Các bước lập dàn ý cho bài văn nghị luận năm 2024

Để giúp các em viêt một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học chỉn chu hơn, hay hơn. Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Lập dàn ý bài văn nghị luận. Hi vọng, sau bài học này các em biết cách lập dàn ý cho một bài văn nghị luận để có thể viết một bài văn nghị luận hay hơn và không bỏ sót kiến thức.

Lập dàn bài, nghe buồn cười nhỉ. Chúng ta ai cũng đã học qua môn Văn Học, sao lại không biết lập dàn, hướng dẫn làm gì?

Bạn có biết: dàn bài có sự khác nhau và thay đổi với mỗi loại tác phẩm văn học, vd: dàn bài của văn nghị luận, bài thuyết minh, văn học.. hoàn toàn khác nhau.

Bạn có biết: tác dụng của dàn bài là gì không? Ngày xưa đi học, bị bắt lập dàn bài hoài, mà có chịu làm đâu

Bạn có biết: dàn bài của các nội dung đăng tải online có giống hay khác với nội dung dạng in giấy?

Nếu bạn muốn biết, lướt sơ qua bài viết nhé.

Tác Dụng Của Dàn Bài

Việc lập dàn ý rất quan trọng mà nhiều bạn không chú trọng đến điều này. Đa số các bạn viết theo những gì mình nghĩ trong đầu, nghĩ tới đâu là viết tới đó. Ví dụ bài văn có thể được chia thành 10 ý chính, những các bạn không ghi rõ ràng ra, không phân chia thành các luận điểm, luận cứ nên khi viết theo mạch cảm xúc thì các bạn sẽ bỏ quên rất nhiều ý. Lúc đó bài văn của bạn sẽ :

+ Ngắn, thiếu ý hoặc bỏ sót ý + Bố cục không tương thích, ý rời rạc xa trọng tâm của đề + Phân chia không hợp lý giữa các luận điểm và luận cứ + Trình tự sắp xếp giữa các đoạn không liên kết với nhau

Bạn thấy đó, chỉ cần bỏ 5 phút thiết lập cho mình một dàn ý, thế là bạn đã có một cơ sở để phát triển bài văn hoàn chỉnh mà không lo sợ mình lạc đề, bỏ sót những ý chính. Một khoảng thời gian nhỏ đó cũng đủ để bạn hoàn thành một bài văn theo đúng bố cục và thang điểm của giáo viên.

Do đó, tác dụng chính của dàn ý là: ‘nhét đủ’ các ý chính vào trong nội dung bài viết + tránh “đi lạc đường xa trung tâm”.

Cách Lập Dàn Bài

  1. Giới thiệu (mở bài)

– Xác định chủ đề

– Nêu rõ luận điểm (ủng hộ, phản đối…)/ mục đích bài viết (thuyết phục, thông báo, cung cấp thông tin, cảnh báo…)

– Xác định độc giả (người đọc mà bạn đang nhắm đến)

* Lưu ý:

  1. Hãy nêu lên cho người đọc biết keyword hoàn chỉnh của bạn là gì, để họ có thể nắm ý chính khi đọc lướt qua mở bài
  1. Ai sẽ đọc bài này của bạn? Là giáo viên, sinh viên, nhân viên văn phòng, trẻ em, các bà mẹ, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chuyên gia… Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc

II. Thân bài (nêu lên nội dung chính)

– Phát triển các ý chính với dạng danh sách 1, 2, 3… hoặc chấm đầu dòng bullet point

– Với mỗi dẫn chứng, minh họa, nguồn, số liệu, hình ảnh, biểu đồ… nên được ghi chú lại và đánh dấu là 1a, 1b, 1c hoặc 2a, 2b, 2c….

– Thu thập lại các nguồn dẫn chứng / tham khảo

III. Kết bài (tóm tắt + kêu gọi hành động)

– Tóm tắt ngắn gọn lại các ý chính trên thân bài

– Kêu gọi hành động từ độc giả (tùy theo nội dung bài viết)

TIPS:

* Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết : Cân nhắc cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác

* Thời gian lấy cảm hứng: Không nên ngắt quãng bước này vì rất dễ mất mạch ý và cảm hứng. Giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện… để sau này có thể dùng tới

* Tìm ý, thu thập thông tin / nguồn, và ghi chép (note): tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, báo cáo….

* Những người có thể giúp đỡ: người hướng dẫn, trợ giảng, thủ thư tìm tài liệu, gia sư, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.

* Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, trang web, nhật kí, các bản báo cáo, infographic, báo in, báo mạng..

* Sắp xếp ý tưởng: với sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ, mindmap…

* Quyết định xem bạn sẽ lập bối cảnh cho câu chuyện, hoặc bài viết ra sao, như thế nào (các mở đầu bài viết bạn muốn như thế nào)

* Xem thêm các định nghĩa ở mục một số thuật ngữ khi viết.

Bí Quyết Để Không Lạc Đường Trong Khi Viết

Khuyến khích các bạn làm các việc dưới đây để luôn theo sát trọng tâm nội dung nhe.

– Gạch những từ trọng tâm về đề tài của bạn (ở đây chính là từ khóa keyword đó). Như thế, bạn sẽ dễ dàng tìm được các dẫn chứng, ví dụ, nguồn tham khảo tương ứng và thích hợp

– Lập dàn ý, xác định các luận điểm chính . Bạn sẽ không sót những ý chính.

– Tìm các dẫn chứng minh họa để bài viết phong phú hơn.

– Trước khi bắt đầu viết bài, bạn nên đọc và tham khảo một vài bài viết khác có nội dung tương tự để dễ phát triển ý tưởng. (Đọc tham khảo như đọc tiểu thuyết thôi nhé, đừng đọc rồi “đạo văn” nha)

– Sau khi hình thành trong đầu mình ý tưởng về dàn ý thì tốt nhất bạn nên ghi ra để khỏi quên và bắt đầu làm thôi.