Ca dao tục ngữ về sự khác biệt

Trước khi muốn người khác tôn trọng bạn, thì bạn cũng phải tôn trọng người khác đó là phép lịch sự tối thiểu. Phép lịch sự nó không chỉ liên quan tới cách thức, thái độ mà nó còn liên quan tới hành vi giao tiếp và cách ăn nói nữa. Vì trong giao tiếp có thể bạn ý bạn nói ra nó và người nghe nghe được giống giống nhau và họ có thể hiểu những ý khác nhau về câu nói. Những câu ca dao tục ngữ về lịch sự, tế nhị, tôn trọng người khác ý nghĩa nhất

Các bài viết liên quan tới chủ đề lịch sự, tế nhị, tôn trọng người khác đáng chú ý:

  • Ca dao, tục ngữ hay về gia đình, tình cảm gia đình
  • Những câu ca dao tục ngữ về ông bà, tình cảm bà cháu, ông cháu
  • Những câu thơ ca dao tục ngữ về anh hùng dân tộc, anh bộ đội
  • Những câu ca dao tục ngữ về anh em, chị em, tình cảm anh chị em

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng muốn được mọi người tôn trọng, yêu thương và giúp đỡ mình. Sự mong muốn đó là điều hiển nhiên, vì có ai muốn mình bị người khác xa lánh, bị xem như tội đồ trong cuộc sống đâu. Để có được những tình yêu thương, quan tâm giúp đỡ mọi người chúng ta nên có những hành động yêu thương và đối xử tốt với mọi người. một trong những điều mà chúng ta muốn trong xã hội này là được mọi người tôn trọng, vậy muốn được mọi người tôn trọng thì chúng ta nên làm gì, chúng ta nên có những hành vi lịch sử và tế nhị, thể hiện tự tôn trọng người khác.

Ca dao tục ngữ về sự khác biệt

Lịch sự và tôn trọng người khác là chìa khóa của nhiều cơ hội và thành công, cũng sẽ giúp cuộc sống của bạn vui vẻ hơn

Hành vi lịch sự và tế nhị của ta được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, hành vi lịch sử tế nhị trong ăn uống, trong nói chuyện, trong vui chơi, sự tế nhị của chúng ta nơi công cộng, hay đối với người khác thì đó là một sự tôn trọng. Cư xử tế nhị và lịch sự là thể hiện tự tôn trọng người khác, không những thế chúng ta còn được mọi người tôn trọng và yêu mến bởi những hành vi lịch sự và tế nhị ấy. Để hiểu rõ về lịch sự, tế nhị và tôn trọng người khác chúng ta cùng đi tìm hiểu các câu ca dao tục ngữ về lịch sự, tế nhị và tôn trọng người khác.

Những câu ca dao tục ngữ về sự lịch sự, tế nhị:

Câu 1:

  • Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

Câu tục ngữ trên thể hiện sự tế nhị, lịch sử trong ăn uống của con người. khi ăn chúng ta nên chọn một vị trí phù hợp để tránh sự phiền hà đến người khác hay sự thiếu lịch sự, tế nhị của mình sẽ làm cho người khác không thích. Đôi khi chúng ta chọn vị trí không đúng cũng ảnh hưởng đến sự tôn trọng người khác của chúng ta.

Câu 2:

  • Học ăn học nói học gói, học mở

Câu tục ngữ trên thể hiện trình tự của con người từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành đó là học, học cách ăn nói, gói, mở. nhưng nghĩa của câu tục ngữ trên còn thể hiện rằng chúng ta cần ăn nói lịch sự, tế nhị và có cách mở và kết thúc lời nói một cách hợp lí, chính xác.

Câu 3:

  • Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
  • Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Đây là câu tục ngữ nói về sự lịch sự và tế nhị của con người trong sự ăn nói, giáo tiếp với người khác. Lời ăn tiếng nói của con người rất quan trọng, nó thể hiện nhân cách một con người, thể hiện sự tôn trọng của người đó với mọi người xung quanh.

Dưới đây, tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về lịch sự, tế nhị:

  • Đất xấu trồng cây khẳng khiu

Những ng` thô tục nói điều phàm phu.

  • Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Nói ngọt lọt tới xương.
  • Đừng khinh dưa muối tương cà

Tuy không lịch sự nhưng mà tự do

  • Đời cha vo tròn đời con bóp méo

Ăn nắm xôi dẻo nhớ nẻo nhà hàng

Chẳng gì tươi tốt bằng vàng

Chẳng gì lịch sự vẻ vang bằng tiền

  • Đêm qua trời sáng trăng rằm

Anh đi qua cửa em nằm không yên

Mê anh chẳng phải mê tiền

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng

Thấy anh em những mơ màng

Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời

Ai ngờ anh đã vội dời gót loan

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn

Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

  • Đi Đâu mà chẳng biết ta

Ta ở Kẻ láng vốn nhà trồng rau

Rau thơm rau húng rau mùi

Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa

Mồng tơi mướp đắng ớt cà

Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên

Anh giúp em đôi quang tám để cho bền

Mượn người lịch sự gánh lên kinh kỳ

Gánh lên chợ mới một khi

Mong cho đến chợ anh thì nghỉ chân!

  • Đó chê đây, đây càng lịch sự

Đó ăn mâm vàng, đây ngự toà sen

  • Anh kia lịch sự đi đàng

Mời anh hãy ghé vào hàng nghỉ ngơi

Tay nâng chén rượu toan mời

Tay gạt nước mắt thiếp ơi chàng về

Chàng về thiếp cũng như mê

Thiếp ở chàng về thiếp nghĩ làm sao

Đôi bên Đông liễu Tây đào

Dạ sầu ngao ngán làm sao bây giờ

  • Đào sâu thì lắm ốc nhồi

Chồng mình lịch sự nửa người nửa ta

Ghen lắm thì đứt đuôi ra

Chồng mình thì tới tay ta phen này

  • Bốn phương sum họp một nhà

Miếng trầu lịch sự chén trà phong lưu

  • Cạn đồng thì uống nước khe

Hết người lịch sự thì ve Chệt già

  • Cạn đồng thì uống nước khe

Hết người lịch sự thì ve người đần

  • Cái đóm là cái đóm đào

Thấy chàng lịch sự em trao điếu bình.

Đôi tay nâng lấy điếu bình

Mời chàng xơi thuốc thấu tình cho em

  • Người ngu chẳng biết xã giao

Những người lịch sự thì nào ai chê

  • Lắm con thêm bận nhà hàng

Lắm nơi lịch sự hơn chàng, chàng ơi!

Chàng thôi thiếp cũng xin thôi

Hồ sen tát cạn, ai hôi mặc chàng

  • Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề

Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu.

Vì tằm em phải hái dâu

Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong.

Lênh đênh chiếc bách giữa dòng

Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết còn gì là xuân?

  • Mê anh chẳng bởi túi tiền

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng

  • Nước có lúc đỏ lúc vàng

Làm nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi

  • Nước sông còn đỏ như vang

Nhiều nơi lịch sự hơn chàng, chàng ơi!

  • Nhà em rau muống tương cà

Tuy không lịch sự nhưng mà sạch trong.

  • Người thanh tiếng nói cũng thanh

Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng.

Đêm trăng sáng chỉ có chừng

Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhaụ

  • Nhác trông lên mái tam quan

Thấy người lịch sự khôn ngoan có tài

Cho nên em chả lấy ai

Dốc lòng chờ đợi một hai lấy mình

  • Nhác trông nhà ngói năm gian

Thấy chàng lịch sự khôn ngoan có tài

Cho nên em chẳng lấy ai

Em quyết chờ đợi một vài ba đông.

Yêu anh em chẳng lấy chồng

Em dốc một lòng chờ đợi lấy anh.

  • Phong lưu mỗi người một cách

Lịch sự mỗi người một kiểu

  • Rau răm cắt (hái) (ngắt) ngọn còn tươi (4)

Những nơi lịch sự thì trời không xe

Những nơi chết rấp bờ tre

Trái duyên trái số trời xe duyên vào

Tiếc thay ba vuông nhiễu đào

Áo gấm không vá, vá vào áo tơi

Bực mình thiếp lắm chàng ơi

  • Tiếc cây nứa tốt có sâu

Tiếc người lịch sự trên đầu có tang.

Tang chồng thì bỏ tang đi,

Tang cha tang mẹ ta thì tang chung.

  • Tang cha tang mẹ trên đầu

Lẽ nào em dám bán sầu mua vui.

  • Ở sao cho được lòng (vừa lòng) người

Ở hẹp người cười ở rộng người chê

Chê là chê mất nề mất nắp

Cao chê ngỏng thấp chê lùn

Béo chê béo trục béo tròn

Gầy chê xương sống xương sườn bầy ra

  • Ai về Phú Lộc gửi lời

Thư nầy một bức nhắn người tri âm

Mối tơ chín khúc ruột tằm

Khi tháng tháng đợi khi năm năm chờ

Vì tình ai lẽ làm lơ

Cắm sào quyết chí đợi chờ bến xuân

Ước sao chỉ Tấn tơ Tần

"Sắc cầm hòa hợp" lựa vần "quan thư"

Đôi bên ý hiệp lòng ưa

Đắp đền công thiếp lại vừa lòng anh

Thiếp thời tần tảo cửi canh

Chàng thì nấu sử xôi kinh kịp thì

Một mai chúa mở khoa thi

Bảng vàng chói lọi có đề tên anh

  • Đừng khinh dưa muối tương cà

Tuy không lịch sự nhưng mà tự do.

  • Đất xấu trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu.

  • Miếng trầu của đáng là bao

Chẳng ăn cầm lấy cho vừa lòng nhau.

Ca dao tục ngữ về sự tôn trọng người khác:

Câu 1:

  • Ai ơi! bưng bát cơm đầy
  • Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu ca dao trên thể hiện sự tôn trọng của con người đối với những người đã làm ra sản phẩm là gạo cho chúng ta ăn. Sự tông trọng này là một sự tôn trọng đúng đắn và hết sức có ý nghĩa trong của sống, bởi chính nhờ họ chúng ta mới có hạt gạo.

Câu 2:

  • Ăn quả nhớ kẻ làm vườn
  • Uống nước phải nhớ nước nguồn chảy ra.

Câu tục ngữ trên có ý nói về sự biết ơn, sự tưởng nhớ những người làm nên cho chúng ta có sự hưởng thụ. Tuy nhiên câu tục ngữ còn có ý tôn trọng, quý trọng những người đã làm nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay.

Dưới đây tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về sự tôn trọng:

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông

Đường đi cách bến cách sông

Muốn qua giòng nước, nhờ ông lái đò!

  • Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớ người đào giếng.

  • Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng.

  • Anh với em như quế với gừng

Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi!

  • Bình Sơn đất mặn đồng chua,

Nhưng mà nhân nghĩa không thua nơi nào.

  • Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng

Nhân nghĩa nào trượng bằng nhân nghĩa phu thê

Dầu anh có lạc Sở qua Tề

Năm ba bữa anh cũng trở về thăm em.

  • Lâu ngày nhớ lại kẻo quên

Tình thân nghĩa cũ có bền hay không?

  • Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Người còn thì của cũng còn

Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi.

  • Người ở xét công vợ chồng xét nhân nghĩa.
  • Nhân nghĩa nào giữ được lâu

Vắng chồng hôm trước hôm sau ngứa nghề!

  • Nợ đòi trả trả vay vay

Nợ tình biết trả đến ngày nào xong?

  • Ra về em nắm áo kéo xây

Bao nhiêu nhân nghĩa trả đây rồi về.

  • Ruộng sâu cấy lúa đứng chùm

Biết ai nhân nghĩa chỉ giùm làm ơn.

  • Sơn cách, thủy cách, lòng không cách

Đường dù xa, nhân nghĩa không xa

Đi đâu anh hãy ghé qua nhà

Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em!

  • Thương ai chữ nghĩa hơn vàng

Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường.

  • Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu

Biết thuyền nhân nghĩa ở đâu mà tìm.

  • Tiền tài phá nhân nghĩa
  • Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm

Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn ơi!

  • Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa.
  • Trên cao đã có thánh tri,

Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ.

  • Vay chín thì trả cả mười

Phòng khi túng lỡ có người cho vay.

  • Vay chín trả mười

Vay đấu trả bồ.

  • Vay một miếng trả một năm.
  • Vay nên nợ (ơn), trả nên nghĩa.

Giao tiếp không chỉ là 1 kỹ năng mà nó là cả 2 nghệ thuật cần được đút kết khi bạn va vấp xã hội gặp gỡ mọi người, và những phép lịch sự tế nhị là những điều cơ bản nhất mà chúng ta cần xây dựng cho bản thân. Bên cạnh đó ngoài lịch sự chúng ta cũng phải tôn trọng tất cả mọi người dù đó là ai nhất là khi chúng ta chưa hiểu nhiều về họ. Vì mỗi người đều có những điểm mạnh điểm yếu không nên coi thường bất kỳ ai trong xã hội. Bạn có thể hơn nhiều người và cũng có thể thua rất rất nhiều người khác nên đừng nên coi thường bất kỳ ai.