Các giá trị trực quan của Google

Sau bài viết đầu tiên, chúng ta đã hiểu được phần nào văn hóa doanh nghiệp của Google và nhận được ba lời khuyên hữu ích về ý nghĩa công việc, lòng tin và cách lựa chọn nhân sự. Ở bài viết này, JobStack Vietnam sẽ đi sâu hơn nữa vào những quy tắc làm việc cũng như kinh nghiệm đã được Laszlo Bock - tác giả của quyển sách Work Rules đúc kết và tổng hợp trong 15 năm công tác tại Google.

>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp của Google – những quy tắc làm việc tạo nên sự thành công bền vững - Phần 1


4. Đừng nhầm lẫn phát triển với quản lý hiệu quả làm việc

Việc xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc công bằng ở Google hay bất kỳ một tổ chức nào khác, thường có 3 vấn đề cơ bản:

  • “Sự đồng tâm và nhất trí là điều không thể”. Văn hóa làm việc của Google đó là: các Googler (cách gọi thân mật các nhân viên của Google) nhận được rất nhiều sự tự do; mọi quyết định, thay đổi hay đánh giá đều phải dựa vào dữ liệu; các nhân viên rất quan tâm đến tính công bằng. Những điều này vô tình đã gây ra một số khó khăn nhất định cho Ban quản lý trong việc lựa chọn một mô hình đánh giá hiệu quả làm việc phù hợp. Tìm ra một phương án có thể làm hài lòng mọi nhân viên là điều bất khả thi. Vì thế, Google đã ra quyết định bằng cách thử nghiệm rất nhiều đề xuất và sử dụng mô hình khả quan nhất.
  • “Mọi người rất coi trọng việc quản lý hiệu quả công việc”. Các Googler có xu hướng mong đợi vào một hệ thống đánh giá rõ ràng, và thực sự nghiêm túc. Thế nên, cho dù là một thay đổi nhỏ trong một quy trình ít được quan tâm nhất cũng có thể tạo ra những cuộc tranh luận kéo dài.
  • “Thử nghiệm là việc tối quan trọng”. Như đã được nhắc đến, công bằng là yếu tố có giá trị nhất của một hệ thống đánh giá và luôn là ưu tiên hàng đầu trong văn hóa doanh nghiệp của Google. Laszlo Bock tin rằng quy trình kiểm định là một trong những thành phần khác biệt khiến cho Google nhận được gấp đôi sự tín nhiệm của nhân viên so với hệ thống của các công ty khác. Quy trình kiểm định của Google diễn ra sau khi một quản lý nhóm đã đánh giá các thành viên của mình. Sau đó, một cuộc họp bao gồm tất cả các quản lý nhóm để đánh giá lại từng nhân sự một. Nhưng vẫn có khả năng nhóm quản lý này đưa ra những nhận định thiếu chính xác. Vì thế Google đã chu đáo chuẩn bị một báo cáo những lỗi thường mắc trong quá trình kiểm định và yêu cầu mọi quản lý đều phải đọc qua trước khi bắt đầu buổi kiểm định.

>> Nếu bạn có nhu cầu tìm thêm nhân sự IT thì liên hệ ngay với JobStack Vietnam nhé!

Nhưng để xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng và đi đến một thành công bền vững thì với tư cách một quản lý, bạn không chỉ có trách nhiệm cho nhân viên của mình biết về hiệu quả làm việc của họ mà còn phải chỉ cho họ đâu là hướng đi tốt nhất để gia tăng mức độ hiệu quả công việc trong tương lai.

Các nghiên cứu mà Laszlo Bock đã tham khảo chỉ ra rằng, việc gộp chung hai nội dung bao gồm đánh giá năng lực và lộ trình phát triển con người trong một buổi thảo luận khiến cho mong muốn học tập của nhân viên giảm suất. Vì vậy, chúng ta nên xác định những khung thời gian cụ thể và hoàn toàn tách biệt để tiến hành hai quy trình trên nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

5. Tập trung vào hai đoạn chót

Khi hoàn tất công tác đánh giá, chúng ta sẽ có được danh sách nhân sự xếp theo khả năng làm việc giảm dần, dựa vào rất nhiều các chỉ số mà bạn đã đo lường được theo hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc. Trong danh sách này, những vị trí nằm trong 10% đoạn đầu và đoạn cuối rất dễ sắp xếp và cũng là hai đoạn quan trọng mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

Theo Laszlo Bock “hiệu quả công việc của con người trong một tổ chức tuân theo sự phân bố luật lũy thừa đối với hầu hết các vị trí công việc”. Và điều này đã được kiểm chứng bởi Alan Eustace – Cựu Phó giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Google khi ông đã từng phát biểu rằng “một kỹ sư xuất sắc đáng giá gấp 100 lần các kỹ sư bình thường”. Và quan điểm này còn được Bill Gates – Cựu chủ tịch hội đồng quản trị Microsoft củng cố bằng một khẳng định mạnh mẽ hơn “một thợ điều khiển máy tiện xuất sắc yêu cầu mức tiền công cao hơn một thợ điều khiển máy tiện trung bình vài lần, nhưng một người viết code phần mềm giỏi đáng giá gấp 10.000 lần một người viết code phần mềm trung bình”.

>> Đọc thêm rất nhiều blogs hấp dẫn của JobStack Vietnam tại đây nhé!    

Vậy chiếu theo văn hóa doanh nghiệp của Google thì họ đã làm gì với những dữ liệu này? Khen thưởng những cá nhân ở đoạn trên cùng và sa thải những nhân sự nằm ở đoạn cuối? – Không bao giờ!

Google cho rằng, một khi chúng ta đã tin tưởng vào khả năng tuyển dụng của mình và xem nó như một niềm tự hào của công ty, thì liệu rằng ý tưởng loại bỏ số nhân viên kém hiệu quả có đang đi ngược lại với giá trị mà tổ chức đang hướng đến?

Để giải quyết vấn đề này Google thường thông báo cho các nhân viên nằm trong nhóm 5% có hiệu quả lao động kém nhất về kết quả của họ. Sau đó, hỗ trợ họ thiết kế một chương trình đào tạo để cải thiện những kỹ năng cần thiết và “giảng viên” đứng lớp không ai khác đó chính là những nhân viên ở nhóm 5% có hiệu quả lao động cao nhất. Kết quả là “Trong 80% trường hợp, hiệu quả lao động của người đó tăng lên mức trung bình.”

Laszlo Bock đã trình bày quy tắc làm việc này rằng “Những người thuộc “chóp đuôi” chính là cơ hội lớn nhất để cải thiện hiệu quả công việc của công ty bạn, và những người thuộc tốp đầu sẽ dạy bạn đích xác làm thế nào để nhận ra cơ hội đó.”

>> Xem thêm: Laszlo Bock tiết lộ những sự thật thú vị về Google

6. Vừa tiết kiệm, vừa phóng khoáng

Đa số chúng ta đều lầm tưởng những lợi ích của môi trường làm việc lý tưởng mà Google mang đến cho nhân viên đã tiêu tốn của họ hàng “núi” tiền. Nhưng ngoài những hệ thống nhà ăn và xe buýt đưa đón nhân viên. Hầu như những dịch vụ, tiện ích khác mà Google cung cấp thường là miễn phí hoặc tốn rất ít chi phí.

Để có thể chứng minh luận điểm trên, JobStack Vietnam sẽ trích dẫn từ “Work Rules” bảng thống kê chương trình mà Google cung cấp:

STT

Chương trình

Chi phí Google trả Chi phí các Googler trả STT

Chương trình

Chi phí Google trả Chi phí các Googler trả
1 Máy ATM Miễn phí Miễn phí 15 Các nhóm nguồn lực nhân viên Không đáng kể Miễn phí
2 Phá bỏ quan liêu Miễn phí Miễn phí 16 Công bằng về lợi ích Không đáng kể Miễn phí
3 Chương trình gTalent Miễn phí Miễn phí 17 gCareer (chương trình quay lại việc làm) Không đáng kể Miễn phí
4 Hội chợ ngày lễ Miễn phí Miễn phí 18 Ghế mát-xa Không đáng kể Miễn phí
5 Thư viện di động Miễn phí Miễn phí 19 Kén ngủ trưa Không đáng kể Miễn phí
6 Bữa trưa ngẫu nhiên Miễn phí Miễn phí 20 Máy giặt tại chỗ Không đáng kể Miễn phí
7 TGIF Miễn phí Miễn phí 21 Ngày đưa con đến công sở Không đáng kể Miễn phí
8 Sửa xe đạp Miễn phí Có phí 22 Ngày đưa cha mẹ đến công sở Không đáng kể Miễn phí
9 Rửa xe ô tô và thay dầu Miễn phí Có phí 23 Nói chuyện ở Google Không đáng kể Miễn phí
10 Giặt khô Miễn phí Có phí 24 Cho mượn xe điện Vừa phải Miễn phí
11 Cắt tóc và Salon tóc Miễn phí Có phí 25 Mát-xa Vừa phải Có phí
12 Chuyển phát thực phẩm hữu cơ Miễn phí Có phí 26 Đồ ăn miễn phí Cao Miễn phí
13 Khuân vác Không đáng kể Miễn phí 27 Dịch vụ xe buýt đưa đón Cao Miễn phí
14 Các câu lạc bộ văn hóa Không đáng kể Miễn phí 28 Trợ cấp trẻ em Cao Có phí

Từ bảng thống kê trên, ta có thể thấy Google đã khá tiết kiệm trong chi tiêu của mình dành cho những chương trình, tiện ích mà họ cung cấp cho nhân viên. Nhưng một điểm thú vị nữa đó chính là hầu hết các chương trình kể trên đều rất đơn giản, dễ thực hiện mà bất cứ ai cũng có thể sao chép được. “Đơn giản chỉ cần có ai đó trong công ty đi ra ngoài và tìm một người muốn bán thứ gì đó cho các nhân viên, hoặc tổ chức bữa tối, hoặc mời một diễn giả tới thăm. Tất cả mọi người đều có lợi.”  - Laszlo Bock

Thì ra, các chương trình của một môi trường làm việc lý tưởng không quá khó khăn hay tốn kém để triển khai đúng không nào?

Tuy Google luôn cân nhắc và tiết kiệm cho những chi tiêu của tổ chức. Nhưng họ luôn sẵn sàng hào phóng khi các Googler rơi vào những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Một trong những chính sách mà Google không bao giờ muốn dùng đến đó là “Bạn đời của người quá cố sẽ lập tức sẽ nhận được giá trị cổ phiếu chưa được trao quyền sở hữu toàn bộ của Googler đó. Chúng tôi cũng quyết định tiếp tục trả 50% lương của Googler đó cho người còn lại trong vòng 10 năm tiếp theo. Và nếu có trẻ em, gia đình sẽ được nhận thêm 1.000 đô la mỗi tháng cho đến khi bọn trẻ đủ 18 tuổi hoặc 23 tuổi nếu chúng là sinh viên đại học toàn thời gian”

Bên cạnh đó, còn rất, rất nhiều những chính sách phục vụ cho gia đình, sức khỏe của các nhân viên trong văn hóa doanh nghiệp của Google nữa.

Hãy tiếp tục đồng hành cùng JobStack Vietnam trên con đường tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của Google nào!

Văn hóa doanh nghiệp của Google – những quy tắc làm việc tạo nên sự thành công bền vững - Phần cuối