mưa ở đây hơn các khu vực khác.

B. Hệ thống sông ngắn và có độ dốc lớn.

C. Có nhiều sông cùng đổ ra một cửa biển.

D. Các sông và cửa sông quá hẹp.

Hiển thị đáp án

Câu 23. Khi phát hiện thấy bom, đạn của địch còn sót lại (sau chiến tranh), mỗi người cần phải làm gì?

A. Vận động mọi người xung quanh đứng ra xa, đồng thời dùng lửa đốt.

B. Cùng mọi người khiêng, vác ra khỏi nơi nguy hiểm, tránh gây nổ.

C. Đánh dấu, để nguyên tại chỗ và báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất.

D. Hô hoán người dân trong khu vực tới cưa bom để loại bỏ chất nổ.

Hiển thị đáp án

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp biện pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt?

A. Củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều.

B. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

C. Di rời toàn bộ các nhà máy, khu dân cư lên vùng núi cao.

D. Xây dựng các hồ chứa nước cắt lũ, chống hạn.

Hiển thị đáp án

Câu 25. Khi đi vào khu vực đồng ruộng, nương rẫy,… nếu phát hiện bom mìn, chúng ta không được phép thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Nhanh chóng đi ra khỏi khu vực đó theo đúng lối đã đi vào.

B. Đánh dấu vị trí thấy bom mìn, báo cho cơ quan chức năng gần nhất.

C. Cảnh báo mọi người xung quanh không đi vào khu vực thấy bom mìn.

D. Huy động mọi người tới khiêng, vác bom mìn ra khỏi nơi nguy hiểm.

Hiển thị đáp án

Câu 26. Khi thấy biển báo khu vực có bom mìn nguy hiểm, chúng ta cần làm gì?

A. Lại gần kiểm tra xem có những loại bom gì.

B. Có thể lại gần khu vực đó miễn là không dẫm vào bom mìn.

C. Không lại gần, cảnh báo cho nhiều người biết để tránh nguy hiểm.

D. Huy động thêm nhiều người tới để rà phá hết bom mìn.

Hiển thị đáp án

Câu 27. Khi phát hiện các vật nghi là bom mìn hoặc vật liệu chứ chất nổ, chúng ta cần làm gì?

A. Lại gần, nhặt lên và quan sát kĩ xem vật đó là gì.

B. Nhặt lên, mang vật đó tới nộp cho cơ quan chức năng.

C. Tránh xa, cảnh báo mọi người và báo cơ quan chức năng.

D. Gọi thêm người tới mang/ vác để nộp cho cơ quan chức năng.

Hiển thị đáp án

Câu 28. Bom GBU-17 thường được sử dụng để đánh phá

A. các công trình kiên cố như hầm ngầm, bê tông.

B. mạng lưới điện của đối phương.

C. các thiết bị điện tử của đối phương.

D. các tàu chiến, tàu vận tải của đối phương.

Hiển thị đáp án

Câu 29. Bom CBU-55 còn được gọi là

A. bom mềm.

B. bom phát quang.

C. bom từ trường.

D. bom điện từ.

Hiển thị đáp án

Câu 30. Nhôm, phốt pho, Napan hoặc xăng, dầu hỏa, benzen… thường được sử dụng để chế tạo loại bom nào dưới đây?

A. Bom mềm.

B. Bom phát quang.

C. Bom cháy.

D. Bom từ trường.

Hiển thị đáp án