Buôn bán thuộc lá đóng góp bao nhiêu cho gdp năm 2024

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu. 9 trên 10 quốc gia trồng nhiều thuốc lá nhất là các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, hơn 1 triệu lao động trẻ em đang làm việc tại các nông trại thuốc lá, bỏ lỡ học hành. Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm.

Ông Rudiger Krech - Giám đốc phụ trách nâng cao sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới phân tích: "Thuốc lá hiển nhiên gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe của tất cả chúng ta, bên cạnh đó, thuốc lá còn góp phần rất lớn vào tình trạng mất an ninh lương thực. Thật đáng buồn khi 350 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, mà các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia nơi những người đó sinh sống lại sử dụng đất đai màu mỡ để trồng thuốc lá. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên ngăn chặn điều này và trồng cây lương thực thay vì các loại cây độc hại, gây chết người. Và chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia thành viên ngừng các khoản trợ cấp mà họ vẫn đang dành cho ngành công nghiệp thuốc lá".

Buôn bán thuộc lá đóng góp bao nhiêu cho gdp năm 2024

Trồng lương thực, không trồng thuốc lá

Những diện tích đất đang trồng thuốc lá nếu được chuyển đổi sang trồng cây lương thực sẽ góp phần quan trọng giúp củng cố an ninh lương thực, giải quyết các thách thức về dinh dưỡng, cung cấp thêm thức ăn cho các hộ gia đình với hàng triệu người được hưởng lợi. Các tổ chức quốc tế hiện đang phối hợp hỗ trợ nông dân tại nhiều nước từ bỏ việc trồng cây thuốc lá để chuyển sang các loại cây trồng khác nhằm góp phần tăng cường an ninh lương thực.

Một trang trại trồng thuốc lá ở Zimbabwe - nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất châu Phi. Năm nay, Zimbabwe dự tính sẽ thu hoạch sản lượng 230 nghìn tấn thuốc lá, trong khi khoảng 8 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số nước này đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Đất nông nghiệp dành riêng cho thuốc lá đã tước đi cơ hội trồng cây lương thực.

Tiến sĩ Vinayak Mohan Prasad - Quản lý Chương trình Kiểm soát Thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới: "Nhiều nước có đủ đất đai màu mỡ, đủ nước để trồng cây lương thực, có thể cung cấp cho cả các nước khác. Nhưng trớ trêu thay họ lại phải nhập khẩu lương thực.

Tại một quốc gia châu Phi khác là Kenya, một chương trình giúp người dân chuyển đổi việc trồng cây thuốc lá đang được triển khai. Chỉ sau khoảng 1 năm, hơn 2 nghìn nông dân đã được hỗ trợ.

Buôn bán thuộc lá đóng góp bao nhiêu cho gdp năm 2024

Ông Rudiger Krech - Giám đốc phụ trách nâng cao sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới: "Năm ngoái chúng tôi đã bắt đầu một dự án cùng với Chương trình Lương thực Thế giới, với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp và với Chính phủ Kenya để khuyến khích nông dân chuyển từ trồng cây thuốc lá độc hại sang trồng đậu".

Việc chuyển đổi canh tác đã cho thấy kết quả tích cực cả về kinh tế-xã hội và sức khỏe của người nông dân.

Chị Alice Achieng Obare - Nông dân làng Migori, Kenya cho biết: "Chúng tôi được hướng dẫn về cách trồng đậu thông qua các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, họ đến gặp gỡ, giới thiệu với chúng tôi về lợi ích của việc trồng đậu và đào tạo chúng tôi. Một điểm mà nông dân chúng tôi cảm thấy rất vui mừng, đó là trồng đậu chỉ cần 60 ngày. Chúng tôi được biết rằng hạt giống rất dễ kiếm và thị trường đầu ra đã sẵn có. Giờ đây con tôi đã có thời gian để làm bài tập về nhà, không giống như khi còn trồng thuốc lá. Tôi cũng muốn cho những người vẫn đang trồng thuốc lá thấy được phim chụp X-quang phổi của tôi trước đây. Khi ấy, phổi tôi bị ám khói thuốc. Tôi chẳng thể mang vác vật nặng, cũng chẳng thể đi bộ quãng đường dài. Nhưng từ khi trồng đậu thì chẳng còn gì căng thẳng nữa".

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi 1 triệu ha đất được chuyển đổi để trồng các loại cây lương thực nhiều dinh dưỡng, sẽ đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những tổn thất do sử dụng thuốc lá gây ra cho toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD/năm, tương đương với 1,7% GDP toàn cầu.

Tại Việt Nam, chỉ tính riêng chi phí để điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra chiếm khoảng 1% GDP, tương đương với 3 tỷ USD (khoảng 67.000 tỷ đồng).

Bên cạnh việc gây hại cho sức khỏe, thuốc lá còn là nguyên nhân dẫn đến giảm ngân sách hộ gia đình, tăng nghèo, hủy hoại môi trường, gây hỏa hoạn…

Theo WHO, tăng thuế thuốc lá là giải pháp quan trọng nhất giúp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Cụ thể, nếu tăng thuế để giá bán thuốc lá tăng 10% thì lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm khoảng 4 – 5%. Ngoài ra, tỷ lệ thuế theo giá bán lẻ nên ở mức 70 – 75%.

Buôn bán thuộc lá đóng góp bao nhiêu cho gdp năm 2024
Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ tại Đông Nam Á.

Khi so sánh về tác động của các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả (MPOWER), biện pháp tăng thuế thuốc lá có thể đóng góp 50 – 60% hiệu quả trong việc làm giảm hút thuốc, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu niên và người nghèo.

Tại Đông Nam Á, nhiều quốc gia đã đi đầu trong việc tăng thuế thuốc lá để giảm sức mua của người tiêu dùng. Tại Thái Lan, tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng) là 78,6%, trong khi con số này ở Singapore, Indonesia, Philippines lần lượt là 67,1%, 63,5% và 71,3%.

Tính đến nay, 61 quốc gia trên thế giới đã áp dụng thuế hỗn hợp hoặc thuế tuyệt đối lên thuốc lá theo khuyến cáo của WHO và World Bank và 47/105 nước áp dụng cơ sở tính thuế là giá bán lẻ.

Thuế thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn thấp

Trong giai đoạn 2006 – 2008, nước ta đã thống nhất một mức thuế cho các dòng thuốc lá khác nhau. Tỷ lệ thuế trên giá xuất xưởng là 55% vào năm 2006 và 65% vào năm 2008.

Tuy nhiên, mức tăng thuế 10% trong giai đoạn này chỉ làm giảm tiêu dùng trong năm tăng thuế nhưng tiêu dùng tăng trở lại ngay sau đó.

Giai đoạn tăng thuế thuốc lá lần thứ hai là vào năm 2016 – 2019. Khi đó, nước ta áp dụng tăng thuế tỷ lệ lên 70% vào năm 2016 và 75% vào năm 2019. Song song với đó, cơ sở tính thuế (giá tính thuế) cũng được cải thiện, giảm % chênh lệch giá giữa khâu sản xuất và khâu bán buôn đối với một số dòng sản phẩm.

Nếu tính theo giá bán lẻ, mức thuế thuốc lá hiện nay tại nước ta rơi vào khoảng 37%, thấp hơn đáng kể so với mức 75% theo khuyến cáo của WHO. Chưa kể, dù đã qua nhiều lần tăng thuế nhưng tổng tiêu dùng vẫn tăng trở lại vào năm 2020 và giá thuốc lá vẫn ngày càng rẻ đi so với thu nhập.

Buôn bán thuộc lá đóng góp bao nhiêu cho gdp năm 2024
Giá thuốc lá ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, theo báo cáo của WHO vào năm 2021, giá thuốc lá ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia. Để có thể so sánh một cách công bằng giá thuốc lá giữa các quốc gia trên thế giới thì giá bao thuốc Marlboro ở các nước được chuyển đổi thành giá theo USD.

Theo đơn vị quy đổi này, giá trung bình một bao thuốc Marlboro ở Việt Nam là 2,82 USD/1 bao (tính theo sức mua tương đương), chỉ bằng ½ so với mức bình quân của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tại hội thảo thuế thuốc lá mới đây tại Đà Nẵng, các chuyên gia nhận định mức tăng thuế thuốc lá giai đoạn 2006 – 2008 và 2016 – 2019 vẫn rất thấp, không tạo ra tác động đủ lớn để giảm sức mua và giảm tiêu dùng.

Theo Th.S Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, Việt Nam cần xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá; dong song với đó, cần bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn. Việc này giúp giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập, dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ, góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.