Bút toán xuất dùng công cụ dụng cụ

Cũng giống như những tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu khác, kế toán cần hạch toán công cụ dụng cụ, theo dõi nhập, xuất, tồn, tính toán phân bổ và kiểm kê công cụ dụng cụ vào mỗi cuối kỳ để kiểm soát chi phí, tránh mất mát.

Cũng giống như những tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu khác, kế toán cần hạch toán công cụ dụng cụ, theo dõi nhập, xuất, tồn, tính toán phân bổ và kiểm kê công cụ dụng cụ vào mỗi cuối kỳ để kiểm soát chi phí, tránh mất mát. Vậy cách hạch toán công cụ dụng cụ như thế nào? hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ ra sao? mời quý độc giả cùng SAPP Academy giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Bút toán xuất dùng công cụ dụng cụ

1. Khái niệm công cụ dụng cụ là gì?

Công cụ dụng cụ là phương tiện sản xuất, đối tượng lao động mà doanh nghiệp cần có để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy hạch toán và theo dõi một cách sát sao sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, hoạt động hiệu quả hơn. Ở một góc nhìn khác, công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ điều kiện để trở thành tài sản cố định.

2. Phân biệt công cụ dụng cụ và tài sản cố định

Công cụ dụng cụ có nhiều điểm tương đồng như sau:

  • Đều là những tư liệu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh (có thể một hoặc nhiều chu kỳ) và bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng.
  • CCDC và TSCĐ đều mang lại giá trị lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai khi sử dụng.
  • Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hồ sơ đầy đủ và dễ dàng xác định được nguyên giá.

Ngoài ra, CCDC và TSCĐ cũng có những điểm khác biệt

Chỉ tiêu

Tài sản cố định

Công cụ dụng cụ

Giá trị

Từ 30 triệu trở lên

(chưa bao gồm thuế GTGT)

Dưới 30 triệu

(chưa bao gồm thuế GTGT)

Thời gian sử dụng

01 năm trở lên

dưới 3 năm

Như vậy, những tài sản không đủ điều kiện theo khoản 1 điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, có thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc nguyên giá dưới 30 triệu đồng thì sẽ trở thành công cụ dụng cụ.

Có thể bạn quan tâm:

Tu Hoc ACCA Từ Đầu Như Thế Nào – Hướng Dẫn Chi Tiết

Cách Đăng Ký Thi ACCA Tại Việt Nam

#Điều Kiện Để Được Cấp Bằng Kế Toán ACCA

Chương Trình Học Bổng ACCA: Thông Tin Và Cách Đăng Ký

3. Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ.

Theo Điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC, có 2 phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:

STT

Loại công cụ dụng cụ

Phương pháp hạch toán

1

Công cụ dụng cụ chỉ sử dụng trong 1 kỳ kế toán và có giá trị nhỏ

Hạch toán trực tiếp vào chi phí trong kỳ

2

Công cụ dụng cụ sử dụng trong nhiều kỳ kế toán hoặc có giá trị lớn

Hạch toán vào TK 242 và hàng tháng theo dõi, phân bổ vào chi phí cho các bộ phận liên quan

4. Hạch toán mua công cụ dụng cụ

4.1. Trường hợp mua công cụ dụng cụ về sử dụng ngay

Khi mua công cụ dụng cụ về dùng ngay thì kế toán công cụ dụng cụ cần xác định được bộ phận sử dụng để đưa vào chi phí cho phù hợp.

  • Nếu CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng trong 1 kỳ kế toán thì kế toán tiến hành ghi nhận chi phí như sau:

Hạch toán theo Thông tư 200

Hạch toán theo Thông tư 133

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111,112: Nếu doanh nghiệp thanh toán ngay

Có TK 331: Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng

Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112: Nếu doanh nghiệp thanh toán ngay

Có TK 331: Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán

  • Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ kế toán thì kế toán công cụ dụng cụ phải hạch toán vào tài khoản 242 như sau:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111,112 : Nếu doanh nghiệp thanh toán ngay

Có TK 331: Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán

5.2. Trường hợp mua công cụ dụng cụ về nhập kho

  • Khi nhập kho, ghi:

Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ tăng

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112 : Nếu doanh nghiệp thanh toán ngay

Có TK 331: Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán

  • Khi xuất kho sử dụng, kế toán công cụ dụng cụ cần xác định ngày đưa vào sử dụng và thời gian phân bổ, đồng thời xác định bộ phận nào sử dụng công cụ dụng cụ.
  • Nếu CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng trong 1 kỳ kế toán thì kế toán tiến hành ghi nhận chi phí như sau:

Hạch toán theo Thông tư 200

Hạch toán theo Thông tư 133

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng

Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ

  • Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ kế toán thì kế toán công cụ dụng cụ phải hạch toán vào tài khoản 242 như sau:

Nợ TK 242: Giá trị CCDC

Có TK 153: Giá trị CCDC

5. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

5.1. Khái niệm và nguyên tắc phân bổ công cụ dụng cụ

Khái niệm phân bổ công cụ dụng cụ là việc xác định, tính toán và chia nhỏ giá trị công cụ dụng cụ vào số kỳ phù hợp để xác định đúng chi phí cho mỗi kỳ sản xuất, kinh doanh, từ đó nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định phù hợp.

Thời gian phân bổ công cụ kế toán cần dựa theo thông tư 96/2015 và tùy thuộc theo thời gian sử dụng thực tế, thông thường là dưới 3 năm.

Nguyên tắc phân bổ công cụ dụng cụ: Kế toán theo nguyên tắc sẽ không được ghi nhận hết công cụ dụng cụ vào chi phí mà phải thông qua tài khoản trung gian 242 để phân bổ dần. Đến khi giá trị CCDC đã đưa hết vào TK chi phí thì giá trị CCDC cũng hết.

5.2. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ tính vào chi phí

  • Công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận văn phòng, ghi:
  • Theo Thông tư 133:

Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

  • Theo Thông tư 200:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

  • Công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận sản xuất, ghi:
  • Theo Thông tư 133:

Nợ TK 1543: Chi phí sản xuất chung

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

  • Theo Thông tư 200:

Nợ TK 6273: Chi phí sản xuất chung

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

  • Công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận bán hàng, ghi:
  • Theo Thông tư 133:

Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

  • Theo Thông tư 200:

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

5.3. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200

Có 2 trường hợp mua công cụ dụng cụ như sau:

  • Mua công cụ dụng cụ và sử dụng vào ngày đầu tiên của tháng (ngày 1), khi đó:

Giá trị phân bổ CCDC 1 tháng = Giá trị CCDC / Số tháng phân bổ CCDC

  • Mua công cụ dụng cụ và đưa vào sử dụng không phải ngày 1 đầu tháng (sử dụng không trọn tháng), khi đó:

Giá trị phân bổ CCDC theo tháng = Giá trị CCDC / Số tháng phân bổ CCDC

Giá trị phân bổ CCDC tháng đầu tiên sử dụng = (Giá trị phân bổ CCDC theo tháng / Số ngày trong tháng bắt đầu sử dụng) x Số ngày sử dụng tháng đầu tiên, trong đó:

Số ngày sử dụng ở tháng đầu tiên = Tổng số ngày trong tháng – Ngày đầu sử dụng + 1.

5.4. Ví dụ cách hạch toán và phân bổ chi phí công cụ dụng cụ

  1. Ví dụ 1: Ngày 01/09/2022, Công ty A mua một bộ bàn ghế trị giá 16.500.000 đồng (đã bao gồm VAT 10%), thanh toán bằng tiền mặt. Bộ bàn ghế này sử dụng cho bộ phận kinh doanh và công ty áp dụng theo thông tư 200.
  2. Hạch toán thời điểm ngày 01/09/2022 mua bộ bàn ghế nhập kho

Nợ TK 153: 15.000.000

Nợ TK 1331: 1.500.000

Có TK 111: 16.500.000

  • Xuất kho sử dụng cho bộ phận kinh doanh bán hàng

Nợ TK 242: 15.000.000

Có TK 153: 15.000.000

Bộ bàn ghế xác định sử dụng trong 3 năm, nên thời gian phân bổ là 3 năm

Giá trị phân bổ hàng năm là: 15.000.000/3=5.000.000

Giá trị phân bổ hàng tháng là: 5.000.000/12=416.667

  • Cuối mỗi tháng, tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ:

Nợ TK 641: 416.667

Có TK 242: 416.667

  1. Ví dụ 2: Ngày 12/09/2022, công ty B mua một bộ máy tính trị giá 9.900.000 đồng (đã bao gồm 10% VAT), thanh toán chuyển khoản. Bộ máy tính sử dụng cho bộ phận quản lý và công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.
  2. Hạch toán thời điểm ngày 12/09/2022 mua bộ máy tính nhập kho

Nợ TK 153: 9.000.000

Nợ TK 1331: 900.000

Có TK 111: 9.900.000

  • Xuất kho sử dụng cho bộ phận quản lý

Nợ TK 242: 9.000.000

Có TK 153: 9.000.000

Bộ máy tính xác định sử dụng trong 2 năm, thời gian phân bổ 2 năm

Số ngày sử dụng trong tháng là: 30-12+1=19 ngày

Giá trị phân bổ trong năm là: 9.000.000/2=4.500.000

Giá trị phân bổ trong tháng là: 4.500.000/12=375.000

Giá trị phân bổ tháng đầu tiên là: 375.000/30x19=237.500

  • Ngày 30/09/2022, phân bổ chi phí trong tháng:

Nợ TK 642: 237.500

Có TK 242: 237.500

  • Từ tháng 10/2022 trở đi, hạch toán chi phí phân bổ CCDC:

Nợ TK 642: 375.000

Có TK 242: 375.000

Như vậy, những kiến thức về hạch toán công cụ dụng cụ đã được SAPP Academy thông tin chi tiết trong bài viết. Hy vọng đó là những kiến thức bổ ích và giúp các bạn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ có thể tham khảo và áp dụng. Nếu còn những vướng mắc liên quan đến kiến thức về kế toán, vui lòng liên hệ với SAPP để được giải đáp.

Chi phí công cụ dụng cụ hạch toán vào đầu?

– “Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu…”. – Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.

Khi nào ghi nhận công cụ dụng cụ?

Điều kiện ghi nhận là Công cụ dụng cụ: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên."

Công cụ dụng cụ trong kế toán tiếng Anh là gì?

Công cụ, dụng cụ (tiếng Anh: Instrument and tools) những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng.

Công cụ dụng cụ có giá trị từ bao nhiêu?

Khái niệm công cụ dụng cụ (CCDC) Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định; thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 vnđ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ; và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.