Buôn lậu hàng hóa trên toàn thế giới năm 2024

Ngay từ đầu năm 2023, các cơ quan chức năng đã dự báo tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại sẽ gia tăng khi đại dịch COVID-19 được khống chế và hoạt động thông quan giữa Việt Nam và các quốc gia được “cởi mở” trở lại.

Thực tế cũng cho thấy, trong những tháng đầu năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục tiềm ẩn, diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, lực lượng Hải quan đã chủ động triển khai quyết liệt các kế hoạch, biện pháp đấu tranh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 16/12/2022 đến ngày 15/10/2023, toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.141 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.691,7 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 35 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 97 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 433,5 tỷ đồng.

Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo cho các cục hải quan tỉnh thành phố, hướng dẫn thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Cụ thể, Tổng cục đã cảnh báo đối tượng, tuyến đường, thủ đoạn cất giấu chất ma tuý; cảnh báo thủ đoạn vận chuyển hàng hoá vi phạm pháp luật qua tuyến hàng không; trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát ma túy; chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành tăng cường sử dụng máy phát hiện ma túy; kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vào Việt Nam.

Buôn lậu hàng hóa trên toàn thế giới năm 2024
Lực lượng Hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa qua biên giới. Ảnh: Thùy Linh.

Tổng cục Hải quan cũng làm việc với Giám đốc Văn phòng Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế (INL) nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa để thúc đẩy các hoạt động phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế; Tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Tổng cục Cảnh sát Đài Loan về hợp tác chống buôn lậu và chống buôn lậu ma túy; Tham dự Hội thảo Phân tích và quản lý các vụ việc bắt giữ và lập hồ sơ rủi ro trong khuôn khổ Chiến dịch Con rồng Mê Kông V...

Nỗ lực kéo giảm buôn lậu qua biên giới

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về tăng cường chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới, Cục Hải quan các tỉnh biên giới Tây Nam cũng đã có những giải pháp, phương án cụ thể để đối phó với tình hình thực tế tại địa phương.

Tại tỉnh An Giang, ông Trần Quốc Hoàn - Cục trưởng Cục Hải quan An Giang cho biết, để tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên các tuyến, địa bàn bàn quản lý, Cục Hải quan An Giang luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời các đơn vị trực thuộc tăng cường tuần tra, kiểm soát công khai và bí mật trên các tuyến biên giới trong địa bàn quản lý; lập kế hoạch phối hợp tuần tra, kiểm soát với các lực lượng như Đồn Biên phòng cửa khẩu, Công an các huyện thị, Công an xã, thị trấn tại các địa bàn trọng điểm để ngăn chặn, bắt giữ đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế, Cục Hải quan An Giang đã ban hành các kế hoạch chuyên đề, đột xuất và các văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, địa điểm thuộc địa bàn hoạt động của Cục; quyết tâm không để xảy ra tình trạng buôn lậu ồ ạt, hình thành đường dây, ổ nhóm trong địa bàn quản lý.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 33 vụ việc vi phạm và đã xử lý 33 vụ. Đáng chú ý, đơn vị đã ra quyết định khởi tố hình sự 1 vụ vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gồm 65 thùng thuốc bảo vệ thực vật các loại và bàn giao toàn bộ hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Phú để tiến hành điều tra theo thẩm quyền.

Còn với tỉnh Kiên Giang, ông Trương Minh An – Cục trưởng Cục Hải quan Kiên Giang cho biết, nhìn chung, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong 9 tháng đầu năm có phần tăng hơn so với năm trước do hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu dần trở lại bình thường. Từ đầu năm, Cục Hải quan Kiên Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó có phân tích, dự báo tình hình. Đặc biệt, lưu ý tuyến đường hàng không qua sân bay quốc tế Phú Quốc.

Lãnh đạo Cục Hải quan Kiên Giang cho biết, kết quả bắt giữ trong 9 tháng đầu năm là 48 vụ, với tổng trị giá gần 2,6 tỷ đồng. Điển hình như 2 vụ vận chuyển trái phép mặt hàng thuốc tân dược, trị giá ước tính khoảng 1,6 tỷ đồng và 2 vụ vi phạm về hành vi mang ngoại tệ xuất cảnh vượt quá tiêu chuẩn không khai báo, trị giá hơn 700 triệu đồng được phát hiện, bắt giữ tại sân bay quốc tế Phú Quốc.

Tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, Chi cục trưởng Trần So Ny cho biết, trong 10 tháng đầu năm, đơn vị này cũng đã lập biên bản xử lý 24 vụ vi phạm thủ tục hải quan và vi phạm kiểm soát hải quan với trị gia tang vật là gần 93 triệu đồng. Đơn vị đã thực hiện phạt tiền 244,9 triệu đồng; tiền bán hàng tịch thu nộp ngân sách nhà nước là 18 triệu đồng.

Không “nóng” như 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang nhưng thời gian qua, Cục Hải quan Cần Thơ cũng luôn tập trung cao độ trong công tác chống buôn lậu hàng hóa. Theo ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ, đơn vị này được giao quản lý nhà nước về hải quan trên một địa bàn gồm 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh và TP. Cần Thơ. Trên địa bàn có cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, sân bay quốc tế Cần Thơ, khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù nằm sâu trong nội địa nên lưu lượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh (tàu biển, tàu bay) và hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn không nhiều, nên tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới không phức tạp.

Tuy nhiên, Cục Hải quan Cần Thơ đã đã xây dựng, triển khai các kế hoạch kiểm soát hải quan, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 TP. Cần Thơ về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, ma túy, giả mạo xuất xứ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện công tác phòng chống buôn lậu. Qua công tác thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra sau thông quan; kiểm soát hải quan, đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính 154 vụ vi phạm, tổng số tiền xử phạt là 6,52 tỷ đồng. Các sai sót chủ yếu về thực thủ tục, khai sai tên hàng, trị giá, xuất xứ, mã số; khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định...

Tính từ ngày 16/12/2022 đến ngày 15/10/2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.141 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.691,7 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 35 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 97 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 433,5 tỷ đồng.