Các cơ quan của cục viễn thông là gì năm 2024

Theo Điều 1 Nghị định 48/2022/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông

Cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 3 Nghị định 48/2022/NĐ-CP, bao gồm:

- Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bao gồm:

+ Vụ Bưu chính.

+ Vụ Khoa học và Công nghệ.

+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.

+ Vụ Kinh tế số và Xã hội số.

+ Vụ Hợp tác quốc tế.

+ Vụ Pháp chế.

+ Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Thanh tra Bộ.

+ Văn phòng Bộ.

+ Cục Báo chí.

+ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

+ Cục Xuất bản, In và Phát hành.

+ Cục Thông tin cơ sở.

+ Cục Thông tin đối ngoại.

+ Cục Viễn thông.

+ Cục Tần số vô tuyến điện.

+ Cục Chuyển đổi số quốc gia.

+ Cục An toàn thông tin.

+ Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông.

+ Cục Bưu điện Trung ương.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, bao gồm:

+ Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.

+ Trung tâm Thông tin.

+ Báo VietNamNet.

+ Tạp chí Thông tin và Truyền thông.

+ Học viện Công nghệ bưu chính, viễn thông.

+ Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP, Nghị định 101/2020/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể tại Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP, đơn cử như sau:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia; chương trình, đề án về cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực; các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

- Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.

- Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý của bộ; thực hiện dự báo nhu cầu và định hướng phát triển nhân lực thông tin và truyền thông.

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Hôm nay, 15- 8- 2011, đúng vào ngày kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục Viễn thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (tên tiếng Anh là Viet Nam Telecommunications Authority, viết tắt là VNTA).

Các cơ quan của cục viễn thông là gì năm 2024

(SGGPO).- Hôm nay, 15- 8- 2011, đúng vào ngày kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục Viễn thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (tên tiếng Anh là Viet Nam Telecommunications Authority, viết tắt là VNTA).

Theo đó, Cục Viễn thông là Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông trên phạm vi cả nước, theo Quyết định số 35/2011/QĐ-TTg ngày 27-6-2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Cục Viễn thông thành lập trên cơ sở sáp nhập Vụ Viễn thông và Cục quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông (đều thuộc Bộ T-TT). Cục trưởng là ông Phạm Hồng Hải.

Trên cơ sở hành lang pháp lý quy định tại Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông, việc hình thành Cục Viễn thông nhằm tăng cường công tác thực thi pháp luật, quản lý để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường dịch vụ viễn thông, thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực, phù hợp với thông lệ quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, giúp cung cấp dịch vụ viễn thông đa dạng, băng thông rộng đến người sử dụng với chất lượng cao, giá thành hạ song song với việc duy trì và phát triển dịch vụ viễn thông công ích đến mọi vùng miền trên cả nước.

Các cơ quan của cục viễn thông là gì năm 2024
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son phát biểu tại lễ công bố.

Cục Viễn thông sẽ đẩy mạnh công tác theo dõi việc thực hiện các cam kết của các doanh nghiệp viễn thông, quản lý phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối viễn thông, phân bổ kho số viễn thông, việc thực hiện các quy định về giá cước, khuyến mại, chất lượng viễn thông, chủ trì giải quyết các vụ việc cạnh tranh, giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông.

Như vậy, Cục Viễn thông Việt Nam là cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thứ 159 được thành lập trong tổng số 192 quốc gia tham gia Liên minh Viễn thông thế giới (ITU).

Khắc Văn

Thư chúc mừng của Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU)

Kính gửi: ông Phạm Hồng Hải

Tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành nhất nhân sự kiện thành lập Cơ quan quản lý chuyên ngành Viễn thông của Việt Nam, cơ quan chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 15 - 8- 2011.

Việc thành lập Cơ quan quản lý chuyên ngành về Viễn thông ở Việt Nam là minh chứng tuyệt vời chứng tỏ sự trưởng thành của thị trường. Nhân dịp này, tôi trân trọng gửi lời chúc thành công tốt đẹp nhất tới Cục Viễn thông trong vai trò quản lý thị trường hết sức nặng nề, đầy thách thức và cũng rất thú vị. Thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành là công cụ quản lý quan trọng bậc nhất nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia và tôi muốn nhắc lại rằng Cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông- Cục Viễn thông ở Việt Nam có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự hỗ trợ của Liên minh viễn thông quốc tế ITU trong quá trình Cục Viễn thông thực hiện vai trò quan trọng của mình.

Các biện pháp cần thiết đã được tiến hành để xác nhận quyền truy nhập của Cục Viễn thông Việt Nam vào Mạng lưới Các nhà quản lý Viễn thông – diễn đàn rất tốt để chia sẻ kinh nghiệm quản lý viễn thông trên phạm vi toàn cầu. Ngài sẽ sớm nhận được thư mời tham dự Diễn đàn toàn cầu dành cho các nhà quản lý viễn thông (GRS-11) diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 9 năm 2011 tại Colombia, cùng với thông tin về việc tham gia Diễn đàn thảo luận trực tuyến dành cho các nhà quản lý, nơi trao đổi kinh nghiệm của các nhà quản lý toàn cầu (G-REX). Tôi hy vọng ngài có thể tham gia cùng với chúng tôi tại Diễn đàn Colombia, đây là sự kiện được các nhà quản lý trên toàn cầu đánh cao, là diễn đàn quan trọng để chia sẻ quan điểm, học hỏi kinh nghiệm.

Tôi mong chờ và nhiệt liệt chào mừng Cục Viễn thông Việt Nam tại Diễn đàn toàn cầu dành cho các nhà quản lý viễn thông (GRS- 11).