Bụi bẩn tác hại thế nào đến làn d năm 2024

Ô nhiễm không khí đang ngày càng nặng nề hơn vì công nghiệp hoá và số lượng xe cộ ngày càng nhiều. Vì nó có thể tạo thành các lớp bụi mà mắt con người không thể nhìn thấy được và có thể lẻn vào trong nhà. Vậy tác hại của bụi bẩn trong nhà và cách hạn chế bụi bẩn hiệu quả là gì? Hãy cùng Mi 360 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

I. Tình hình bụi bẩn ô nhiễm ngày nay

Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm bụi đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Theo báo cáo của IQAir năm 2022, nồng độ bụi mịn PM 2.5 và PM 1.0 trung bình tại Việt Nam trong năm 2021 là 24,7 μg/m3, cao hơn 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm từ WHO là 10 μg/m3.

Nồng độ bụi trong không khí đã tăng lên đáng kể, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các hoạt động của con người, như khí thải từ nhà máy, bụi từ công trình xây dựng, đốt nương, và việc đốt rác. Điều này đang làm cho môi trường trở nên ngày càng ô nhiễm hơn, đặc biệt là tạo ra nhiều loại bụi độc hại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trong số đó, sự xuất hiện của các loại bụi siêu mịn ở trong nhà đang trở thành một mối đe dọa lớn.

1.1 Ô nhiễm gây hại như thế nào

Ô nhiễm bụi bẩn trong nhà có thể gây nhiều tác hại cho sức khoẻ có thể kể đến như:

  • Gây khó chịu, bực bội: Sự xuất hiện của bụi sẽ khiến cho căn nhà trở nên thiếu sạch sẽ, gây cảm giác ngột ngạt và khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí mà còn làm tăng cảm giác bực dọc và không thoải mái. Tâm lý con người cũng trở nên không ổn định hơn, khó kiểm soát thái độ.
  • Có thể bị các căn bệnh liên quan đến hô hấp: Một trong những hậu quả phổ biến nhất của bụi là ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Những hạt bụi siêu nhỏ khi lâu ngày tích tụ trong cơ thể có thể gây ra các triệu chứng như ho và khó thở. Ngoài ra, tình trạng nghiêm trọng hơn có thể là viêm phổi, viêm phế quản, hoặc thậm chí là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
  • Gây ra các bệnh nguy hiểm về da: Bụi bẩn thường đi kèm với vi khuẩn, dễ dàng xâm nhập vào các bộ phận như da, mắt và tai. Đối với những vùng da nhạy cảm, đặc biệt là mắt, nguy cơ phát ban, dị ứng và ngứa là rất cao. Mặc dù tình trạng này không phải là mối đe dọa nghiêm trọng, nhưng nó tạo ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày của con người.

Bụi bẩn tác hại thế nào đến làn d năm 2024

Theo Mi 360, các bạn có thể hạn chế hiệu quả các loại bụi khác nhau từ môi trường bằng những cách sau:

  • Trồng cây Cây xanh có tác dụng hấp thụ bụi và khí thải độc hại. Bạn nên trồng cây xanh ở xung quanh nhà, đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên có gió thổi để làm dịu nhiệt độ oi bức và hạn chế bụi vào nhà.
  • Quét và lau nhà thường xuyên Nên lau dọn và quét nhà ít nhất mỗi lần một ngày để loại bỏ bụi bẩn. Khi quét, bạn nên sử dụng chổi lông mềm để tránh làm phát tán bụi. Khi lau, bạn nên sử dụng khăn vải sợi nhỏ để lau sạch bụi bẩn.
  • Sử dụng robot hút bụi lau nhà Robot hút bụi lau nhà có những công nghệ lau rung giúp loại bỏ mọi loại bụi bẩn, bụi mịn, lông tóc, cũng như lông của thú cưng, công nghệ này đảm bảo làm sạch môi trường sống của bạn. Nhờ vào việc này, căn nhà của bạn sẽ trở nên sạch sẽ và thoáng mát hơn. Bằng cách mô phổng động tác lau bằng sức người, 2 giẻ lau xoay tròn 360 độ có thể hoạt động với tốc độ lên đến 180 vòng/phút và tạo ra lực nén mạnh mẽ lên đến 12N.
    Bụi bẩn tác hại thế nào đến làn d năm 2024
    Robot hút bụi lau nhà Ecovacs Deebot X2 Omni
  • Tăng cường các dưỡng chất trong cơ thể
  • Để củng cố hệ miễn dịch, nên duy trì thói quen luyện tập thể dục và thể thao đều đặn. Đồng thời, cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, bao gồm việc duy trì một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc bổ sung vitamin A, C và beta-caroten cũng là quan trọng để duy trì lớp niêm mạc bảo vệ đường hô hấp và giúp chống lại bụi bẩn trong không khí.

Xem thêm: Robot hút bụi lau nhà Ecovacs Deebot X2 Omni

III. Tạm kết

Qua bài viết, Mi 360 đã giải đáp tác hại của bụi bẩn trong nhà và cách hạn chế bụi bẩn hiệu quả. Nếu bạn chưa biết có thể mua robot hút bụi uy tín, chất lượng ở đâu thì hãy liên hệ ngay với Mi 360. Mi 360 cam kết những mặt hàng thiết bị phụ giúp việc nội trợ chính hãng, giá cả phải chăng, đảm bảo an toàn và chất lượng trong mỗi sản phẩm được bán ra mang đến cho căn nhà bạn sạch sẽ, ấm cúng

Tiếp xúc không khí ô nhiễm có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất nước và trầm trọng thêm các bệnh về da.

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng tai mũi họng mà còn tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, hệ thống mạch máu, làn da. Dưới đây là mối nguy hại khi da thường tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong nhiều ngày, nhiều tuần.

Tăng tốc độ lão hóa

Ô nhiễm không khí góp phần hình thành gốc tự do, các phân tử có khả năng phản ứng cao có thể làm hỏng cấu trúc tế bào, bao gồm cả tế bào da. Các gốc tự do này dẫn đến stress oxy hóa, phá vỡ sợi collagen và elastin, tăng tốc độ lão hóa da, hình thành nếp nhăn, chảy xệ.

Viêm da

Các chất ô nhiễm như bụi mịn PM2.5 và chất hữu cơ bay hơi VOC có thể gây ra phản ứng viêm như mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy. Người có tiền sử mắc bệnh chàm, viêm da có thể trở nặng hơn khi tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm, tăng triệu chứng khó chịu.

Làn da của người sống ở nơi có mức ô nhiễm không khí cao dễ nhạy cảm, phản ứng nhiều hơn với chất dị ứng trong môi trường, tăng nguy cơ dị ứng, kích ứng.

Bụi bẩn tác hại thế nào đến làn d năm 2024

Ô nhiễn không khí có thể ảnh hưởng xấu đến làn da. Ảnh: Freepik

Nổi mụn, nám da

Khí hậu nóng, nhiều mồ hôi, bụi bẩn làm tăng tiết mồ hôi và tắc nghẽn nang lông, trầm trọng thêm mụn trứng cá. Nghiên cứu năm 2017 của Viện Nghiên cứu Y học Môi trường Leibniz, Đức, cho thấy người sống ở đô thị có làn da nhờn hơn người sống ở khu vực khác. Trong đó, người ở nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao có triệu chứng mụn trứng cá nặng hơn.

Với người bị nám, không khí ô nhiễm còn dẫn đến tăng sắc tố với đốm nâu ở má hoặc bệnh hồng ban - tình trạng viêm, tấy đỏ và nổi rõ các mạch máu trên mặt.

Khô da

Ô nhiễm không khí còn có khả năng phá vỡ hàng rào tự nhiên của da, về lâu dài gây mất nước. Da mất nước thường xuất hiện xỉn màu và thiếu sức sống, kết cấu thô ráp và tăng độ nhạy cảm với các chất kích thích bên ngoài.

Ung thư da

Các chất ô nhiễm góp phần làm tổn thương DNA trong tế bào da. Về lâu dài, tình trạng này có khả năng phát triển ung thư da, nhất là người thường xuyên làm việc ngoài trời vào ban ngày.

Để bảo vệ làn da, mỗi người nên làm sạch bằng nước tẩy trang trước, sau đó, rửa mặt sáng và tối bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ nhằm loại bỏ tạp chất khỏi bề mặt da. Duy trì hàng rào dưỡng ẩm tốt cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Sản phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E giúp chống lại các gốc tự do do ô nhiễm tạo ra.

Thoa kem chống nắng mỗi ngày, kể cả trong ngày nhiều mây, hỗ trợ chống lại tia UV có hại và giảm rủi ro từ ô nhiễm không khí. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 để có làn da khỏe mạnh hơn. Uống nhiều nước nhằm cung cấp nước, giữ độ ẩm cho cơ thể.