Broken la gi

Broken là gì? Những thông tin liên quan đến Broken bạn nên biết

Khi bạn quản lý hay vận hành một website, ngoài việc tối ưu hoá nội dung, đi link, tốc độ tải trang… bạn còn cần quan tâm đến broken là gì và mức độ ảnh hưởng của nó đến website.

Broken là gì được khá nhiều người quan tâm. Có thể hiểu broken hay broken link là liên kết bị gãy hay link chết. Đây là một thuật ngữ mô tả trạng thái của liên kết văn bản trên website, đường dẫn tới một liên kết khác nhưng nó không còn tồn tại nữa.

Khi broken link có nghĩa là link của bạn đã bị tác động, hoặc link website bị quá hạn, làm ảnh hưởng đến các kết quả của công cụ tìm kiếm liên kết. Khi đường link không còn khả năng truy cập được nữa là lúc liên kết bị hỏng, link chết hoặc đã bị treo vĩnh viễn.

Broken la gi

Nguyên nhân gây ra broken là gì? 

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng broken link, trong đó phổ biến nhất là do máy chủ lưu trữ trang ngưng hoạt động hoặc đã bị chuyển đến một tên miền mới. Lúc này, các trình duyệt khi đưa về sẽ bị báo cáo lỗi DNS hay thậm chí là hiển thị một nội dung không hề  liên quan đến phần bạn muốn tìm kiếm. Sau khi đăng kí tên miền hoàn tất, có thể là do sai sót và được liên kết với một bên tiếp theo nào đó.

Ngoài ra, broken link còn có thể do một số nguyên nhân:

+ Trang website được xây dựng lại, khiến một số nền tảng bên trong bị thay đổi. Các link nội bộ được gắn đã trở thành link gãy không thể truy cập được.

+ Những trang tin tức, báo chí, trang nước ngoài… sử dụng link trong thời gian ngắn sau đó họ yêu cầu phải trả một khoản chi phí để tiếp tục xem. Điều này cũng là một sự mất mát đáng kể cho những bài tin tức và khiến chúng không thể đưa backlink hay tiếp tục tồn tại như bình thường được nữa. Khi đó, liên kết có thể hiển thị dạng hết hạn truy cập.

+ Một liên kết từ facebook, Twitter có khả năng cao trở thành một liên kết gãy vì tính năng riêng tư và chế độ bảo vệ tài khoản trên mạng xã hội luôn được cập nhật và thay đổi một một cách thường xuyên. Bạn hãy thực sự cẩn thận với các dạng liên kết này.

+ Những liên kết chỉ chửa thông tin mang tính chất tạm thời (của một người dùng, hay một dữ liệu cần đăng nhập). Khi đó giữ liệu này có thể không được công khai theo cách thông thường. Đến một thời gian nào đó chúng buộc phải thay đổi và không thể tiếp tục hiển thị được nữa.

+ Broken link còn có thể xảy ra khi người dùng bị chặn bởi các công cụ có tính bảo mật cao như tường lửa (firewall)

Ảnh hưởng lớn nhất chính là thứ hạng từ khóa của website 

Như chúng ta đã biết, chức năng của google là làm mọi cách để làm sao tăng trải nghiệm cho người dùng, thông qua các kết quả tìm kiếm mà nó mang lại. Tuy nhiên, broken link lại là một trong những lý do khiến cho trải nghiệm của người dùng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Bên trong webmaster tool, các broken link gãy sẽ được hiển thị rất rõ. Do đó, khiến cho từ khoá bị giảm thứ hạng, đó chính là lý do bỗng một ngày đẹp trời bạn thấy liên kết website của mình hiện lên 404. 

Broken la gi

Cần xây dựng hệ thống liên kết hoạt động tốt để không còn tình trạng Broken

Về phía người dùng

Khi click vào một liên kết gãy, từ kết quả tìm kiếm bạn sẽ không thể tìm được điều mình muốn. Đó là một trải nghiệm không tốt chút nào, khiến bạn ngay lập tức sẽ thoát trang và di chuyển đến một website khác. Điều này khiến cho ấn tượng về website không tốt, với những liên kết xấu đã bị xoá bỏ hoặc không còn mang lại một giá trị nào nữa. 

Khi thoát hẳn website, có nghĩa là nhà quản trị website phải đối mặt với tình trạng giảm doanh thu nghiêm trọng. Từ những người thường xuyên ghé thăm website của bạn, họ sẽ không còn muốn quay lại trang này lần thứ 2. 

Theo một nghiên cứu của những nhà trải nghiệm website cho biết, có khoảng 44% người dùng sẽ nói về trải nghiệm không tốt với chính bạn thân của mình. Điều này hoàn toàn không hề có lợi chút nào cho nhà sáng lập website.

Broken la gi

Thứ hạng và doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm khi xuất hiện tình trạng broken link

Có thể xem broken link là một mối nguy hại cho website. Ngoài việc chúng làm hỏng các link, giảm tải chất lượng người dùng và doanh thu của trang website, những con bot còn ngăn chặn những công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu của trang. 

Hiểu đơn giản là một ngôi nhà, với nhiều liên kết nhỏ giữa các phòng. Khi broken link cũng là lúc chìa khoá mở cánh cửa phòng của bạn bị mất đi, đồng nghĩa với việc không còn liên kết giữa các phòng với nhau, căn phòng hoàn toàn bị đóng cửa vĩnh viễn. Dù bên trong nó có chứa thứ gì đi nữa cũng không thể khai thác được.

Nếu như bạn không thể khắc phục được broken link đã mất bằng một link thay thế, thì chắc chắn website sẽ mất đi một phần sức mạnh.

Để việc quản trị website, hay SEO thực sự hiệu quả bạn cần nghiên cứu và lường trước các tình huống. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn cho bạn những nội dung hữu ích, giải đáp thắc mắc broken là gì, nguyên nhân sinh ra và mức độ ảnh hưởng của nó  giúp bạn đề phòng và có phương án cải thiện tốt nhất. 

Tham khảo thêm bài viết: Bounce rate là gì? Cách cải thiện bounce hiệu quả nhất