Buồng thất trái có nốt tăng âm là gì

CÂU CHUYỆN TIM THAI | KỲ 7: NỐT CẢN ÂM SÁNG TRONG TIM THAI NHI (INTRACARDIAC ECHOGENIC FOCI ICEF)

19/09/2018


Câu hỏi:
Bác sĩ ơi, em năm nay 25 tuổi, có thai lần đầu tiên, khi thai được 18 tuần siêu âm 3D kết quả tất cả bình thường, chỉ trong tim tâm thất trái bé có nốt echo sáng d= 1.9mm.
Vậy bé của em có gặp nguy hiểm gì không bác sĩ?

️Phân tích về NỐT CẢN ÂM SÁNG TRONG TIM THAI
Nốt cản âm sáng trong tim là dấu hiệu khá thường gặp ở thai nhi, chiếm tỉ lệ 3-6% thai nhi (Châu Á gặp nhiều hơn khu vực khác, 13% so với 5%)
Chúng thường hiện diện đơn độc (một nốt) trong tâm thất trái 94% nhưng cũng có thể đơn độc trong tâm thất phải 3% hoặc 2 bên.
Kích thước thường là từ 1-4mm, tuy nhiên trong một vài trường hợp không điển hình, chúng có kích thước > 4mm và không đơn độc (có từ 2 nốt trở lên)
Nguyên nhân do vôi hoá của cơ nhú trong tim. Tuy nhiên một vài nghiên cứu do dày lên của dây chằng.
Đa số chúng còn tồn tại suốt thai kỳ (96%). Trong những trường hợp còn tồn tại, khoảng 37% tăng kích thước, 12% giảm kích thước và 51% giữ nguyên kích thước.

️Tóm lại nốt cản âm sáng trong tim:
1. Có thể làm tăng nguy cơ bất thường Nhiễm Sắc Thể, đặc biệt là hội chứng Down (Trisomy 21) nếu nốt cản âm có kèm thêm các yếu tố nguy cơ khác (tuổi mẹ >35 tuổi, Tripple test bất thường, có con trước bất thường NST, các bất thường khác)
Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp, nốt cản âm sáng đơn độc không làm tăng nguy cơ bất thường NST 21
2. Không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh
3. Không gây ảnh hưởng tới chức năng tim

Bác sĩ tư vấn:
Như vậy ở trường hợp con chị, các thông số đều bình thường. Tuổi chị dưới 35 tuổi, không có yếu tố nguy cơ nào khác (Tripple test bất thường NST, các bất thường cơ quan khác,) nên được xếp vào nhóm Nốt sáng đơn độc, không cần chọc ối tim bất thường NST. Các nốt này có thể tồn tại suốt thai kỳ mà không ảnh hưởng đến bé.

Tags: siêu âm tim thai